CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ CHÂU Á TRONG HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH
2.2. Nhận thức về dân tộc của Phan Bội Châu Và Phan Chu Trinh
2.2.2. Nhận thức về dân tộc của Phan Chu Trinh
Nhận thức về xã hội Châu Á đã tác động mạnh mẽ để Phan Chu Trinh đưa ra phương hướng cứu nước. Ông hiểu rõ tình hình đất nước đang cần
"chấn dân khí - khai dân trí - hậu dân sinh". Vẫn đồng thuận với quan điểm lấy dân làm gốc, Phan Chu Trinh nhận thức được sự chuyên chế, quan liêu trong chính quyền nhà nước và muốn chấn chỉnh lại quyền lợi của nhân dân trong việc giác ngộ quyền lợi của mình khi muốn xoá bỏ chế độ chuyên chế độc tài.
Phan Chu Trinh cũng muốn tiến đến khuyến khích người dân tiếp cận chữ quốc ngữ, bài trừ những hủ tục cũ để tiến đến học những điều văn minh của thế giới. Vì lấy dân làm gốc như tư tưởng của nhiều tân thư Châu Á, Phan Chu Trinh nhấn mạnh việc đất nước, chính quyền cần tập trung đầu tư và phát triển là chăm lo cho đời sống của nhân dân, định hướng cho nhân dân con đường kinh tế vững mạnh.
Từ việc nhận thức về tình hình đất nước, Phan Chu Trinh đề cập đến vấn đề cần chuyển sang lĩnh hội những kiến thức khoa học tiến bộ của thời đại, mở rộng tầm nhìn bằng cách tiến cử nhiều thanh niên sang nước ngoài học tập. Đồng thời, trong nước, ông ra sức vận động phong trào nhân dân thực hiện tư tưởng tự lực khai hóa. Điều này đã tạo điều kiện cho việc phát triển phong trào lĩnh hội, tiếp thu những giá trị học thức kiểu mới, tiếp cận nhiều hơn với các học thuyết phương Tây. Những nội dung tuyên truyền của Phan
54
Chu Trinh tuy chưa phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh, chưa đạt đến thể thống nhất toàn vẹn nhưng mục tiêu nâng cao dân trí, và những hoạt động thực tiễn của ông đã có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống xã hội lúc ấy. Có thể nói, ông đã thổi một luồng sinh khí mới vào trong nền giáo dục nước nhà, giúp nhân dân ta thức tỉnh sau hàng ngàn năm chìm đắm trong truyền thống Nho học lỗi thời. Lý do Phan Chu Trinh cho rằng Nho học lỗi thời là vì hủ Nho là một gông cùm khiến nhiều quốc gia Đông Á khó phát triển bởi hệ thống tư tưởng này nhắm đến phát triển nông nghiệp, mà thời hiện đại công nghiệp phát triển như vũ bão. Nho giáo còn cản trở tính dân chủ bởi có quá nhiều lễ nghi, nguyên tắc, gông cùm trói buộc con người vào cách ứng xử truyền thống. Đó là tư tưởng "tam tòng tứ đức" đè nặng lên đôi vai người phụ nữ, sự bất bình đẳng giới và tư tưởng người phụ nữ không cần học cao và giáo dục chỉ chú trọng nhân tài là nam giới,...Từ đó, Phan Chu Trinh phản đối Nho học vì nhiều tư tưởng còn nặng phong kiến và hướng đến Tân thư.
Phê phán Nho giáo nhưng không phải Phan Chu Trinh bác bỏ hoàn toàn hệ thống tư tưởng này trong xã hội Á Đông, về khía cạnh nào đó ông vẫn nhận thấy được những giá trị tích cực của nó trong tương quan với tư tưởng của phương Tây:
Đem văn minh Châu Âu tức là đem đạo khổng mạnh về. Đạo Khổng Mạnh là đạo trung dung thường dùng như cơm nước hằng ngày, như kính trọng cha mẹ, như thương người đồng loại chớ không phải mê tín như các đạo khác. Thế thì đem văn minh Châu Âu về đã không hại gì mà còn làm rõ ràng thêm cho đạo Khổng Mạnh ra. Tôi xin nhắc lại anh em một lần nữa rằng đem văn minh thật của Âu Châu mà hoà hiệp với nho giáo thật của Á Đông, chớ không phải như mấy anh hủ nho thủ cựu gọi là quốc hồn, quốc tuý, mấy anh tây học lem nhem gọi tự do độc lập ở đầu lưỡi” (Phan Châu Trinh toàn tập, tập 3, 2005, tr.259)..
55
Như vậy về mặt nhận thức những giá trị cốt lõi trong hệ tư tưởng đang thống trị tại Việt Nam thời kì này Phan Chu Trinh không bác bỏ hoàn toàn mà vẫn thấy những điều tích cực từ nó từ đó ông khuyến khích việc hoà hợp tư tưởng phương Đông với tư tưởng tiến bộ của phương Tây để thay đổi nhận thức của xã hội, mở mang dân trí. Có thể nói qua tư tưởng ông đã dự báo được con đường phát triển của xã hội Việt Nam trong tương lai.
Bên cạnh đó ông cũng nhận thấy được điểm mạnh của dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện như tính cách con người, truyền thống yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa điều này làm cơ sở vững chắc để phát triển đất nước, nhưng đồng thời ông cũng thấy được điểm yếu chí mạng của dân tộc Việt khiến cho đất nước trở thành thuộc địa và thua kém nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực:
Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc hèn hạ mà cũng không phải không thông minh thế thì vì lẽ nào, ở dưới quyền bảo hộ đã hơn 60 năm nay mà lại bịt mắt, vểnh tai không chịu học những cái hay của người? Có người nói rằng tại người ta đè nén mình, không cho làm súng ống, làm máy bay, đóng tàu ngầm nên dân mình mới ngô nghê đến thế. Những người đó là người không học lịch sử Tây hoặc có tính yêu mình quá nên chỉ biết trách người mà không tự trách mình. Sao không nhớ khi người Pháp mới sang sợ mình theo Tàu cho mình qua Tây học mà người mình vẫn khư khư không chịu sang đấy?. Phải chi lúc đó ta biết nhân dịp qua nước người học tập lấy cái khôn khéo thì bây giờ ta so sánh với Nhật Bổn tuy chưa kịp, nhưng so với Phi Luật Tân với Xiêm La thì cũng không đến nỗi xa lắc như thế này (Phan Chu Trinh, tập 3, 2005, tr.261).
Vậy ở đây Phan Chu Trinh đã chỉ rõ Việt Nam mất nước không phải chỉ do triều đình nhà Nguyễn mà còn do chính từ trong tính cách thích an toàn, thích đi theo những lối mòn cũ mà ngại tư duy thay đổi và chấp nhận cái mới
56
của đại đa số người dân Việt Nam thời kì bấy giờ.
Về phương diện giáo giáo dục Phan Chu Trinh nhận thấy cách học ở Việt Nam nói riêng và xã hội Á Đông nói chung chỉ trọng văn chương mà không trọng kĩ nghệ, trọng Khổng Mạnh nhưng thực chất sự học lại không giống tư tưởng Khổng Mạnh đề ra ;
Vì người ta mấy ngàn năm chỉ mê một cái ý tưởng cao thượng của Khổng Mạnh, mới phát ra mà chưa thi hành được từ nhà Tần về sau phản hẳn ý cảu Khổng Mạnh, đổi làm quân quyền chuyên chế […]Thương hại thay đạo Khổng Mạnh chẳng phải là không đáng đứng đầu thế giới, tiếc thay chỉ có ý tưởng mà thôi, mấy ngàn năm đã thi hành đâu” (Phan Chu Trinh, tập 3, 2005, tr.185)
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đứng trước cảnh nước mất nhà tan, sự cai trị, bóc lột hà khắc của chế độ thực dân - phong kiến đã khiến cho tinh thần chiến đấu của dân tộc ta càng trở nên mạnh mẽ, lớn lao, vĩ đại hơn bao giờ hết. Lúc bấy giờ nhiều phong trào yêu nước đã nổi lên với kì vọng có thể chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, cuộc sống ấm no cho người dân, thể hiện ý chí, khả năng tự lực tự cường không đầu hàng trước số phận. Trong bối cảnh những phong trào yêu nước đang diễn ra trong thời kì này đều bị ảnh hưởng lớn lao bởi tinh thần trung quân ái quốc và lấy tư tưởng Nho giáo làm chủ đạo. Mặc dù các cuộc đấu tranh trên không thành công nhưng điều đó cũng cho ta thấy tinh thần yêu nước bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhiều cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu yêu nước dựa trên tinh thần trung quân ái quốc và tư tưởng Nho giáo lần lượt thất bại, Phan Chu Trinh nhận thấy trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ không có con đường nào khác ngoài việc thực hiện cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Ông dựa trên các cuộc đấu tranh theo đường lối dân chủ tư sản ở một số nước châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc đều rất thành công, điều này càng làm cho ông kì vọng nhiều hơn trong con đường ông chọn là cách mạng dân chủ tư
57 sản - con đường đó mới thật sự tiến bộ.
Phan Chu Trinh chủ trương cách mạng theo đường lối ôn hòa, tức là không sử dụng bạo lực trong khi làm cách mạng. Ông cho rằng tương quan lực lượng giữa ta và Pháp khá chênh lệch, nếu dùng vũ lực chống bạo lực là một con đường sai lầm dẫn đến thành công,, ông rất thực tế, rất sát với tình hình đất nước. Tư tưởng và việc làm của ông nằm trong tiến trình phát triển của cách mạng của Việt Nam. Ông lên án phê phán chế độ chuyên chế phong kiến thối nát và chính sách bế quan tỏa cảng của chính quyền nhà Nguyễn làm nước ta càng ngày càng tụt hậu. Rõ ràng ở đây Phan Chu Trinh đã có cách nhìn hiện thực xã hội nước ta trong mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
Nên ông chủ trương đem tư tưởng dân chủ dân quyền vào nước ta với phương châm tự lực khai hoá thì mới thoát khỏi lệ thuộc. Như vậy đối với ông dân chủ là con đường để tự cường cho Việt Nam. Mà muốn được như vậy thì trước hết phải làm cho người dân hiểu dân chủ là gì, phải có một cuộc cách mạng không đơn thuần chỉ là cách mạng vũ trang mà nó còn là cuộc cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tư tưởng, văn hoá, kinh tế, chính trị…
2.3. Nhận thức của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh về Nhật Bản, Trung Quốc và các Đông Nam Á