CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ CHÂU Á TRONG HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH
2.2. Nhận thức về dân tộc của Phan Bội Châu Và Phan Chu Trinh
2.3.2 Nhận thức của Phan Chu Trinh
Khi nhận định về đặc tính người Á Đông Phan Chu Trinh có viết:
Văn minh Châu Âu thì trăm việc gì cũng thái quá, còn Á Đông thì bệnh bất cập, trăm điều bê trễ, con người nhưng không biết nghĩ xa, hèn hạ ít liêm sỉ nên nhất nhất sợ chết, phần nhiều rặt là đủ cả trăm, đều là tư cách làm tôi mọi, còn một hai người thông minh cao thượng thì lại đầy một đầu triết học, coi việc gì cũng nhỏ chẳng cần
66
lo. Bà con dòng giống làm tôi mọi khốn nạn đau đớn là bao nhiêu, cứ chỉ nói việc bao la thế giới (Phan Chu Trinh, tập 3, 2005, tr.184).
Từ đây Phan Chu Trinh nhận thức rất rõ những điều bất cập trong cách suy nghĩ về sinh mệnh và giá trị con người ở các nước Á Đông trong suốt một thời gian dài dùng hệ tư tưởng Nho giáo và chế độ quân chủ để quản lí xã hội. Đó là đa phần nhân dân tự cho mình là tầng lớp thấp kém nên cam chịu, nhẫn nhục không thấy được sức mạnh nội tại của mình. Còn tầng lớp trí thức uyên bác thì mãi nghiên cứu những điều viển vông xa rời thực tế hoặc chọn cách sống xa lánh cõi tục để tâm hồn thanh cao, cuối cùng thì cũng không giúp gì cho dân cho nước. Từ nhận thức này Phan Chu Trinh mới muốn “khai dân trí” để cho người dân có kiến thức có hiểu biết thoát khỏi tư tưởng cũ hình thành tư tưởng dân chủ thì mới có thể cứu nước.
Phê phán chế độ quân chủ nhưng Phan Chu Trinh lại nhận thức rất chính xác về vai trò và tầm quan trọng của việc dùng quân chủ một cách phù hợp và đúng đắn ở xã hội Á Đông thì sẽ giúp đất nước thoát khỏi vòng nô lệ như Nhật Bản và Xiêm La:
Còn cũng có một cái dịp dùng thuyền quân chủ tốt như nước Nhật Bổn, nước Xiêm: Khi người Âu Châu mới qua thì dân ngơ ngác có biết gì. Thế mà nhờ ông vua anh hùng, dưới có các quan đại thần tài trí cầm đầu, đem đang chỉ lối cho dân, thì dân lại tấn tới càng mau, vậy thì cũng là một sự hay. Còn từ đó sắp sau, chỗ nào dân không thể nhờ dịp đó, thì hoá ra vô dụng (Phan Chu Trinh, Tập 3, 2005, tr.275).
Như vậy có thể nói đối với Phan Chu Trinh quân chủ hay dân chủ cũng không quan trọng bằng yếu tố con người hiểu biết và vận dụng nó như thế nào để xã hội tiến bộ, đất nước phát triển. Các nước Châu Á cùng là chế độ quân chủ giống nhau nhưng cách ứng xử giải quyết vấn đề dựa vào điều kiện thực tế của đất nước lại cho ra kết quả khác nhau.
67
Bên cạnh đó Phan Chu Trinh đã nhận thức được nguyên nhân từ đâu mà Nhật có thể có được bước ngoặt để chuyển mình phát triển với tốc độ thần kì như vậy:
Sao các anh không mở mắt mà xem gương Á đông ta, Nhật Bổn nó khôn ngoan, nó gặp văn minh Âu-châu, nó chặt một dao với phong tục cũ, nó đi theo ngay lối mới, nó kêu người Cao Ly, nó kêu người Tàu, hai nước ấy cứ xăn văn mãi, tiếc cái phong tục cũ, không chịu theo mới đến khi nó đến nơi rồi nó trở lại nó đè đầu cỡi cổ, cứ nhắm mắt giữ khư khư lấy phong tục mất nước, đến bây giờ mới mở mắt ra, lại không chịu đứng ngay đậy tìm cho rõ sự đời rồi sẽ nói, cứ nói mơ màng tưởng tượng như người chiêm bao, thì nước nhà trông vào đâu, nòi giống trông vào đâu, chẳng lẽ còn đợi đến lớp cháu lớp chắt nữa sao (Chương Thâu, Phan Chu Trinh toàn tập, Tập 3, 2005, tr.213).
Cụ Phan đã thấy được sự chênh lệch trình độ dân trí giữa Nhật Bản so với các quốc gia Á Đông khác chính điểm mấu chốt để một đất nước đồng chủng đồng văn giống chúng ta nhưng lại có con đường đi khác ta. Cụ cũng nhận thấy rằng con đường này sở dĩ người Nhật thành công là bởi vì họ sử dụng một nền tảng đạo đức luân lý thuần phương Đông vững chắc nhưng không bài xích cái mới của phương Tây mà tiếp thu học tập nó từ đó hình thành nên một xã hội phát triển theo hướng dân chủ phương Tây nhưng vẫn mang những vẻ đẹp truyền thống của một dân tộc Á Đông.
Mặt khác trong “Pháp Việt liên hiệp hậu chi tân Việt” Phan Chu Trinh đã có sự khái lược lại lịch sử Trung Quốc cũng như sự tương đồng và dị biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ cho rằng:
Trung Quốc ở vào phía giữa Đông Á. Bọc quanh phía nam đều là các nước nhỏ. Tuy có sự nổi loạn nhưng không đủ là mối lo; ngoại hoạn thường nổi lên ở phía Bắc. Ấy là Hiễm Doãn đời Chu, Hung Nô đời Tần Hán, Đột Quyết đời Đường, Khiết Doan đời Ngũ Quý, Liêu, Kim,
68
Nguyên đời Lưỡng Tống, tiên Mông Cổ đời Minh. Cho nên từ đầu đến cuối dân tộc Trung Quốc đều lấy việc đối phó với kẻ địch phương Bắc là vấn đề lớn nhất xưa nay (Phan Chu Trinh, Tập 3, 2005, tr.59).
Còn ở Việt Nam thì lấy vấn đề chống phương Bắc làm vấn đề lớn từ khi đất nước mới hình thành. Để đối phó với phía Bắc Trung Quốc thường ưa chính sách hoà hoãn lấy vật chất để đổi hoà bình. Sau này khi các nước thực dân đến triều đình phong kiến Trung Quốc vẫn sử dụng chính sách này chứ không kiên quyết đấu tranh đến cùng. Phan Bội Châu cũng nói đến việc nước ta chịu ảnh hưởng từ văn hoá và lịch sử của Trung Quốc và cách người Việt tiếp thu những điều đó khiến cho tư tưởng của người Việt cũng lạc hậu cổ hủ không theo kịp thời đại : “Không ai như nước ta khi hấp thu văn minh Trung Quốc, không phân biệt tốt xấu, lựa chọn không tinh, được không bù mất […]
có khi tự coi là người Trung Quốc là người văn minh, lừa đội lốt hổ, hiêu hiêu tự cho là lớn, vàng thau lẫn lộn, bơ vơ không có chỗ mà nương” (Phan Chu Trinh toàn tập, Tập 3 ,2005, tr.59). Như vậy với vốn hiểu biết sâu rộng của mình và bằng cái nhìn tương quan đối chiếu với Việt Nam Phan Chu Trinh đã nhìn ra những điểm lỗi thời lạc hậu của Trung Quốc khiến cho nước này bị các nước thuộc địa chia năm xẻ bảy.
Thời kì này Phan Chu trinh cũng nhận thức được sự chuyển mình của hệ hình tư tưởng ở Trung Quốc và Triều Tiên; “ Nước Tàu, Triều Tiên và nước chúng ta đã suy sụp từ đời Tống và Minh bởi vì chúng ta đã phạm sai lầm lớn là theo văn hoá đạo Khổng. Nước Tàu và Triều tiên từ 30 năm nay đã hiểu thấu cái sai của họ đã cố gắng để tự giải thoát. Tuy bệnh của họ chưa khỏi hẳn nhưng sức khoẻ các nước này đã được cải thiện rõ.” (Phan Chu Trinh, tập 3, 2005, tr.193). Rõ ràng ở đây Phan Chu Trinh đã nhận thấy được cả Trung Quốc và Triều Tiên đang dần rũ bỏ những học thuyết mà họ xem như là thánh lệnh để chuyển mình thay đổi cho phù hợp với thời đại. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết đối với Việt Nam là phải canh tân nếu không muốn nằm mãi
69 trong đêm trường tăm tối.
Ý thức được sự tiến bộ hơn của Nhật Bản và Trung Quốc so với nước ta trong thời kì này nhưng Phan Chu Trinh hiểu rất rõ là không thể dựa vào họ để giành độc lập cho nước nhà vậy cho nên Phan Chu Trinh đã từng phê phán Phan Bội Châu khi cầu viện Trung Quốc và Nhật Bản;
Nay đã biết không thể làm mà cầu ở Trung Quốc, mà cầu ở Nhật Bản thì rõ ràng ông ấy tự biết người nước ta không địch được Pháp. Sinh trong thế giới ngày nay mà không biết Trung Quốc tự cứu mình chưa xong, Nhật Bản sức không làm được…Nay nếu cầu mà được, Trung Quốc có thể cậy, Nhật Bản sẽ tới, thì rước hùm beo vào giành giật nhau trong nhà cho vui, đem rắn rết vào chiếm cứ trong nhà cho tốt, thì kế cũng dở vậy (Phan Chu Trinh, Tập 3 , 2005, tr.85).
Vậy nhờ những năm tháng sống ở Pháp Phan Chu Trinh đã có cái nhìn đúng đắn hơn về văn minh và sức mạnh của các nước đế quốc cho nên ông cho rằng chỉ khi nào dân Việt tự cường được thì mới có thể cứu thoát mình chứ không phải dựa dẫm vào bất kì một quốc gia nào. Mà muốn tự cường thì không còn con đường nào khác là phải học hỏi văn minh từ nước đang cai trị mình, làm cho dân mình tiến bộ trước rồi mới giành độc lập sau chứ không phải ôm lấy cái phao mỏng manh từ bên ngoài.
Sự tác động sâu sắc của quan điểm Tân thư đã hình thành nhận thức của Phan Chu Trinh về Châu Á:
Từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, từ khi đi học cho đến khi thi đậu, làm quan, không có ai biết mình, mà cũng không lúc nào đắc chí. Ấy là từ nhỏ ở nhà nói ra những lời bi thời mẫn thế, thầy học cho là ngu cuồng. Đến khi thi đậu ra làm quan, thường thốt ra những lời than bi thời mẫn thế, quan bộ trưởng và các bạn làm quan cho là cuồng ngu hoặc cớ sau lại ngu cuồng như thế, mà tôi cũng không tự biết, chỉ cười
70
vui vẻ nhận lấy mà thôi. Đó là chân tướng của tôi trong thời đại khoa cử vậy. Đến ngày kia có sách mới mà đọc thì thích lắm, nói: “Đây chính là thời hữu dụng của kẻ ngu cuồng. Ta đem cái chí cuồng nhu của ta, thi hành chính sách ngu cuồng của ta, chưa hẳn không có ích cho quốc dân (Phan Chu Trinh, tập 3 ,2005, tr.71-72).
Tư tưởng Tân thư đã ảnh hưởng sâu rộng đến Phan Chu Trinh ở rất nhiều lĩnh vực tư duy, từ chính trị, kinh tế, văn hoá, đến xã hội, giáo dục,...Về chính trị, tư tưởng cách mạng vô sản đã tạo nên sự bùng nổ trong quá trình vỡ ra nhận thức của nhà chính trị gia. Nổi bật trong trào lưu tư tưởng này là các nhà tư tưởng nổi tiếng như Vonte (Voltaire 1694 – 1778), Môngtetxkiơ (Montesquieu 1689 – 1755), Rútxô (Rousseau 1712 – 1778). Tại Nhật Bản, những tư tưởng đó ăn sâu vào đời sống chính trị xã hội, do đó, ảnh hưởng đến bộ phận du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, từ du học sinh mà ảnh hưởng khả năng tiếp nhận vào Việt Nam. Tất cả những trào lưu đó đã được Phan Bội Châu nghiên cứu và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc.
Trong giai đoạn này, các nhà tư tưởng phương Tây có nhiều học thuyết tác động đến Phan Chu Trinh, trong đó có tinh thần dân chủ - đây cũng là cốt lõi của cách mạng dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX. Với sự ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm nền dân chủ Pháp, Phan Chu Trinh đã đặt sứ mệnh đấu tranh bằng con đường hoà bình lên cao nhất. Tập trung điều chỉnh tư duy người tham gia cách mạng, cổ vũ sự đấu tranh bằng tinh thần văn minh và lên án bạo lực.
Để thể hiện những quan điểm trong Tân thư mà nhà chính trị Phan Bội Châu đề cao, ông đã chỉ ra những mặt hạn chế của thời cuộc vào giai đoạn cách mạng chưa được soi chiếu bởi tư tưởng Tân thư:
Thời ấy, sống chết trọng hệ, được thua còn mất, cách nhau một sợi tóc, phải cậy vào một vài chí sĩ hiểu rõ thời cuộc, định trước phương châm, làm kẻ chỉ đường cho dân. Không như buổi gia thời cũ và mới,
71
kẻ thông đạt thì ít, kẻ ngoan cố thì nhiều, cái sai lầm ác độc của nhà bác cổ chưa được gội sạch trong não, cảnh lạ lùng quái gỡ của năm đại châu, chợt đã biến huyễn ở trước mắt, hiện hình biến tướng, chẳng không, chẳng ngu, say sưa hô bậy, chẳng mới chẳng cũ (Phan Chu Trinh toàn tập, tập 3, 2005, tr.63).
Từ khi được tiếp cận với Tân thư, tư duy của Phan Chu Trinh đã thay đổi rất nhiều:
Từ khi sách mới (Tân thư) dịch của châu Âu du nhập, mới hiểu rõ tiền đồ sống chết của dân tộc ở trong đại thế mạnh yếu của năm châu. Cái đặc tính vĩ đại của dân tộc ngàn năm, cái linh chất sáng suốt, vì học thuyết của khoa cử che lấp, mà bị chìm đắm ẩn nấp ở bên trong, không thể tự trở thành phát đạt để mưu sự sống còn, đến nỗi gần như mất, chết mà không tự biết. Một sớm kia bỗng nhiên mê mộng mới bị phá, như vén mây mù mà thấy trời xanh, như ra khỏi trời tối mà thấy mặt trời mặt trăng. Lấy đó mà suy nghĩ, thì có thể biết vậy (Chương Thâu, Phan Chu Trinh, tập 3, 2005, tr.62-63).
Từ những bước đầu tiếp cận tân thư, Phan Chu Trinh đã tìm thấy ánh sáng của con đường phát triển cách mạng dân tộc, tìm ra lối thoát cho nhân dân trước ách thống trị của thực dân.
Phan Chu Trinh cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng canh tân của các nhà cách mạng Trung Quốc như Khang Hữu Vi (1858 – 1927), Lương Khải Siêu (1873 – 1929), Tôn Trung Sơn (1866 – 1925). Tư tưởng của các nhà chính trị này đề cao tư tưởng nhân quyền, và có sự tác động, đả phá mạnh mẽ đối với quan niệm “Thiên bất biến, đạo diệc bất biến” về chính trị nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp phong kiến. Điều này đã kìm hãm sự phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc và Việt Nam.
“Khang Hữu Vi nổi bật với tư tưởng “đại đồng” lý tưởng, thiên hạ là
72
của chung, mọi người đều bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt giàu nghèo, nam hay nữ, thần hay người, chủng tộc này hay chủng tộc kia, mọi người đều có quyền lợi như nhau”. (Doãn Chính, 2012, tr.1264) Xuất phát từ quan điểm tư tưởng đại đồng, mọi người đề cao lối sống không chịu khuôn phép của vua chúa, hướng tới công bằng xã hội để mọi người đều cùng cố gắng đấu tranh vì quyền lợi của mình. Khang Hữu Vi cũng là người đặt ra thuyết Tam thế, tập trung nhấn mạnh sự vận động liên tục của xã hội và con người. Đây là quan điểm khá tiến bộ, tuy nhiên, lại mang đậm màu sắc tư bản, chưa thực sự vì lợi ích của quần chúng nhân dân và còn ảnh hưởng nặng nề bởi chế độ phong kiến.
Tiếp nhận quan điểm của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu lại có sự cách tân mới mẻ hơn cùng chủ trương “biến pháp duy tân” tức là đổi mới quan niệm về cái gọi là “quốc gia”: “Quốc gia không thể xem là “tài sản tư hữu của vua chúa khanh tướng” mà phải là “của chung của dân chúng trong nước. Tư tưởng của ông thể hiện một sự đổi mới khá triệt để so với tư tưởng tôn quân quyền trong Nho giáo” (Doãn Chính, 2012, tr.1265). Theo quan điểm này, quốc gia của suy nghĩ cũ là vua hoặc của một chế độ cầm quyền thao túng thế lực, quyền hành, vật chất, còn "biến pháp duy tân" đánh mạnh vào quyền lợi của toàn thể dân chúng. Lương Khải Siêu đề cao vai trò của nhân dân trong việc canh tân đất nước. Hai tư tưởng của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu có sự tiếp nối và tạo tiền đề cho Phan Chu Trinh duy trì học thuyết canh tân của mình. Ông đã tiếp thu và có sự sửa đổi để phù hợp với tình hình chính trị trong nước.
Thêm vào đó, khi nghiên cứu nhiều vấn đề thuộc Tân thư, Phan Chu Trinh còn hoà trộn giữa tư tưởng Trung Quốc và Nhật Bản, Pháp, các nước phương Tây nói chung. Ông nhận ra tư tưởng phong kiến hủ lậu đã không còn thức thời nữa, cần học hỏi những học thuyết tiên tiến trên thế giới để có thể áp dụng vào cách mạng Việt Nam. Phan Chu Trinh bắt tay ngay vào việc chấn
73
chỉnh lại lý tưởng cách mạng chống thực dân Pháp bằng các hoạt động mạnh mẽ. Ông chú trọng dẫn đầu lật đổ chế độ phong kiến thối nát, tập trung xây dựng hệ thống giáo dục cộng đồng, đưa ra nhiều đổi mới trong văn hoá, kinh tế, xã hội, đặt con người là trung tâm của dân chủ. Những cuộc cải cách diễn ra trong diện rộng, bắt đầu từ miền Trung và dần lan rộng khắp cả nước. Đông đảo quần chúng nhân dân đã tham gia phong trào cải cách này như một cách vượt thoát khỏi xã hội và chế độ thối nát cũ. Những tư tưởng dân chủ, cách mạng khai sáng Pháp càng được Phan Chu Trinh áp dụng trong việc phát động cải cách và trở thành nhà cách mạng tiên phong trong phong trào yêu nước.
Tóm lại nhận thức về Châu Á giúp Phan Chu Trinh thấy rõ được sự khác biệt giữa Châu Âu và châu Á trên con đường văn minh tiến bộ từ đó lựa chọn đi theo con đường cách mạng của phương Tây đó là cách mạng dân chủ tư sản.