CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ CHÂU Á TRONG HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH
2.2. Nhận thức về dân tộc của Phan Bội Châu Và Phan Chu Trinh
2.3.1 Nhận thức của Phan Bội Châu
Ông đã có những nhìn nhận, đánh giá khá chính xác về đất nước, phẩm chất con người Nhật Bản trong sự đối sánh với Việt Nam. Theo Phan Sào Nam:
Nhật Bản là nước mà đất đai rất hẹp, núi non kéo dài, biển cả bao bọc xung quanh. Không có đồng ruộng tốt tươi màu mỡ. Thế mà dân nước họ đã biến vùng đá sỏi thành đất trồng trọt. Đấy là do sức của nhà nông vậy[…] Nhật Bản là nước sản địa rất kém, chỉ có đường buôn bán là rộng rãi. Người nước họ biết dựa vào các bến cảng, các phụ đầu, coi đó là kho trời ban cho […] “Xã hội châu thức” của họ đến
58
nay đã rất phát đạt. (Phan Bội Châu, 2001, tr. 348).
Phan Bội Châu đã tìm hiểu rất kỹ về đất nước Nhật Bản về mọi lĩnh vực đời sống, chính trị ở đất nước này. Phan Bội Châu còn nhiều lần bày tỏ sự cảm phục, ngưỡng mộ những phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tôn, ý thức kỷ luật và tinh thần cố kết cộng đồng chặt chẽ của người Nhật. Lòng nhiệt thành với đất nước, tinh thần yêu nước, tất cả đều sẵn sàng xả thân vì nước là những nhân tố hết sức quan trọng quyết định thành công. Tình cảm và suy nghĩ của ông về đất nước và con người Nhật Bản được thể hiện nhiều lần trong nhiều phát biểu:
Tôi đã từng đi lại ở Phù Tang, thấy nước này không có chỗ nào cũng thể hiện ảnh hưởng xã hội, không có người nào là không có tinh thần xã hội, không có một việc gì là không có hiệu quả xã hội. Cho nên bản thân tôi từng ngậm ngùi than thở mà nói rằng: Đất không có chỗ nào là giàu, là nghèo, hợp nhiều nhà lại để làm giàu, thì sự giàu sẽ có ngay. Người không có mạnh yếu khác nhau, góp sức nhiều người lại để làm mạnh, thì sự mạnh sẽ có ngay. Tụ cát lại mà làm nên núi, góp suối sông lại để mà thành bể. Nếu biết được như thế, thì cái đạo lý khôi phục lại nước ta là ở nơi người nước ta mà thôi. Người nước ta không phải ai khác, chỉ trong bốn giới sĩ nông công thương mà thôi vậy. (Phan Bội Châu, 1990, tr. 347).
Phan Bội Châu cũng đã nhìn nhận rất kỹ về tính cách về ý thức từ rất sớm họ đã có ý thức về độc lập dân tộc và tinh thần tự chủ cao trong thế ứng đối với các quốc gia láng giềng đặc biệt là Trung Hoa. Theo Phan Bội Châu, chính điều này đã tạo nên nét tôn quý của người Nhật:
Nhật Bản ngày xưa, nước không bằng nước ta, người không đông hơn ta; sản vật hàng hóa, tiền tài giàu có không bằng một phần trăm của ta.
Nhưng nhà vua gửi thư cho Tùy, Đường thì vẫn xưng là “Thiên tử nơi mặt trời mọc kính hỏi thăm Thiên tử nơi mặt trời lặn”. Than ôi! Người
59
ta sao tôn quý được như vậy, mà ta lại ty tiện nhường này! Đem so sánh thì thật là đau xót!. (Phan Bội Châu, 1990, tr. 61)
Bên cạnh đó, ông còn nhận thấy người Nhật còn có những phẩm chất nổi bật như trọng lòng trung, chữ tín, trọng thì giờ và đặc biệt là rất nhân văn, coi thương đạo (đạo đức kinh doanh) là nguyên tắc sống: “Người Tây và người Nhật hết sức tin nhau, họ gửi nhau muôn nghìn lạng vàng, tuy ở cách nhau ngoài ức vạn dặm mà kẻ nhận một mảy may cũng không suy suyển, người gửi một mảy may cũng không nghi ngại. Trong đạo hợp quần, đó là điều rất trọng yếu” (Phan Bội Châu,1990, Tập 2, tr. 143.) .
Người ở ngoài biển Đông (Nhật Bản) rất coi trọng thì giờ. Trong nhà trường, đương lúc thầy giảng dạy, dẫu có khách cực tôn quý tới cũng không tiếp vì sợ làm trở ngại đến việc học. Sĩ phu nước ta thì phung phí quá nhiều thời gian. Thật đáng tiếc! Thật là đáng tiếc”! (Phan Bội Châu, 1990, tr.143);
Tôi đi sang nước lớn ở biển Đông (nước Nhật Bản), dưới nước đi thuyền, trên bộ đi xe, thấy trong thuyền, trong xe có bao pháp độ được đặt ra để đãi người nước họ; giá vé rẻ, đối xử lịch sự, cung cấp ăn uống đầy đủ, có y tá chăm sóc bệnh tật, lúc ngồi, lúc nằm, khi đi khi lại, đâu đâu cũng sạch sẽ, gọn gàng, vẫy gọi tiếp dẫn, việc gì cũng đều nhân từ dùng đạo người để đối đãi con người hẳn phải là như thế (Phan Bội Châu, 1990, tr. 125).
Từ những cách nhìn nhận về đất nước và con người Nhật Bản có ấn tượng sâu sắc đối với Phan Bội Châu. Chính điều này đã giúp Phan Bội Châu sớm lựa chọn và hướng về Nhật Bản trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của mình. Ông còn nhận thấy ở Việt Nam và Nhật Bản cũng có nhiều nét tương đồng nên ông rất tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Trong cách nhìn nhận của Phan Bội Châu về diện tích lãnh thổ, dân số và đặc điểm nhân dạng thì Nhật Bản và Việt Nam rất tương đồng: “Diện tích nước An Nam rộng
60
26 vạn 3 nghìn dặm vuông Anh, cùng sánh bằng Nhật Bản.” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 81); “nước ta có những 25 triệu đồng bào. Nhật Bản trước khi duy tân, nhân dân cũng chưa đông được như thế” Phan Bội Châu: Khuyến quốc dân tư trợ du học văn (Thư khuyên đồng bào trong nước giúp tiền cho thanh niên đi du học),
Ôi! Tai mắt của người nước ta với tai mắt của người Nhật Bản cũng thế thôi; gan ruột của người nước ta với gan ruột của người Nhật Bản cũng thế thôi, cũng đạp đất, đội trời, cũng là con yêu của thượng đế cả, cũng do khí thiêng chung đúc nên, đều là bạn hiền của non sông, ngu hèn chẳng lẽ chỉ riêng phần cho nước ta hay sao? (Phan Bội Châu, 1990, tr. 254).
Đặc biệt từ khi công cuộc cải cách Minh Trị thành công và những thành tựu văn minh quan trọng mà đất nước này đạt được. Đó là một đất nước vốn cũng “đồng cảnh ngộ” và “đồng bệnh” như Việt Nam. Theo Phan Sào Nam:
Nước Nhật Bản trước khi duy tân, các liệt cường Âu, Mỹ cũng đã từng chú mục vào ba hòn đảo đó. Lúc bấy giờ, trong đám chí sĩ Cần Vương, những kẻ ngoan cố cứ một mực chủ trương khóa cảng không phải là ít. May nhờ có các bậc hiền sĩ như Cát Điền Tùng Âm (Yoshida Shoin), Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Hậu Đằng Tượng Thứ Lang lớn tiếng hô to, thủ xướng việc học người Tây, cho việc bài xích người Tây là thất sách, cho việc mở toang cửa biển là thức thời. Do đó, tân học lên cao, tân trí tiến mạnh, làm thành cái cơ sở cho việc duy tân, đến nay họ đã phú cường hơn cả Âu Mỹ (Phan Bội Châu, 1990, tr. 132-133)
Phan Bội Châu cũng chỉ ra điểm mạnh và sự thành công của cuộc cải cách ở Nhật Bản “Rồi xét đến trang sử “Nhật Bản duy tân”, xét chân tướng lúc bấy giờ, xem cánh buồm khi qua bến. Do từ đầu, phương pháp tập trung cổ vũ
61
người đi du học nước ngoài để mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài, mới có được sự nghiệp rực rỡ vĩ đại như thế. Khi đề xướng lên thì chỉ có một mình Cát Điền Tùng Âm, mà sau có hàng triệu Cát Điền Tùng Âm hò hét ầm ĩ theo, nên tiếng thêm mạnh, vang thêm xa… Người nước ta như Cát Điền Tùng Âm há lại ít ư? Nghĩ đến đây, tôi lại vì đồng bào mà hớn hở, vì đồng bào mà nhảy múa quên chết”. [Phan Bội Châu: Khuyến quốc dân tư trợ du học văn (Phan Bội Châu, 1990, tr. 254). Việc nhận thấy sự thành công của Nhật Bản là có một số học sinh đi du học nước ngoài để mở mang kiến thức và sự hiểu biết là chìa khóa thành công trong sự nghiệp cải cách đất nước. Đây là chân lý mà Phan Bội Châu muốn thay đổi đã cổ vũ, động viên thanh niên lên đường xuất dương du học:
Việc học tinh thông nghề nghiệp ở các nước Anh, Nhật, Đức, Mỹ nhanh cũng đến hai năm, noi theo đó chớ lấy làm khó; việc học tập thành thạo các ngành binh, công, nông, thương có nhanh cũng đến năm năm, ta chớ lấy làm lâu!... Người ta có tài hay như chân đi được ngàn dặm, ta phải cố đi cho được muôn dặm, trước thì ta lấy họ làm thầy, sau ta lại sẽ làm thầy cho họ. Nước Nhật bây giờ cũng như nước Việt Nam ngày sau vậy” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 274). “Xuất dương, lưu học”, hướng đến những giá trị văn minh tiên tiến trong quan điểm của Phan Bội Châu chính là nhân tố căn cốt nhất để Việt Nam hùng cường, qua đó có thể đạt đến mục tiêu giành được độc lập dân tộc. Ông cho rằng: “Sau khi đã duy tân rồi, thì trong nước không một người nào là không có lòng yêu nước, phụng sự việc công, hết lòng thương yêu nhau, biết phục tùng chính lệnh, biết theo đuổi văn minh. Như vậy thì cần gì phải đợi đến những hình pháp nhỏ nhen nữa.
Tuy vậy, nếu không may mà còn có vài người phạm tội, thì cũng có những đạo luật hình văn minh để đối xử. Hình pháp văn minh ấy cũng bắt chước theo hình pháp của nước Nhật Bản và của châu Âu” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 183). Theo chí sĩ họ Phan: “Sau khi đã duy tân rồi,
62
thì trên triều đình, dưới xã hội đều hết lòng chăm lo về việc giáo dục, đức dục, thể dục, không sót sự gì. Học Trung Quốc, học Nhật Bản, học châu Âu, học đủ các điều. Các ấu trĩ viện, dục anh viện, các trường tiểu học, trung học, đại học khắp thành thị thôn quê chỗ nào cũng có. Khi mới duy tân, thì các thầy giáo dạy ở các trường còn phải mời người Nhật, người châu Âu, châu Mỹ về dạy. Khi đã duy tân kha khá rồi thì vừa người nước ta, vừa người ngoài cùng dạy. Khi đã đã duy tân xong rồi, thì người nước ta đã có trình độ hơn cả người châu Âu, châu Mỹ, khỏi phải mời người nước ngoài nữa. Cách thức mở trường, sắp xếp việc học, việc dạy và việc bổ nhiệm những người học đã thành tài, đều bắt chước theo cái hay, cái tốt của các nước như Nhật Bản và châu Âu. Học triết học, văn học, sử học, chính trị, kinh tế, luật pháp… Học công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, nữ nông, y thuật, lâm nghiệp… Tất cả mọi nội dung của sách chỉ nhằm mở mang lòng dân yêu nước và lòng tin yêu lẫn nhau, khi dân trí, giúp dân quyền, khiến cho ai ai cũng tiến bộ ngày ngàn dặm” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 184-185).
Có thể khẳng định rằng, để hướng đến mục tiêu giành lại chủ quyền và nền độc lập cho dân tộc thì việc lựa chọn Nhật Bản, hướng đến mô hình Nhật Bản, học tập phương thức cải cách, xây dựng, phát triển đất nước theo mô hình của một nhà nước hiện đại là tư duy chủ đạo, xuyên suốt trong tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỷ XX. Qua nghiên cứu các trước tác của ông chúng ta thấy, Phan Bội Châu và các chí sĩ phong trào Đông Du hướng về Nhật Bản không chỉ vì mục tiêu cầu viện, tiếp thu kỹ thuật quân sự, mua sắm vũ khí... mà còn mong muốn học tập một cách căn bản, toàn diện con đường đi mới, mô hình phát triển của châu Á mà Nhật Bản là quốc gia tiên phong. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông hy vọng rằng, với những đặc tính tự nhiên, xã hội và văn hóa có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, Nhật Bản có thể chia sẻ, hỗ trợ cho Việt Nam và bằng những nỗ lực
63
của mình, Việt Nam có thể tiếp nhận, vươn tới để đạt đến trình độ phát triển đó nhưng trước hết là giúp Việt Nam đánh Pháp. Tuy nhiên, phải đến khi Phan Bội Châu và các chí sĩ yêu nước, do sự câu kết chính trị Nhật - Pháp, buộc phải dời khỏi Nhật Bản thì ông mới hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề.
Phan Bội Châu tường thuật: “Ông Tôn vì đã đọc qua bản Việt Nam vong quốc sử, ông biết trong óc tôi chưa thoát khỏi tư tưởng quân chủ, nên ông hết sức bài bác đảng quân chủ lập hiến là hư ngụy” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 109), và khuyên Phan Bội Châu nên theo chính thể cộng hoà dân chủ như đảng cách mạng Trung Quốc của ông đang đấu tranh. đảng cách mạng Trung Quốc của Tôn Trung Sơn chưa có giúp đỡ gì cụ thể hiệu quả, như Phan Bội Châu kết luận: “Hai bên vuốt ve nhau chỉ là một đám mộng tưởng mà thôi.
Nhưng phần tinh thần vẫn là đằm thắm” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 110), “các học sinh cách mạng ở tỉnh Vân Nam đối với đảng ta, cảm tình rất hậu. Nhưng vì lúc đó, thế lực của họ còn kém, chỉ giúp đỡ nhau bằng văn tự mà thôi”
(Phan Bội Châu, 1990, tr. 143).
Tình hình đi du học cũng rất khó khăn như lời Phan Bội Châu nói với Lương Khải Siêu: “Việc đó tôi đã mưu với các đồng chí trong nước, nhưng khốn nạn nhất là việc kinh phí. Con em con nhà giàu, một nước bước không dám ra khỏi cửa, mà những người thiếu niên thanh hà, không khác gì trói chân” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 103). Phan Bội Châu tiếp tục: “Hết sức kinh dinh vài tháng chỉ được ba người này mà thôi” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 103).
Để cổ động cho hoạt động du học, Phan Bội Châu viết bài Khuyến quốc dân tương trợ du học văn gửi về trong nước. Tuy nhiên, tình hình du học lại trở nên tệ hơn khi nhiều người không học tập tốt mà lại trở thành gánh nặng tài chính đối với Duy Tân Hội. Trước thực trạng đó, Phan Bội Châu nêu ra phương án: “Anh em ta có chí khí du học thật đáng khen, nhưng học tất phải có tiền phí, nay tư phí thì nhà nghèo không biện nổi, mà công phí thì đảng chính phủ chưa thành lập, khoản lấy vào đâu? Các ông hãy làm khổ học sinh
64
chăng? Hoặc thổi kèn xin ăn như Ngũ Tử Tư, hoặc đội củi đọc sách như Chu Mãi Thần, tuỳ theo ai có chí thì thử chọn một cách làm xem?” (Phan Bội Châu, 1990, tr.137).
Phan Bội Châu vô cùng lo lắng vì tình hình trước mắt: “hạ tuần tháng 11 (1905) tôi nghĩ học sinh xuất dương chưa được bao lăm người, mà những việc cách mạng hành động ở trong nước, cũng tin tức im vắng từ lâu” (Phan Bội Châu, 1990, tr.124). Đặc biệt vào thời điểm năm 1906, phong trào cách mạng ở Trung Quốc đã lớn mạnh:
Tháng 7 năm ấy, hội Trung Quốc Đồng Minh của Trung Hoa cách mệnh đảng thế lực chống lên mạnh mẽ lắm. Các nhà báo quán làm cơ quan cho cách mệnh đảng, phát khởi ở Đông Kinh, gồm vài mươi món, Vân Nam tạp chí xã ở Nhật Bản, chuyên làm cơ quan cho đảng nhân tỉnh Vân Nam. Tôi (Phan Bội Châu) nghĩ tương lai tất có một ngày do đường Vân Nam về nước, muốn sẵn liên lạc cảm tình với người họ” (Phan Bội Châu, 1990, tr.142-143). Thực tế trên đã làm cho nhận thức của Phan Bội Châu về Trung Quốc dần thay đổi vào khoảng giữa năm 1907. Như ông nói trong Niên biểu: “Tôi nhân vì ăn ở đi lại với người Trung Quốc đã quá lâu ngày, nên khiến cho tư tưởng tôi cũng ngấm ngầm xoay về dân chủ (Phan Bội Châu, 1990, tr.142-143).
Trong truyện Hoàng Phan Thái, Phan Bội Châu kể về hai nhân vật có thật trong lịch sử đại diện cho hai khuynh hướng: "vua Tự Đức - quân chủ và Hoàng Đại Hữu (Hoàng Phan Thái) - “cách mệnh khai sơn chi tổ” (ông tổ mở đường cho cách mạng)" (Phan Bội Châu, 1990, tr.142-143). Trong sách này (Hoàng Phan Thái) kể tội ác vua Tự Đức rất kỹ, mà đối với Hoàng Phan Thái, là người đời cho là “đại nghịch bất đạo (Phan Bội Châu, 1990, tr.142-143).
Phan Bội Châu đã ngầm phê phán chế độ quân chủ vì những trách nhiệm mà chính Trong tác phẩm Tân Việt Nam viết năm 1907, Phan Bội Châu phê phán
65
mạnh mẽ chế độ quân chủ: “Cái nộc độc quân chủ của tụi dân tặc ấp ủ từ bên Trung Quốc, tiêm nhiễm sang nước ta, một tên độc phu giá ngự ngàn vạn người dân thường để làm cá thịt nuôi nó” (Phan Bội Châu, 1990, tr.255).
Như vậy, đến đây chính là lúc Phan Bội Châu “toan xoay một cái phương châm sẽ để biến hoán tư tưởng đó vậy” (Phan Bội Châu, 1990, tr.144).
Nghĩa là từ những nhận thức trong quá trình hoạt động ở Trung Quốc và Nhật Bản ông phải thay đổi tư tưởng để thích ứng với điều kiện thực tế, tương quan mới.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Phan Bội Châu cũng nhận thức ngày càng sâu sắc hơn tính chất đa dạng, phức tạp, phức hợp trong tư duy chính trị của giới cầm quyền khu vực. Từ đó, ông chủ trương rằng, để giành lại nền độc lập cho dân tộc điều cần thiết là phải xây dựng tình đoàn kết quốc tế rộng lớn, phải hòa nhập với dòng chảy chung của cách mạng thế giới. Bên cạnh đó, ông và những người cộng sự, đồng chí cũng thấm hiểu rằng, trong các mối quan hệ quốc tế, lợi ích của quốc gia (đặc biệt là của các liệt cường) luôn là nhân tố chủ đạo, chi phối các mối quan hệ quốc tế. Điều kiện chính trị - xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ luôn chịu sự tương tác quyền lực cùng những toan tính chung, riêng của các quốc gia, thế lực chính trị phương Tây có lợi ích liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.