Tư tưởng của Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ CHÂU Á TRONG HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH

2.4. Nhận thức của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh về Châu Á ảnh hưởng đến công cuộc cách duy tân

2.4.1 Tư tưởng của Phan Bội Châu

Phan Bội Châu đề cao yếu tố con người là nền tảng trước nhất để canh tân. Thơ văn của tác giả đều nhấn mạnh vào những nỗi đau, khổ cực mà người dân phải chịu đựng trước cảnh nước mất nhà tan: “Biến cố do người gây nên, vận trời theo liền đó”. Ông khẳng định : “Người trong một nước đều là chủ thể để cạnh tranh với nước khác”, vì vậy “[...] nhân dân là quan trọng nhất, nhân dân còn thì nước còn, nhân dân mất thì nước mất”. Theo đó, Phan Bội Châu đề cao việc mỗi người cần nhận thức được tình hình nghiêm trọng của chính trị - xã hội đang đứng trên bờ nước mất nhà tan để từ đó chấn chỉnh, thay đổi bản thân mà cứu quốc. Trong tác phẩm Cao đăng quốc dân, Phan Bội Châu vạch ra mười điều mà ông gọi là tệ bệnh của quốc dân:

1. Tính ỉ lại

74 2. Lòng giả dối.

3. Thói nhút nhát.

4. Tham lợi riêng.

5. Đua những việc hư danh.

6. Không thực lòng yêu nước 7. Không biết nghĩa hiệp quần.

8. Không thương nòi giống.

9. Không biết đường kinh tế.

10. Mê tín những tục cổ hủ"

Tinh thần đổi mới theo quan niệm của Phan Bội Châu gồm sáu điểm:

1. Đổi mới ý chí thái độ, nâng cao chí tiến thủ.

2. Đổi mới cách sống, đổi mới quan hệ, tăng cường tinh thần thương mến tin yêu nhau.

3. Đổi mới hành động nghề nghiệp.

4. Đổi mới tinh thần trách nhiệm đối với dân, nước.

5. Đổi mới sự nghiệp công đức.

6. Đổi mới nhận thức và đổi mới thực hành, mối quan hệ giữa lẽ sống và cái chết; đổi mới quan hệ giữa tri và hành; danh và lợi; hoạ và phúc."

Phan Bội Châu nhấn mạnh việc muốn yếu tố con người thay đổi thì phải dựa vào giáo dục:

Chữ giáo dục theo hai nghĩa : Khơi đắc trí khôn, mở rộng tai mắt, gọi bằng “giáo”, điêu luyện chân tay, nuôi nấng thể lực gọi bằng “dục”. Chữ

75

“Dục” có nghĩa là nuôi. Gần đây nền học mới có 3 chữ “dục”. Nuôi đức tính gọi là đức dục, nuôi trí khôn gọi là trí dục, nuôi chất mạnh gọi là thể dục. Ông chỉ ra mối liên hệ giữa đức dục, trí dục và thể dục như sau :

Muốn trở thành công dân tốt, thời trước hết phải bồi dưỡng cái giáo dục thuần khiết như lòng ái quốc, như lòng hợp quần, như lòng công ích, tất cả cầu cho thật thà hết sức, không có một chút gì dối trá để cho người ta nghi ngờ, thế thì cái cội gốc làm quốc dân rất tốt đã kiên cố rồi. Điều nữa phải cầu cho được tri thức mở mang, như thế nào là lợi dụng được, như thế nào là rộng đường kinh tế mà lợi ích cho nhân quần, tất phải mỗi việc phải theo trên đường khoa học mà cầu cho tri thức mỗi ngày mỗi phát đạt để cho vừa với sự yêu cầu trong xã hội; lại như thế thời cơ sở làm quốc dân tốt đã dầy dặn rồi, mà còn lại một sự rất cần cấp thời không chi bằng chăm chỉ về đường thể dục. (Phan Bội Châu, 1990, tr. 243)

Đặc biệt, Phan Bội Châu rất chú trọng đến đối tượng thanh niên và phụ nữ. Trong Bài ca chúc tết thanh niên ông kêu gọi:

Đừng ham chơi ! Đừng ham mặc ! Ham ăn ! Dựng gan óc để đánh tan sắt lửa

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ ! Mới thế này là mới hỡi chư quân Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân

Phan Bội Châu còn vận động giới phụ nữ trên bốn nội dung sau : 1. Mở mang về đường tri thức của phụ nữ.

2. Liên kết đoàn thể của phụ nữ.

3. Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ.

76 4. Nâng cao địa vị của phụ nữ.

Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của người phụ nữ đã cho thấy sự thay đổi về tư tưởng của một nhà nho phong kiến về đại cục và sự quân bình, bình đẳng giới.

Chẳng những đề cao tinh thần giáo dục, sự bình đẳng giới, Phan Bội Châu còn phê phán nền giáo dục phong kiến chỉ tạo ra “Hủ nho, nhút nhát, ý tưởng hẹp hòi, chỉ chú trọng tới khoa cử, văn tự ” (Trần Hoàng Hảo, 2010);

phê phán kiểu giáo dục theo thực dân Pháp là “những bình đựng rượu Tây, những túi chứa cơm Tây, những giá mắc áo Tây" (Trần Hoàng Hảo, 2010), những bù nhìn ngồi xe Tây”. Cách tân, duy tân muốn thành công lại càng cần sự đoàn kết dân tộc trong hành chính chung: “Trong cuộc cạnh tranh bằng trí lực giữa các nước, cái quyết định không phải là trí khôn của một số người mà phải là trí khôn của tất cả mọi người” (Trần Hoàng Hảo, 2010). Trong Lưu cầu huyết lệ tân thư, ông đề ra “Những kế hoạch sẽ cấp cứu đồ tồn” là :

- Khai dân trí (mở trí khôn cho dân).

- Chấn dân khí (làm cho nhân dân phấn chấn, tự tin).

- Thực nhân tài (vun trồng nhân tài).

Từ những dự thảo này, Phan Bội Châu tập trung thiết kế các chương trình cải cách toàn diện về triết học, văn học, sử, chính trị, kinh tế, quân sự,....để đạt tới một hệ thống chính trị toàn diện, hiện đại, tân thời. Tuy cải cách nhiều, Phan Bội Châu vẫn giữ những tư tưởng đúng đắn của Nho giáo và đặt hệ thống Nho gia là xương sống cho toàn bộ các phần cải cách của giáo dục mới. Phan Bội Châu giữ lại hầu như hoàn toàn lý thuyết liên quan đến nhân - hiếu - nghĩa - trí - dũng như là một nền tảng cơ sở để xây dựng nhiều yếu tố mới mẻ trong lòng học thuyết giáo dục mới.

Những tư tưởng về giáo dục của Phan Bội Châu vừa mang đậm màu sắc Nho giáo truyền thống vừa tiếp thu cách tân mới mẻ của cách mạng thế

77

giới. Bản sắc của Châu Á được Phan Bội Châu đặc biệt chú trọng là chú trọng vào con người và nhấn mạnh đại đoàn kết dân tộc trong tất cả mọi lĩnh vực nhằm đưa đất nước phát triển đi lên trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)