CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
3.1. Giá trị trong nhận thức về châu Á của Phan Bội Châu và Phan Chu
3.1.1. Giá trị trong nhận thức về châu Á của Phan Bội Châu
Từ những giá trị tư tưởng học tập từ Nhật Bản, Phan Bội Châu đã tiến hành phát động phong trào Đông Du. Tháng 2/1906 tại Nhật Bản, cương lĩnh Duy Tân Hội được in và công bố: “Đánh đổ Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết nước quân chủ lập hiến” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 112). Theo bản cương lĩnh này, Phan Bội Châu chỉ rõ Việt Nam cần phải xác lập tư tưởng dân chủ sớm hơn, để thoát ly khỏi quân chủ lập hiến. Tư tưởng này cũng đã lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm khác của ông trong thời kì này: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải Ngoại huyết thư (1906), Tân Việt Nam (1907), Việt Nam quốc sử khảo (1908)… Để thay đổi tư tưởng đại quần chúng từ nền quân chủ lập hiến sang dân chủ là một hành trình chông gai và nhiều thử thách, Phan Bội Châu cũng gặp thêm nhiều luồng tư tưởng mới từ Nhật Bản và Trung Quốc buộc Phan Bội Châu phải điều chỉnh và củng cố liên tục cương lĩnh của mình.
Bối cảnh bấy giờ, triều đình nhà Nguyễn lại đang thất bại trước Pháp, lại thêm tâm lý yếu hèn của vua quan triều Nguyễn khiến cục diện ngày càng tệ. Từ nhỏ, phải sống trong cảnh nhiễu nhưỡng, Phan Bội Châu đã nêu cao tinh thần sẵn sàng “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”. Sự trải nghiệm thất bại giúp ông hiểu rằng muốn đấu tranh vũ trang thắng được thực dân Pháp cần vượt qua phạm vi phong trào Cần Vương và chuẩn bị được 3 nội dung: Lực lượng, tiền quỹ và vũ khí hiện đại. Vào khoảng thời gian năm 1904, 1905, sau lúc thành lập Duy Tân Hội thì nỗ lực của ông phần nào thành tựu như ông nói trong Ngục Trung thư:
96
Lúc bấy giờ, những nghĩa dân hiệp sĩ khắp trong nước đã liên lạc nhất trí với nhau rồi. Từ Bắc vô Huế, khắp các tỉnh thành châu quận trọng yếu, chúng tôi đều ngấm ngầm sắp đặt vây cánh phe đảng đâu đó hẳn hoi, chỉ còn đợi thời cơ là khởi sự. Vấn đề tìm kiếm những khoản tiền lớn để làm việc, cũng có anh em gánh vác trách nhiệm quyên góp”
(Phan Bội Châu, 1990, tr. 169) Các ông sách sỹ (người chuyên nghĩ mưu kế) trong đảng chúng tôi lúc ấy, gặp phải một vấn đề to lớn khó khăn mà không sao giải quyết được, ấy chính là vấn đề quân giới (Phan Bội Châu, 1990, tr.170)
Nhiều sĩ phu yêu nước Việt Nam hiểu rõ thế quân giặc Pháp vô cùng lớn, sử dụng đạn đồng tàu hơi nước, "võ khí của người Pháp tinh nhuệ hơn mình muôn lần, ngàn lần” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 170). Vũ khí thô sơ của dân tộc không thể nào phản kháng lại sự phát triển vượt bậc về vũ khí của quân đội, Nhật Bản khi ấy lại trở thành cứu thế, ảnh cả Châu Á khi muốn thẳng thừng loại bỏ sự độc tôn thuộc địa của người phương Tây khỏi đất Châu Á. Với mối thân quen từ trước, Phan Bội Châu đã từng kết mối tương giao với nhiều nhà cải cách Nhật Bản nên ông mong muốn xác lập mối quan hệ bền chặt, dựa vào Nhật Bản để giúp Việt Nam đánh Pháp. Ông đã quyết định đi Nhật cầu binh, mua vũ khí, và nhờ đào tạo nhân tài.
Lương Khải Siêu - chính khách người Trung Quốc đã đặt ra tư tưởng phê phán chế độ quân chủ lập hiến, mà phải hướng đến toàn thể quốc dân:
“Quý quốc không phải lo không có ngày độc lập mà chỉ lo quốc dân không đủ tư cách độc lập” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 92). Tư tưởng của Lương Khải Siêu nhấn mạnh việc chú tâm vào phát triển dân trí, dân khí và nhân tài, và quan trọng hơn nữa là phát triển dân chủ, để tạo điều kiện tiến dần đến chính thể dân chủ.. Những lời khuyên của Lương Khải Siêu rất nhiều và để lại nhiều suy nghĩ của Phan Bội Châu như ông đã nói: “Tôi rất phục lời họ Lương nói phải lắm. Trở về nhà trọ rồi tôi thao thức suy nghĩ cả đêm không sao nhắm
97 mắt được” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 189)
Nhà cách mạng này cũng trực tiếp khuyên nhủ Phan Bội Châu từ bỏ quan điểm viện trợ Nhật mà nên cử người đi du học tại Nhật: vì “mưu ấy sợ không tốt, quân Nhật Bản đã một lần vào nước, quyết không lấy gì đuổi nó ra được! Thế là muốn tồn được nước mình mà thiệt là làm cho chúng mất mà thôi!” (Phan Bội Châu, 1990, tr.192). Điều đó đã góp phần hình thành cho Phan Bội Châu chuyển hướng dự định phát triển phong trào Đông Du. Nhật Bản là đất nước mà Phan Bội Châu học hỏi được nhiều điều.
Trong những tháng đầu ở Nhật Bản, Phan Bội Châu thấy “được cái hiện trạng của nước Nhật về chính trị, giáo dục, ngoại giao, thực nghiệp”
(Phan Bội Châu, 1990, tr.184). Điều mà trước đây ông chưa hề thấy: “Vua nước Nhật Bản kính dân như thầy, như cha, thương dân như cha mẹ nuôi con, phải nuôi nấng con côi, giúp đỡ người tàn tật; bệnh viện, trường học không cái gì là không dành phần trước cho dân rồi sau mới đến mình. Ngay cả việc giảng hoà, khai chiến, hành quân, thu thuế, điều binh…, không việc gì là không do nghị viện nhân dân quyết định” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 198)
“Kìa xem Nhật Bản người ta.
Vua dân như thế một nhà kính yêu.
Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ”
(Phan Bội Châu, 1990, tr. 230)
Sự phân tách rạch ròi giữa chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nho sĩ cấp tiến như Phan Bội Châu. Từ sự đồng điệu này, Phan Bội Châu thống nhất mục đích đấu tranh duy nhất:“Mục đích của Đảng chúng tôi bây giờ cốt thiết hơn hết là làm cách nào bắt buộc người Pháp trả quyền độc lập cho chúng tôi đã, còn như quân chủ hay dân chủ lại là một vấn đề khác, giờ chưa nghĩ đến, song cứ theo lịch sử nước tôi xưa nay và dân trí hiện tại thì quân chủ phải hơn. Bởi vậy, đảng chúng tôi đã tôn một vị hoàng
98
thân là ông Kỳ ngoại hầu lên làm hội chủ, thế là chúng tôi sắp đặt quân chủ nay mai đó” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 18)|. Tuy nhiên, Phan Bội Châu cũng hiểu rõ sự khác biệt trình độ dân trí của Nhật Bản và Việt Nam: “Tôi (Phan Bội Châu) bấy giờ mới than rằng: Chính trị của cường quốc với trình độ của quốc dân chỉ một việc ấy, so với nước ta hoá những trời với vực xa nhau mà thôi!”(Phan Bội Châu, 1990, tr.9). Những người xe ôm Việt Nam hiện nay cần phải học hỏi những lời anh phu xe ở nước Nhật đầu thế kỷ XX như sau:
Chiếu theo quy luật Nội vụ sảnh đã quy định, thì từ ga Đông kinh đến nhà này giá xe chỉ có ngần ấy và lại ý ta nghĩ các người là người ngoại quốc, yêu mấy nước Nhật Bản mà đến, vậy nên ta hoan nghênh các người chứ không phải hoan nghênh tiền đâu. Bây giờ các người cho tiền quá lệ, thì là khinh bạc người Nhật Bản rồi đó. Nghe xong lời ấy, Phan Bội Châu càng hiểu hơn “trí thức trình độ dân nước ta, xem với người phu Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao! (Phan Bội Châu, 1990, tr.10)
Có thể nhìn nhận tư tưởng Phan Bội Châu bị ảnh hưởng từ tư tưởng Lương Khải Siêu và các chính sách Nhật Bản từ hai mặt:
Phan Bội Châu hiểu rõ muốn hoàn thiện xã hội, phải thúc đẩy dân chủ và kìm hãm sự phát triển của quân chủ lập hiến bởi nhiều hệ luỵ đến từ vấn đề mọi quyền lực nằm trong tay vua. Tư tưởng này cũng đã được Phan Bội Châu nhắc lại trong Hải ngoại huyết thư và Tân Việt Nam.
Điều thứ hai cần nhấn mạnh quá trình chuyển hoá trên khá phức tạp và khó khăn vì chế độ quân chủ lập hiến đã ăn sâu bén rễ trong tâm thức người dân và vua quan triều đình, muốn thay đổi một sớm một chiều là điều khó thực hiện. Vì thế, việc làm cấp bách là phải tập hợp được mặt trận dân tộc gồm tầng lớp công nông và sĩ phu yêu nước cùng đồng lòng chống Pháp giành lại giang sơn.
99
Phan Bội Châu nhận diện rõ những khó khăn trước mắt của quá trình chuyển hoá nên ông vẫn phần nào muốn giữ lại nền quân chủ lập hiến như Nhật Bản để từ từ nhen nhóm ngọn lửa dân chủ bên trong. Đây lại là con dao hai lưỡi vừa thể hiện ông là một nhà cách mạng tài ba, hiểu rõ đại cục nhưng cũng là khuyết điểm hạn chế khi Phan Bội Châu không quá quyết liệt trong việc tiêu diệt hoàn toàn chế độ quân chủ lập hiến.