Sự kế thừa tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh trong phong trào giải phóng dân tộc

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 113 - 119)

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

3.3. Tính kế thừa và đặt nền tảng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh 106 1. So sánh tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh với các nhà

3.3.2. Sự kế thừa tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh trong phong trào giải phóng dân tộc

3.3.2.1. Tính kế thừa và đặt nền tảng của Phan Bội Châu trong phong trào giải phóng dân tộc

Những nhận thức về Châu Á góp phần rất lớn để hình thành nên tư tưởng giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu vào đầu thế kỉ XX. Qua nhận thức của Phan Bội Châu ta cũng thấy được quá trình du nhập tư tưởng dân chủ tư sản vào các nước Á Đông đặc biệt là Việt Nam. Cũng chính từ những nhận thức về Châu Á so sánh trong mối tương quan giữa các nước phương Tây có thể tạo ra những gợi ý cho tư duy của lãnh tụ các phong trào yêu nước. Vậy có thể nói thông qua tư tưởng của Phan Bội Châu ta thấy được tính chuyển tiếp về mặc tư tưởng của các nhà Nho yêu nước của Việt Nam trong thời kì này.

Nó đã đặt nền móng cho sự thay đổi hệ tư tưởng của người Việt sau này Phan Bội hoạt động cách mạng vì “mục đích cốt khôi phục Việt Nam, lập nên một chính phủ độc lập, ngoài ra, chưa có chủ nghĩa gì khác” (Phan Bội Châu, 1990, tr.11). Thế nhưng, tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu thể hiện ra khi đàm đạo với các chính khách Nhật Bản vẫn chưa có sự quyết liệt, mạnh mẽ: “ Mục đích của đảng chúng tôi bây giờ cốt thiết hơn hết là làm cách nào bắt buộc người Pháp trả quyền độc lập cho chúng tôi, còn như quân chủ hay dân chủ lại là một vấn đề khác, giờ chưa nghĩ đến” (Phan Bội Châu, 1990,

108 tr.183)

Từ việc nghiên cứu và học hỏi Tân Thư đã trở thành cột mốc quan trọng giúp Phan Bội Châu thấy được ý nghĩa quan trọng của việc chọn lựa nhiệm vụ chính trị hàng đầu: "trước hết phải chọn chủ nghĩa cho vững vàng”

(Phan Bội Châu, 1990, tr.156), Phan Bội Châu xuất thân là một nhà Nho và sống lên bên trong xã hội phong kiến cũ nên ông hiểu rõ những mặt hạn chế của triều đình Nguyễn. Ông dần hình thành từ việc nâng cấp quan điểm, tư tưởng để tiệm cận gần hơn với việc thống nhất trong các chủ trương liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống. Sự ra đời của Duy Tân Hội và sau này là Việt Nam Quang Phục Hội là đảng chính trị của nhân dân, vì nhân dân đã thể hiện tư tưởng mới mẻ và tiến bộ trong việc khẳng định quyền lực của nhân dân của Phan Bội Châu vào thời điểm năm 1907.

Tư tưởng chính trị trọn vẹn, đặt ra nhiều vấn đề và giải quyết vấn đề theo quan điểm nhìn nhận tiến bộ đã giúp Phan Bội Châu tạo một luồng sinh khí mới giúp cho chính trị trong lịch sử Việt Nam cận đại được phát triển đúng hướng hơn, và soi đường cho các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.

3.3.2.2. Tính kế thừa và đặt nền tảng của Phan Chu Trinh trong phong trào giải phóng dân tộc

Phan Chu Trinh đề cao quan điểm “một chủng tộc muốn như chủng tộc văn minh chỉ có tự lập tự cường”. Do đó, trong công cuộc đổi mới phải hướng đến xây dựng, củng cố và phát triển bản lĩnh của dân tộc. Từ phong trào cách mạng Phan Chu Trinh đã phân tích, đặt ra những chiến lược cách mạng phù hợp để thích ứng với tình hình xã hội - lịch sử thời đại của đất nước.

Kế thừa lớn nhất từ nền tảng của Phan Chu Trinh là tình yêu nước, ý thức tự lập, tự cường, làm sao để áp dụng những cải cách tiến bộ vào việc hiện thực hoá quyết tâm của nhân dân trong quá trình hội nhập đất nước. Từ đó, đề cao sự phát triển của đại đoàn kết dân tộc, nêu cao ngọn cờ dựng nước, giữ nước,

109

cổ vũ tinh thần đứng lên chống giặc ngoại xâm của quần chúng nhân dân.

Trong quá trình phát triển, Việt Nam cần tiến hành cuộc đấu tranh để thoát khỏi những tư tưởng hủ lậu và thoát khỏi nạn đói, sự nghèo khổ và đặc biệt chống lại các thế lực xâm lược hăm he chiếm giữ đất nước, đi đến bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Để thực hiện được điều trên, chúng ta phải cố gắng, nỗ lực, tìm tòi, học hỏi cách củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc khắp mọi miền đất nước.

Cùng với việc gìn giữ và kế thừa tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết toàn dân, việc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Việt Nam cần bảo vệ, gìn giữ, phát huy từng bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế. Loại bỏ những điều lạc hậu cũ để đi đến tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, phát kiến những quy trình tổ chức, quản lý mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Chúng ta phải nỗ lực đưa những tinh hoa văn hóa dân tộc sánh ngang với cường quốc năm châu, để cái giá trị ngoại bang cũng có thể hội nhập làm đầy hơn văn hoá dân tộc. Đồng thời, nhiệm vụ cấp thiết kế tiếp là quyết liệt loại bỏ những góc khuất tiêu cực, làm lệch lạc đi bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc,hướng đến hành trình xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

Phan Chu Trinh đã nhận thức được nhiệm vụ quan trọng tối cao của cách mạng Việt Nam là: khôi phục độc lập dân tộc, khôi phục lại chủ quyền đất nước. Nhằm đạt được mục đích này, điều cần làm trước nhất là thức tỉnh dân tộc ta khỏi sự bám víu, phụ thuộc vào chế độ chuyên chế phong kiến đã lỗi thời. Song song đó, để bắt kịp xu thế hội nhập trên thế giới, Phan Chu Trinh đã nhấn mạnh cần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu công bằng xã hội, về phân phối lợi ích và cơ hội phát triển cho tất cả mọi người. Nhận thức tư tưởng của Phan Châu muốn tập trung định hình mục tiêu dân chủ, phát triển quyền sống của con người.

110

Từ nền tảng xây dựng của Phan Chu Trinh, con người trong xã hội hiện đại trở thành hạt nhân cần sự nỗ lực hoàn thiện cả về nhân cách, năng lực, khả năng sáng tạo. Mà muốn đạt được những điều như vậy đòi hỏi phải cần có con đường phát triển giáo dục đúng đắn văn minh khoa học. Vì thế trong xã hội hiện nay nhà nước ta luôn đầu tư cho giáo dục hướng việc dạy dỗ thế hệ mai sau theo những tiêu chí mà Phan Chu Trinh đã gợi ra trong thế kỉ trước như tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến từ phương Tây nhưng vẫn chú trọng giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống văn hoá của dân tộc, kế thừa truyền thống cách mạng phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó giống như những gì Phan Chu Trinh đã gợi ra giáo dục ngày nay cũng chú trọng đến đạo tạo các ngành nghề chuyên biệt để xây dựng một đội ngũ trẻ thành thạo nghề nghiệp phục vụ cho cuộc sống của mình và xây dựng đất nước.

Một phần không thể thiếu trong bất kỳ giai đoạn nào, dù là trong thời chiến hay trong hòa bình hội nhập, phải luôn nuôi dưỡng trong bản thân công dân mỗi người về tinh thần yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ đất nước cao.

Tư tưởng phát triển dân khí và dân sinh theo Phan Chu Trinh luôn đặt người dân là đối tượng cần được quan tâm và phát triển nhiều nhất. Thêm vào đó, trí thức là một nhiệm vụ cấp bách để nhận thức, bàn luận, đề xuất những vấn đề mới trong xã hội. Đây là yêu cầu vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài. Do đó, nâng cao dân trí là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong tư tưởng của Phan Chu Trinh. Dân quyền sẽ được đề cao trên cơ sở nâng cao dân trí.

Từ những giá trị nền tảng mà Đảng đã tiếp thu được từ học thuyết Phan Chu Trinh, tình yêu nước, ý thức dân tộc, khả năng học hỏi, trau dồi tri thức để xây dựng dân giàu nước mạnh luôn là bước tiến tiên phong câp thiết trong việc xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

111

3.3.2.3. Tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã có những đóng góp cho tư tưởng tìm đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Ngay từ đầu thế kỷ 20, tư tưởng duy tân, dân chủ của phương Tây đang được truyền bá sang Việt Nam do con đường sĩ phu du học yêu nước.

Những “tân thư, tân văn” từ Trung quốc đã bắt đầu sang nước ta.

Một số người yêu nước Việt Nam cho rằng: Tự ta không đủ sức đánh đuổi được thực dân Pháp. Muốn đánh Pháp phải cầu viện ở nước ngoài. Vì vậy, đầu năm 1905, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ sang Nhật cầu viện mở đầu cho cuộc “Đông Du”. Hàng trăm thanh niên Việt Nam bí mật sang Nhật học nhiều ngành nghề. Từ Nhật cụ Phan đã gửi về nước nhiều “tân thư”, nhiều tác phẩm kêu gọi nhân dân Việt Nam làm cách mạng. Những bài thơ của cụ được bí mật truyền tụng trong nhân dân làm sôi động lòng người. Một số nhà nho yêu nước đang làm quan cho triều Nguyễn đã cáo quan không chịu hợp tác với giặc, về quê tham gia luận bàn việc nước. Đáng chú ý là năm 1905, ông Phan Chu Trinh, bạn đồng khoa với cụ Huy đã bất hợp tác với giặc, treo ấn từ quan.

Cụ đã đứng ra hô hào nhân dân hợp quần ái quốc, xây dựng dân quyền, và đã tổ chức các cuộc diễn thuyết công kích nền giáo dục thối nát của triều đình Huế. Sự chống đối nền giáo dục lúc này của các sĩ phu yêu nước tuy không có ý nghĩa cách mạng đáng kể nhưng đó cũng là một bằng chứng nói lên rằng tư tưởng duy tân đã và đang trên đà phát triển.

Những sách báo trong thời kỳ này như Nam quốc giai sự, Nam quốc vĩ nhân, Quốc sư giáo khoa hoặc một số sách báo khác đều thắm đượm tinh thần yêu nước, thúc giục mạnh mẽ thanh niên Việt Nam yêu nước sớm nhận thức được kẻ thù dân tộc để có một chí hướng mới.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã làm rõ vấn đề giá trị trong nhận thức về châu Á của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước. Về đóng góp, cả hai nhà chính trị đều muốn đưa tân học vào tiến trình phát triển của đất

112

nước. Thế nhưng, mỗi người lại có một hướng phát triển riêng. Nếu Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo lực để làm cách mạng thì Phan Chu Trinh trái lại, ông phản đối bạo động cách mạng và mong muốn dùng phương pháp cầu viện trợ từ Pháp để xóa bỏ chế độ phong kiến và sau đó là giành độc lập cho dân tộc. Thêm vào đó, cả hai đều chưa ý thức được vai trò của giai cấp công nông binh trong cách mạng dân chủ. Phan Bội Châu muốn duy trì nền quân chủ, Phan Chu Trinh lại muốn có một chế độ quân chủ lập hiến do một ông vua không có quyền đứng đầu. Dù cả hai đều đã đưa quyền lợi dân chủ lên cao, mong muốn đặt trọng tâm nhân dân là chính, làm mọi cách để phát triển đời sống nhân dân, khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm phát triển kinh tế - văn hoá, nhưng lại ít nhiều chưa đề cập đến vai trò cách mạng của giai cấp này trong quá trình cách tân xã hội.

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)