Tìm hiểu chung về Châu Á

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ CHÂU Á TRONG HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH

2.1. Tìm hiểu chung về Châu Á

Châu Á là một vùng đất rộng lớn, đông dân, đa sắc tộc, tôn giáo và tín ngưỡng nhất trên thế giới. Đây được coi là cái nôi của những nền văn minh đặc sắc của nhân loại với khối lượng di sản văn hóa tuyệt tác khổng lồ đang được bảo quản và lưu giữ. Nơi đây hiện hữu ba trên tổng số bốn nền văn minh nổi tiếng của nhân loại: Nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Trung Hoa và nền văn minh thung lũng sông Hằng. Có thể nói, đây là một trong những vùng đất xuất hiện con người cư trú sớm nhất trong lịch sử thế giới, trong đó, một số tiểu vùng đã từng xuất hiện sự định cư kiểu đô thị của cư dân cổ đại. Với nền tảng phát triển đó, châu Á đã sản sinh ra các di sản văn hóa lớn của nhân loại và hình thành nhiều dòng tôn giáo lớn, mà phạm vi ảnh hưởng của di sản văn hoá Châu Á đã bao gồm gần như hầu khắp các nước trong khu vực, điển hình là Phật giáo, Ấn Độ giáo (Hinđu giáo)...

Sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, không gian địa lý và khí hậu của khu vực châu Á đã tạo nên sự gần gũi thống nhất về văn hóa, lối sống của các quốc gia này. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, dân tộc ở đây lại sáng tạo nên những bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một bức tranh đa sắc màu của văn hóa châu Á.

Chính sự đa dạng tộc người và đa dạng trong đời sống tôn giáo kết hợp với tín ngưỡng bản địa trong mỗi quốc gia đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa riêng biệt nhưng vẫn tồn tại một mẫu số chung rất dễ nhận biết của văn hóa khu vực phương Đông.

Sự đa dạng sắc màu của văn hóa châu Á thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như: phong tục, tập quán, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc, nghệ thuật, văn học, chữ viết, ẩm thực… Những sắc màu văn hóa này đã được

42

định hình, phát triển bởi đặc điểm dân tộc, tôn giáo, không gian địa lý đặc thù của mỗi nước đồng thời luôn được bồi đắp làm phong phú, rực rỡ sắc màu hơn trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa.

Dựa trên luận điểm cơ bản ấy, tác giả lần lượt xem xét tình trạng thực tế của văn minh và dân trí Việt Nam được nhận thức trong văn thơ của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tìm nguyên nhân của những nhận thức ấy và đưa ra những biện pháp cần phải tiến hành.

Theo tác giả, Châu Á chứa đựng nhiều giá trị văn hoá đặc sắc của nền văn minh lúa nước và nước Việt Nam cũng vốn là một nước văn minh. Với địa thế trải dài qua nhiều vùng địa hình, đất nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, nhân dân Việt Nam không thể hưởng thụ giá trị từ các tài nguyên ấy, đất nước thì "vẫn như cũ" trong khi các nước khác đã tiến lên xã hội tiến bộ văn minh. Con người với nền trí thức lại khá tụt hậu hoặc là "để trí khôn vào chỗ vô dụng", như ham mê đàn sáo, cờ bạc, bói toán... hoặc là chỉ lo gọt dũa văn chương, "khư khư ngồi giữ những thuyết hủ lậu", hoặc là luồn cúi dưới công danh "tự mình lại củng cố một cần tính nô lệ”.

Theo quan điểm của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, Châu Á là một khu vực có tiềm năng phát triển sôi động cả về kinh tế, văn hoá, xã hội.

Dù xuất phát cả hai cụ đều bị trói buộc phần nào bởi tư tưởng Nho giáo nhưng không vì thế mà họ đi theo lối mòn cũ. Bên trong thể chế khép kín đó, các nhà nho tiến bộ như hai chí sĩ họ Phan lại cố gắng vươn ra ngoài Châu Á, đến các nước tiến bộ như Nhật, Trung, tìm kiếm con đường học tập canh tân đất nước.

Đối với Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, Châu Á rộng lớn tồn tại nhiều con đường cứu nước. Thế nên, họ buộc phải ra đi tìm định hướng cho dân tộc giành độc lập. Thêm vào đó, càng đi ra ngoài Châu Á, họ thấy rõ những bất lực của tư tưởng phong kiến, thái độ non kém, bạc nhược của giai cấp thống trị, mưu mô thâm độc của Pháp quốc khi đô hộ. Thế nên, trong bản thân hai cụ

43

cũng nung nấu những quyết định táo bạo trong công cuộc đổi mới:

Quốc dân ta ngày nay còn đang măng sữa, khác nào còn ở giai đoạn phôi thai. Răng đứa trẻ còn chưa chắc mà đã đút xương bắt nhai; chân đi chưa vững mà lấy roi vọt khua bắt chạy làm thế mà nó không khóc, không què thì thiệt là vô lý! Trình độ quốc dân ta còn thua người Âu (...) Bây giờ vội vã đề xướng một học thuyết không đầu không đuôi, đưa người đến ngã ba, ngã bảy, tiếng đó la lên, rồi đây sẽ được mấy người tán thành” (Phan Bội Châu, 1990, tập 3, tr. 22 - 23).

Từ việc nhận thức được sự yếu kém của chế độ phong kiến đương thời, Tiếp thu, kế thừa kinh nghiệm và truyền thống quý báu ấy, trong sự nghiệp cứu nước của mình, Phan Bội Châu luôn ý thức được tầm quan trọng của nhân dân, bởi lẽ:

Dân ta là chủ nước non; Nước non rửa mặt cũng nhờ về dân” (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr.79), “nhân dân còn thì nước còn; nhân dân mất thì nước mất” (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 386). Trong quan điểm của Phan Bội Châu, đất nước phát triển, đều nhờ vào nhân dân: “nước được cường thịnh là nhờ có dân (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 494).

Vì thế, các chính sách cải cách nhà nước tiến bộ phải hướng đến và vì nhân dân. Khi bàn về nền tảng dân quyền của nước ta, Phan Bội Châu viết:

Lý Thái Tông năm 1052 đúc một cái chuông lớn đặt ở bệ rồng Thiên An, để dân có điều gì oan ức mà không thấu lên được thì đến đây đánh chuông cho vua nghe. Những điều ấy chưa phải là dân quyền thực sự nhưng cũng đã là mầm mống của dân quyền (Phan Bội Châu, 1990, tập 2, tr. 388).

Trong tầm hiểu biết của hai ông, Châu Á là câu trả lời cho công cuộc đổi mới, canh tân đất nước và giúp họ cùng quần chúng nhân dân từng bước nhận ra định hướng quan trọng khi muốn thay đổi cục diện. Trong giai đoạn

44

này, tư tưởng của phương Tây truyền bá rộng rãi trong Châu Á và thúc đẩy nhiều phong trào trong và ngoài nước phát triển. Từ buổi đầu tiếp cận các học thuyết phương Tây và học hỏi phong trào canh tân của Nhật Bản, Trung Quốc, hai cụ đã được bắt đầu thấm nhuần tư tưởng trong các tác phẩm của giai cấp tư sản phương Tây “ tiến hóa luận” của Đac-uyn và những tư tưởng cải cách mới của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Đặc biệt là các tác phẩm “Mậu Tuất chính biến kỷ”, “Lịch sử 30 năm duy tân ở Nhật Bản của Minh Trị” đã ảnh hưởng sâu sắc tới cả hai nhà cách mạng. Từ chính lòng yêu nước nồng nàn, cũng như quá trình tiếp thu luồng tư tưởng mới từ các nước tiên tiến đã khiến cho Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tổng kết được những ý kiến thống nhất về các vấn đề như: khai dân trí, coi trọng giáo dục, đưa thanh niên di du học ở nước ngoài, mở mang tuyên truyền văn hóa mới..

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)