Nghệ thuật viết văn chính luận của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 1: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

1.4. Nghệ thuật viết văn chính luận của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh

Phan Bội Châu vận dụng nhiều thể loại văn học trung đại và hiện đại như đường luật, câu đối, ký, minh, luận để viết văn xuôi. Với thể văn chính luận ông sử dụng yếu tố chính luận nhiều nhằm mục đích tuyên truyền, kêu gọi, vận động cho cách mạng. Ông không sử dụng điển tích, điển cố mà tập trung khai thác các nội dung, lựa chọn các phương pháp, hình thức phục vụ trực tiếp cho cách mạng.

Phan Bội Châu có nhiều năm dạy học nên ông hiểu rõ tình hình dân trí của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn thấp và cần dựa vào các tác phẩm văn chính luận để cổ vũ, nâng cao dân trí của nhân dân. Để thống nhất đường hướng ông có sự chú trọng phát triển tuyên truyền cách mạng bằng cách sử dụng nhiều các từ ngữ chính trị như: lòng yêu nước, chủ quyền, độc lập, xâm lăng,...

Điều quan trọng của một nước là ở chủ quyền, điều quan trọng của chủ quyền là ở độc lập… Ý nghĩa chữ độc lập của Châu Âu là nói nước với nước, thì nước mình với nước ngoài không phải ỷ lại vào nhau, nước ngoài với nước mình không dám can thiệp lẫn nhau.

36

Làm vua thì phải làm sao cho hết đạo Nhân. Làm tôi thì phải làm sao cho hết đạo Kính” (Phan Bội Châu, 1990, tr.161)

Phan Bội Châu sử dụng nhiều câu văn mạch lạc, chặt chẽ; kết hợp câu ngắn với câu dài để truyền tải thông điệp được nhắc đến:

Ông thể hiện rất rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Nó tạo nên một niềm tự hào sâu sắc. Phan Bội Châu thể hiện quan điểm này nhiều lần, lặp đi lặp lại trong nhiều áng văn chính luận bằng nghệ thuật sử dụng từ ngữ đanh thép, giàu cảm xúc:

Tôi có triệu tập các bạn đồng chí, gom tiền gom sức, phái người đi du học, và làm sách, làm vở gửi về cho nhân dân, việc làm của tôi là dùng cái lưỡi và ngòi bút, mục đích của tôi là cải lương chính trị, sở trí của tôi là thương dân yêu nước, cử động của tôi là chính đại quang minh. (Phan Bội Châu, 1990, tập 4, tr.10).

Lời văn của Phan Bội Châu vừa như áng văn kêu gọi, vừa là mệnh lệnh, ngọn đuốc dẫn đường buộc dân chúng phải thay đổi tư duy cách mạng.

Tuy nhiên, bên trong sự đanh thép, mạnh mẽ, Phan Bội Châu cũng truyền tải giữa chỉ dẫn hành động là tình cảm, trái tim nhiệt huyết và tâm nguyện cao đẹp của một nhà cách mạng lỗi lạc:

Thủa nhỏ học tập được ít nhiều, lớn lên thường tự phụ là người có khí phách, tự mừng là có một phần trách nhiệm làm người dân của nước, nhưng sức hèn trí kém vừa thẹn vừa lo. Nên nhờ tàu thuỷ trốn qua Đông Kinh. Sáng thức dậy khóc than, đêm nằm lo nghĩ, ruột gan trăm mối hầu như tan nát vì đồng bào (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 34).

Không gì đau bằng người mất nước, cũng không có gì đau bằng người bị mất nước mà bàn về việc nước! Tôi viết đoạn sử mất nước này, nhưng bao phen lệ cạn huyết khô, mà cơ hồ không viết nổi chữ nào.

37 (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 103).

Lời văn của Phan Bội Châu có sức truyền cảm sâu sắc, giúp người đọc thấu hiểu nỗi lòng của một con dân yêu nước trước tình hình nhiều phong trào đấu tranh đang nổi lên nhưng đều bị dập tắt nhanh chóng. Các áng văn chính luận giàu cảm xúc vừa đanh thép, mạnh mẽ của Phan Bội Châu đã giúp người dân định hình được hạn chê và nguyên nhân của những cuộc nổi dậy sớm nở chóng tàn như phong trào Cần Vương. Ông còn mạnh mẽ thừa nhận những ưu khuyết trong tư duy cải cách của mình để từ đó có những điều hướng trong việc truyền bá tư tưởng giải phóng dân tộc

Nếu tôi là người có tội thì tôi cũng chỉ có bốn tội sau:

1. Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không ai phản đối mà mình tôi phản đối. Lại muốn cho nước Nam độc lập.

2. Nước Nam xưa nay là chính phủ chuyên chế mà tôi muốn cho nước Nam thành một nước dân quốc.

3. Nước Nam cấm không cho người du học ngoại quốc, mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.

4. Tôi trước thủ, lập ngôn để cổ động dân Nam thức dậy, yêu cầu chính phủ cải lương chính trị, làm hết cái thiên chức khai hóa của mình” (Phan Bội Châu, 1990, tập 4, tr. 10).

Tiếp thu, kế thừa truyền thống và sử dụng những kiến thức cải cách học được từ nước bạn và nhiều nhà nghiên cứu đi trước, Phan Bội Châu đã truyền tải vào các áng văn chính luận giọng nói mạnh mẽ nhưng cũng đầy cảm xúc, trân trọng cống hiến, ai trò của các bậc anh hùng đi trước:

Lý Thái Tông niên hiệu Phùng Hưng năm thứ 4 (1052) đúc một cái chuông lớn đặt ở bệ rồng Thiên An, để dân có điều gì oan ức mà không thấu lên được thì đến đây đánh chuông cho vua nghe. Những

38

điều ấy chưa phải là dân quyền thực sự nhưng cũng đã là mầm mống của dân quyền” (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 388).

Phan Chu Trinh cũng linh hoạt trong việc sử dụng các nghệ thuật ngôn từ trong các áng văn chính luận. Với tiền đề của bậc tiền bối đi trước, các luận cứ, luận điểm của Phan Chu Trinh được trình bày có phần cứng rắn, mạnh mẽ, đanh thép hơn so với Phan Bội Châu. Ông sử dụng nhiều từ ngữ chính luận, mang tầm vóc vĩ mô khi triển khai tư tưởng:

Về đại thể, lí luận và thực hành đều có giá trị cả song vẫn cân nhắc.

Nhưng hôm nay vì coi trọng thực hành nên có thể thực hiện phương châm cứu nước, không nên đi theo những lí luận cao siêu. Mười năm sau nữa, đại huynh đưa ra cái thuyết trước, thì người ở bên cạnh vỗ tay sẽ là tôi vậy (Lương Chí Minh, 1990, tr.86).

Phan Chu Trinh trong bài viết Thư thất điều gửi vua Khải Định, ông đã sử dụng giọng văn cương nghị, mạnh mẽ, không tránh né mà đi thẳng vào trọng tâm của quan điểm phê phán bảy tội lỗi của nhà vua Khải Định:

Vậy mà nay tôi nghe Bệ hạ từ khi lên ngôi tới giờ, có làm điều gì ích lợicho dân không? Không, chỉ nghe có những điều kiêu căng, dâm dục, trái luân lý; nghịch phép tắc; quyền vua muốn cho tôn sùng, thưởng phạt mất cả công chính;hút cái máu mủ của dân nghèo, trau cái xác thịt cho sung sướng, ngược văn minhcủa thế giới, ngăn đường tiến bộ của quốc dân; nết xấu tính hư, chứa chan đầynhẩy, không sao mà nói cho xiết được. (Phan Chu Trinh, 1958)

Ông còn sử dụng giọng văn châm biếm, đả kích sâu cay vào những vấn nạn còn tồn đọng trong chế độ phong kiến:

Đã 12 năm, tôi ăn nằm trên cái đất dân chủ, hớp cái không khí tự do, nhờ vậy mà tôi hiểu được lẽ chánh đáng trong thế giới, phần nghĩa vụ của quốc dân, và cũng biết chắc được cái mục đích của nước nhà nên

39

thay đổi như thếnào. Dân ta bây giờ phải đánh thức nhau dậy, phải đồng lòng hiệp sức mà chống cự với lũ vua dữ quan nhơ, phải phá nó cho tan, đạp nó cho đổ; lại phải lấp tậnnguồn, cắt tận rễ, làm cho tiệt hẳn sức ma quỉ chuyên chế, nó đã ám ảnh chúngta mấy ngàn năm nay, nếu không làm như thế thời không bao giờ trông thấy ánhsáng mặt trời mặt trăng nữa! (Phan Chu Trinh, 1958)

Với cách hành văn rạch ròi, rõ ràng, Phan Chu Trinh luôn vạch rõ, định hướng nhiệm vụ cấp bách của dân tộc trong từng áng văn chính luận.

Ông không đưa nhiều cảm xúc cá nhân vào bên trong mà tập trung củng cố, xây đựng đường lối phát triển cho cách mạng dân tộc như quan điểm quyết liệt“bất bạo động, bạo động tắc tử”. Phan Chu Trinh phản đối nghĩa quân bạo động, phê bình Hoàn Hoa Thám, điều cốt lõi của dân tộc là phải chủ trương tiến hành cải cách, nâng cao quyền dân chủ của nhân dân. Trong nhiều áng văn, ông trình bày vô cùng thẳng thắn các luận điểm, kiên trì bảo vệ luận điểm cá nhân bằng ngôn ngữ đanh thép:

Chấn dân khí: Thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, làm cho mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, xóa bỏ độc chuyên chế. Vì vậy ông chủ trương: “Không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể dần dần mưu tính việc khác.

Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cũ, mở trường dạy học chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục, xa hoa, tuyên truyền lối sống văn minh, tiết kiệm.

Hậu dân sinh: Chăm lo sống cho nhân dân bằng việc phát triển kinh tế, chỉ con đường làm ăn cho nhân dân, như khẩn hoang làm vườn, lập hội buôn bán, sản xuất nội hóa.

Lời văn của Phan Chu Trình có sức hấp dẫn và truyền cảm mạnh mẽ

40

nhờ lập luận chặt chẽ, những hình ảnh so sánh cụ thể, từ ngữ chính thống, tác động mạnh mẽ đến tinh thần cách mạng của dân chúng khi nhiều phương châm của ông trở thành biểu ngữ cách mạng, để người dân nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn.

Nhìn chung, nghệ thuật thể hiện của Phan Chu Trinh trong các áng văn chính luận vô cùng đanh thép và truyền tải đầy đủ quan điểm cách mạng của ông trước thời cuộc. Phan Bội Châu lại kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình cảm cá nhân và tư tưởng cách mạng chính thống. Cả hai đều góp phần viết nên các áng văn chính luận tập trung nhiều vấn đề cấp thiết cho tình hình cách mạng đương thời.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã làm rõ bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ XX của thế giới, Châu Á và Việt Nam. Thời điểm này, chủ nghĩa thực dân đã phát triển mạnh mẽ, sang giai đoạn tư bản độc quyền, đẩy nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ lên cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm lực quốc phòng trong và ngoài nước. Thêm vào đó, sự bất tài và độc đoán của các vua nhà Nguyễn gây ra thảm cảnh cho đất nước. Nguyên nhân và điều kiện hình thành tiếp xúc với tân thư từ bối cảnh lịch sử đất nước và ảnh hưởng của Nhật Bản và Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến tư duy của các nhà hoạt động cách mạng như Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trong quá trình tiếp xúc với văn minh thế giới, cả hai nhà cách mạng trên đều có cơ hội phát triển tư duy, nhận thức. Phan chu Trinh đã có thời kì sống ở Pháp, Phan Bội Châu lại có cơ hội gặp gỡ Lương Khải Siêu. Cùng quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi, đi nhiều nơi, trong và ngoài nước để tiếp cận những nguồn văn hoá mới đã ảnh hưởng đến sự nhận thức của hai ông về châu Á. Sự lĩnh hội tân thư, đến các tư tưởng “khai sáng” và “tiến hóa đều phát triển mạnh mẽ trở thành trào lưu duy tân của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu.

41

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)