Tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

1.3. Tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Phan

1.3.1. Tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu

1.3.1. Tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu

Phan Bội Châu lúc đầu tên là Phan Văn San (ở Nghệ An nhiều người vẫn quen gọi là ông Giải San), hiệu là Hải Thụ. Khi đi thi lại đổi tên là Phan Bội Châu. Lúc ra nước ngoài thường dùng tên hiệu Sào Nam Tử, Thị Hán.

Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại thôn Đan Nhiệm (Sào Nam), xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, cha làm thầy đồ dạy chữ Hán, mẹ cũng là người biết chữ. Lúc Phan Bội Châu chưa đi học, bà đã dạy cho con học thuộc một số bài trong Kinh Thi. Có thể vì xuất thân như vậy cho nên Phan Bội Châu từ nhỏ đã thấm

30

nhuần tư tưởng Nho giáo cũng như văn hoá Á Đông.

Phan Bội Châu từ nhỏ đã nổi tiếng là người thông minh. Khi ông lên 8 tuổi đã làm thông thạo các loại văn cử tử, đi hạch ở huyện, 13 tuổi đi hạch đứng đầu huyện, làm được văn thơ theo lối cận cổ, các cụ đồ ít đọc sách trong địa phương không hiểu nổi. Nhiều lần đi hạch Phan đứng đầu xứ.

Phan Bội Châu có tư tưởng yêu nước rất sớm. Khi ông mới có 17 tuổi Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, vì lòng yêu nước và căm thù giặc cụ Phan đã viết bài hịch Bình Tây thu Bắc (dẹp giặc Pháp, khôi phục đất Bắc) dán ở gốc đa đầu làng để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào văn thân ở Bắc kỳ. Năm ông 19 tuổi vào lúc kinh đô Huế thất thủ, phong trào Cần Vương nổi lên sôi sục ở Nghệ Tĩnh, Phan đã tổ chức thí sinh quân (đội nghĩa binh gồm những người học trò lớn tuổi đã đi thi) được 60 người nghe theo, định hưởng ứng theo văn thân đánh Pháp. Mọi người hoảng sợ, trách móc người chủ xướng. Từ công cuộc thành lập danh sách thí sinh quân, bị quân Pháp bắt được khiến mọi người vô cùng hoảng sợ đã khiến Phan Bội Châu mở rộng tầm mắt, hiểu được trò ái quốc của mình còn quá buồn cười, trẻ con, chưa có độ trưởng thành về tư tưởng chính trị.

Từ đó ông thay đổi, sống 10 năm ẩn náu, viết Song tuất lục ca tụng những người văn thân chống Pháp ở Nghệ Tĩnh trong hai năm Tuất 1874 và 1886, đi dạy học, đọc binh thư, tìm kiếm bè bạn, chuẩn bị hoạt động với quy mô lớn về sau. Ông đã tập hợp được quanh mình nhiều thanh niên ưu tú và nhiều người thuộc dư đảng Cần Vương đang sống trốn tránh bất hợp pháp.

Năm 1897, Phan Bội Châu vì tội mang sách vào trường thi, bị cấm đi thi suốt đời, ông vào Huế, dùng văn chương làm quen với các nhà khoa bảng trẻ tuổi yêu nước lúc đó đang tụ tập quanh trường Quốc tử giám như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế… Ở Huế nhờ Nguyễn Thượng Hiền, Phan được đọc tân thư, dần dần hình thành chủ trương cứu nước theo đường lối mới. Nhờ sự can thiệp của Khiếu

31

Năng Tĩnh và nhiều người khác, năm 1900 Phan được đi thi lại, đậu giải nguyên trường Nghệ. Trong dịp về Nghệ An này, ông đã cùng với các đồng chí bàn kế hoạch cứu nước, âm mưu tập kích thành Nghệ An – đây là hành động yêu nước theo kiểu cũ, hành động mà sau này Phan gọi là “tập làm trò yêu nước trẻ con . Năm 1902, ông ra Hà Nội liên lạc với Hoàng Hoa Thám.

Năm 1903, ông lại vào Huế rồi lại tiếp tục đi khắp Nam Kỳ, hết ra Bắc lại vào Nam nhằm tạo dựng hệ liên kết với các lực lượng chống Pháp. Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm chọn Cường Để làm minh chủ và thành lập tân đảng (sau gọi là Duy Tân hội). Tân đảng giao cho ông nhiệm vụ sang Nhật cầu viện, chuẩn bị vũ khí để đánh Pháp - một nước rất tân tiến với khoa học kĩ thuật đã phát triển toàn diện. Việc thành lập Đảng một cách hoạt động mới, cho thấy sự đổi mới trong tư tưởng và hành động yêu nước của Phan Bội Châu.

Năm 1905 ông xuất dương sang Nhật. Từ đó ông kêu gọi thanh niên tích cự đi du học tại nước ngoài, tổ chức thành một trung tâm hoạt động cứu nước ở Nhật. Vừa lo sắp đặt tổ chức cho du học sinh học, cho những nhà cách mạng đi lại hoạt động, Phan Bội Châu vừa viết sách giới thiệu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam với nước ngoài (Việt Nam vong quốc sử - 1905, Việt Nam quốc sử khảo - 1908), vừa viết những lời kêu gọi, những bức thư cổ động và chỉ đạo phong trào trong nước (Hải ngoại huyết thư – 190?, Kính cáo toàn quốc phụ lão văn – 190?, Thư gửi Phan Chu Trinh – 1907, Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thư – 1907…). Năm 1908 Pháp yêu cầu Nhật trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam khỏi Nhật Bản, Phan Bội Châu cùng với các đồng chí phải chạy sang Trung Quốc. Từ 1905 đến 1925, ông sống cuộc đời nhà cách mạng lưu vong ở Nhật Bản, ở Thái Lan và nhiều nhất là ở Trung Quốc, chính trong giai đoạn sống lang bạt lưu vong này đã giúp cho Phan Bội Châu có cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn về châu Á.

Năm 1912, do ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Trung Quốc. Sau khi thành lập tổ chức

32

này thì ông chính thức bị quân phiệt Trung Quốc liệt vào dạng phản động, đã bắt giam ông đến tận năm 1917. Sau khi ra tù, ông không từ bỏ con đường cách mạng mà tiếp tục trở về nước để kêu gọi mọi người chống Pháp trong bối cảnh thế chiến thứ nhất vừa kết thúc, Pháp đang trên đà thắng lợi. Dự định không thực hiện được. Từ năm 1920 đến năm 1925, ông viết bài cho mấy tạp chí Trung Quốc.

Sau Cách mạng tháng Mười năm 1920, Phan Bội Châu đến Bắc Kinh để gặp đại sứ Liên Xô. Năm 1924, ông có liên lạc với Nguyễn Ái Quốc lúc đó vừa ở Liên Xô về Quảng Châu. Theo ý kiến của Nguyễn Ái Quốc, ông đã dự định tổ chức lại đảng Cách Mạng Việt Nam theo đường hướng mới canh tân hơn. Nhưng tháng 6 năm 1925, ông bị Pháp lừa bắt ở Thượng Hải và sau đó bị đưa về nước. Thực dân Pháp cũng âm mưu thủ tiêu ông nhưng chính tinh thần liêm khiết, quyết tâm vì nhân dân quên mình của Phan Bội Châu đã khiến hàng triệu con người đứng về phía ông khởi nghĩa. Lần đầu tiên công nhân, học sinh đứng lên hành động chính trị, cùng với nhân dân khắp nơi đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Có người ra trước tòa án tình nguyện chết thay cho ông. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ đó, thực dân Pháp bối rối phải tuyên bố tha bổng nhưng bắt ông phải về sống ở Huế và không được về Nghệ An, quê hương ông.

Từ năm 1926 đến 1940, ông là người tù giam lỏng ở Bến Ngự, sống dựa vào sự giúp đỡ của đồng bào và bạn bè, trong một cảnh thê lương

Đêm nghe con Vá chào ông trộm Ngày báo thằng Nghi kể chuyện tù.

Dù sống trong tình cảnh bị đóng khung nghiêm ngặt trong gông cùm, theo dõi từ chính quyền thực dân, nhưng Phan Bội Châu vẫn âm thầm dạy học, viết sách, truyện ngắn và báo Tiếng Dân. Một số tác phẩm nổi tiếng ghi chép lại hành trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu: Khổng học đăng,

33

Dịch kinh chú giải, Phật học đăng và chép lịch sử hoạt động của mình thành tập Phan Bội Châu niên biểu.

Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 1940. Có thể nói: “Trong một phần tư thế kỷ, ông là ngọn lửa dẫn đường cho dân tộc chống thực dân Pháp giành độc lập. Riêng về mặt văn học, Phan Bội Châu cũng là nhà văn tiêu biểu nhất cho văn học yêu nước thời kỳ đó. So sánh với văn thơ yêu nước trước đây, văn thơ Phan Bội Châu đã thuộc một loại mới. Sáng tác của ông không những đứng đầu về số lượng, chất lượng, tác dụng mà còn phản ánh xu thế, vận mệnh của văn học yêu nước lúc đó rõ ràng nhất, đầy đủ nhất” (Phan Bội Châu, 1990, tr.129).

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)