Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 107 - 112)

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

3.2. Những mặt hạn chế

3.2.1. Mặt hạn chế của Phan Bội Châu

Trong tư tưởng nhận thức của Phan Bội Châu còn bị mơ hồ về chính trị, thậm chí có lúc đi đến thỏa hiệp với thực dân. Đây cũng là một trong những hạn chế của các nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX. Phan Bội Châu đã dựa vào Nhật Bản – một dân tộc cùng châu cùng chủng nhằm xây dựng được các phong trào cách mạng “song chiến tranh Châu Âu, thình lình nổi lên, cuồn cuộn ầm ầm không biết kể mấy nghìn muôn trượng” .

102

Tình hình trong nước lúc bấy giờ có sự chuyển dịch sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang tính chất thuộc địa khiến cho nhiều sĩ phu yêu nước thuộc Duy tân hội dần chuyển sang ủng hộ hết mình chủ nghĩa dân chủ và muốn nêu cao tinh thần, sức mạnh, khả năng cách mạng của quần chúng nhân dân. Bên trong lòng bối cảnh này, Phan Bội Châu lại chưa có sự triệt để trong việc loại bỏ quân chủ chuyên chế. Ông còn bị nghiêng hẳn lập trường về phía giai cấp nho giáo, nên chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của tầng lớp nông dân. Vì vẫn giữ lại đạo đức Nho gia, nền quân chủ lập hiến nên Phan Bội Châu vẫn thừa nhận những lý thuyết cốt lõi trong tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử, và nêu cao tinh thần giữ đạo, tròn đạo, mang hình ảnh xã hội nhân đạo.

Tuy nhiên, chính bởi tư tưởng này mà lý thuyết, cương lĩnh của Phan Bội Châu mang đậm tinh thần lý tưởng hoá, hơi xa rời thực tế. Nhật Bản trong mắt Phan Bội Châu lại ngời sáng tinh thần khởi nghĩa, và ông vẫn chưa nhận ra bản chất cùng góc khuất đen tối của Nhật trong cục diện chung Châu Á.

Hơn nữa, sự “tư sản hoá” của Phan Bội Châu và các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ lại mâu thuẫn với nhu cầu thực sự của xã hội. Một là lý tưởng hoá tư tưởng, hai lại là đề cao bạo động mà không xét đến tính khả thi của bạo động. Phan Bội Châu cực lực chống lại những người lấy việc giáo huấn để mưu cầu việc giải phóng dân tộc. Họ “chẳng qua chưa từng trải nhiều mà thôi”. Ông cho rằng tuyên truyền, giáo huấn là thừa thãi “không còn chỗ đất nào để reo rắc tuyên truyền”. Tuy nhiên, vì không thấy được nhu cầu thực sự của dân chủ, nên Phan Bội Châu lại vô tình cổ vũ bạo động theo kiểu truyền thống, tức là bị áp bức và vùng lên mà không có kế hoạch hay đường lối cụ thể.

Vì thiếu cái nhìn khoa học nên Phan Bội Châu chưa nhận ra tầm quan trọng, vai trò của đấu tranh chính và vũ trang, dẫn đến hoạt động của Việt Nam Quang Phục Hội chỉ là những sự kiện nhỏ lẻ, không thật sự bùng nổ, gây ra sự chuyển biến lớn. Thêm vào đó, Phan Bội Châu lại hà khắc với giai cấp tư

103

sản nên không muốn nhờ cậy các mạnh thường quân từ tầng lớp này, khiến cho mong muốn phục hưng của ông ngày càng khó khăn.

Phan Bội Châu cũng chưa có đôi mắt sáng tinh thường trong việc nhận diện kẻ gian trà trộn vào hàng ngũ Việt, khiến nhiều dự án sụp đổ do bị chống phá bởi bọn việt gian. Hệ quả của việc trao niềm tin sai cách này là khi ông bị chính bọn việt gian phản bội bắt sống và cống nạp cho Pháp.

3.2.2. Mặt hạn chế của Phan Chu Trinh

Tuy những giá trị thực tiễn của Phan Chu Trinh trong cải cách đất nước là vô cùng quý giá, sự ảnh hưởng của ông đến những trào lưu cách mạng của Việt Nam cũng không thể phủ nhận, nhưng tư tưởng của ông vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm.

Phan Chu Trinh lên án bạo lực trong tranh đấu bởi ông cho rằng: "Bạo động làm hại sinh linh, đem thịt ra cho người ta băm, đưa đầu cho người ta bắn". Việc Phan Chu Trinh độc đoán phê phán chủ trương dùng bạo lực đã cản trở cuộc đấu tranh cách mạng bấy giờ. Theo Phan Chu Trinh chỉ có con đường giáo dục tiến tới đấu tranh đòi cải cách là con đường đúng đắn nhất. Phan Chu Trinh nhận thấy, việc giáo dục là vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân. Thế nên, Phan Chu Trinh đã thực hiện chương trình khai dân trí, xướng dân quyền của mình. Nếu dân trí được nâng cao thì họ mới hiểu rõ họ đang đấu tranh vì điều gì, đoàn kết ra sao, bước đầu như thế nào.

Thế nhưng, Phan Chu Trinh lại lựa chọn hướng đi sai lầm khi dựa vào Pháp bảo hộ để xoá sổ phong kiến, tiến đến canh tân đất nước. Đây là nước đi sai lầm của Phan Chu Trinh khi nó rơi vào bế tắc, lại không đáp ứng được nhu cầu khai dân trí, dựa vào một thế địch thâm thù mà xoá sổ một chế độ suy tàn.

Nhiều chí sĩ yêu nước đã phản đối tư tưởng bài xích bạo lực và cậy nhờ Pháp của Phan Chu Trinh. Bởi không được số đông cổ vũ, ông không nhìn nhận ra kịp thời nước cờ sai lầm của mình. Ông còn vô tình giúp cho thực dân Pháp hòa hoãn mâu thuẫn, giảm nhiệt các cuộc vận động cách mạng của nhân dân.

104

Phan Chu Trinh tuy không để cho Pháp mua chuộc, nhưng trong thực tế, Pháp quá nhiều mánh khóe xảo trá đã thao túng được Phan Chu Trinh. Bằng chứng là việc bài xích bạo động lại là động thái có lợi cho Pháp, ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc vận động cách mạng lúc bấy giờ.

Thời gian hoạt động tại Pháp là một dịp rất tốt để Phan Chu Trinh được tận mắt nhìn thấy cách mạng Nga thành công, Đảng cộng sản Pháp và hàng loạt các Đảng cộng sản và tổ chức công nhân các nước tiếp theo xuất hiện trong cao trào cách mạng Châu Âu 1918 – 1923. Ông nghĩ rằng Pháp có thể giúp ông hạ bệ chế độ phong kiến và tiếp nhận cái cách mới. Cho nên, trước khi về nước năm 1925, ông còn gửi thư cho Hạ nghị sĩ Pháp, cổ động cho chủ trương hợp tác với Pháp “Tôi muốn khẳng định với ông một lần nữa là vấn đề chủ quyền của nước Pháp ở Đông Dương là một vấn đề được toàn thể đồng bào tôi chấp nhận và đặc biệt là với tôi đã được sống lâu năm trên đất Pháp, đã biết rõ ý đồ tốt của nước Cộng hòa Pháp với đất nước tôi” (Doãn Chính, 2013, tr.837).

Khi ông trở về nước, phong trào dân chủ tư sản đã lan rộng, cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công ở nước Trung Quốc và ở trong nước, nhiều tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương đã ra đời, thế hệ chí sĩ trẻ đang bước vào thời kì cách mạng mới, Phan Chu Trinh lại không bắt kịp với trào lưu mới, vẫn giữ quan điểm bài xích bạo động và cầu viện Pháp. Sai lầm hơn nữa là chủ trương dựa vào Pháp để cầu tiến bộ, học hỏi văn minh phương Tây, bởi nó mâu thuẫn hoàn toàn với những ý đồ mà Pháp đang hăm he xâm lược Việt Nam, chúng chỉ lợi dụng Phan Chu Trinh như một nhà đại diện nhằm giảm thiểu tình trạng bạo động tại nước thuộc địa.

Phan Chu Trinh phê phán chế độ phong kiến bảo thủ lạc hậu và đề cao chế độ dân chủ tư sản của Pháp mẫu mực cho nền chính trị Việt Nam lúc bấy giờ. Vì học hỏi nhưng lại không linh hoạt áp dụng vào tình hình thực tiễn của đất nước nên Phan Chu Trinh khó lòng thay đổi trọn vẹn bởi sự khiên cưỡng,

105

khuôn mẫu của các tư tưởng rập khuôn mà ông áp dụng lên tình hình chính trị Việt Nam.

Việc cầu viện Pháp để xoá bỏ phong kiến, cách tân xã hội lại là một ảo vọng lớn của Phan Chu Trinh khi tin vào thiện chí của Pháp, một chính quyền thực dân chỉ trông chờ hút cạn tiềm lực thuộc địa, giống như Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét:" Chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương".

Đối với Phan Chu Trinh, nhiệm vụ quan trọng nhất là xoá sổ chế độ phong kiến nhưng ông lại không nhận ra nhờ một kẻ địch hùng mạnh hơn để xoá sổ một triều đại thối nát, suy tàn thì như "cõng rắn cắn gà nhà", tạo điều kiện để thực dân càng dễ dàng nuốt chửng chính quyền Việt Nam.

Sự mâu thuẫn trong tư tưởng của Phan Chu Trinh cũng thể hiện rõ nét ở việc: một bên ông lên án sự thối nát, hủ lậu của triều Nguyễn nhưng ông vẫn ca ngợi những học thuyết nền tảng làm nên nhà Nguyễn là Nho giáo. Mâu thuẫn thứ hai là ông muốn xây dựng nền độc lập tự do cho dân tộc nhưng lại đưa Pháp vào cuộc, viện trợ Pháp - kẻ đang nhăm nhe thôn tính Việt Nam.

Mọi học thuyết, tư tưởng của Phan Chu Trinh không thống nhất mà rẽ chệch hướng, khiến chí sĩ không đồng tình, nhân dân hoang mang, thực dân Pháp lại viện cớ lợi dụng kẽ hở này mà tranh thủ sự ủng hộ của ông tiếp tục kìm hãm dân chúng.

Sự đấu tranh của Phan Chu Trinh có những nội dung tiến bộ, phát kiến nhiều nội dung mới, thể hiện tinh thần yêu nước dồi dào. Thế nhưng, sự thống nhất làm nên một hệ tư tưởng duy nhất lại không có khiến cho Phan Chu Trinh không đạt được sự logic, khoa học trong việc kết dính nhiều tư tưởng, tinh thần. Ông dễ dàng bị dao động, có phần mềm yếu trong khi đưa ra đường lối, còn thoả hiệp với địch và dựa vào Pháp mà triển khai tư tưởng. Đây là những hạn chế và tiếc nuối khi nhìn lại chặng đường đấu tranh của Phan Chu Trinh.

106

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)