CHƯƠNG 1: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
1.2. Nguyên nhân và điều kiện hình thành tiếp xúc với tân thư
1.2.2. Ảnh hưởng từ Nhật Bản và Trung Quốc
Từ thế kỉ XIX, tình hình hội nhập và sự giao thoa của phương Tây với các nước trong khu vực đều có sự chuyển biến mới mẻ, trong đó Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia tiếp nhận các cách tân trong tư duy chính trị nhiều nhất và cũng gần gũi để dễ dàng ảnh hưởng sâu rộng bên trong lòng tư tưởng cách mạng Việt Nam.
Nhật Bản, năm 1868, khi thiên hoàng Minh Trị thay thế chính quyền Mạc Phủ đang nắm quyền trong nhiều năm, và bắt tay vào công cuộc duy tân đất nước. Việc Nhật Bản mở rộng thôn tính Đông Bắc, Trung Quốc và Triều Tiên đã ảnh hưởng đến quyền lợi của Nga nên dẫn đến cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). Trước chiến thắng của Nhật đã dẫn tới sự kì vọng của các nước Châu Á trước việc thúc đẩy phong trào duy tân của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sự phát triển của Nhật Bản sau khởi nghĩa duy tân này để mở đường cho Việt Nam học hỏi, trong đó Phan Bội Châu - nho sĩ cấp tiến đi tiên phong
22
trong con đường khởi phát tư duy cải cách trong chính trị và làm cách mạng.
Ông viết: “Trong Trận Nga - Nhật và Nhật Bản đại thắng thật ra đã tạo điều kiện, cơ hội cho chúng tôi rất lớn. Trong đầu óc chúng tôi đến thời điểm này đã mở ra một thế giới mới lạ” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 171). Phan Bội Châu đã cùng nhiều nho tiến bộ mong muốn cải cách, đem tự do dân chủ giải phóng dân tộc nên đã quyết định chung tay thành lập Việt Nam Duy Tân Hội - một hệ thống đảng phái học hỏi theo cách triển khai của Nhật Bản.
Trong bài Đề tỉnh quốc dân ca, Phan Bội Châu kêu gọi:
Cờ độc lập đứng đầu phất trước.
Nhật Bản kia vốn nước đồng văn.
Á Đông nổi hiệu duy tân,
Nhật hoàng Minh Trị anh quân ai bì?... ….
Gương Nhật Bản đất Á Đông.
Dòng ta, ta phải soi chung kẻo lầm
(Phan Bội Châu, 1990)
Trung Quốc cũng chịu sự tác động từ phong trào duy tân Nhật Bản với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, được sự cổ vũ của nhiều tầng lớp văn sĩ cấp tiến, trí thức tiểu tư sản,..Nhiều người còn đầu tư qua Nhật học tập phong trào duy tân để đem về hoạt động cách mạng trong nước.
Lúc bấy giờ, đầu thế kỉ XIX, Trung Quốc cũng đang rơi vào thời kì bể khổ với sự xáo xào trong nội bộ triều đình. Sau cuộc chiến tranh Nha Phiến 1840, Trung Quốc rơi vào tầm ngấm của thực dân, khiến cho đất nước chuyển dần theo cục diện nửa phong kiến - nửa thuộc địa. Vì chưa mở rộng cách tân chính trị giai đoạn đầu nên cách mạng chống thực dân đều thất bại, triều đình Trung Quốc ngày càng đánh mất lòng tin trong cộng đồng người dân. Họ không tin vào việc chính quyền phong kiến đủ sức mạnh để đánh đuổi giặc
23
ngoại xâm. Vì thế, nhiều phong trào khởi nghĩa bùng nổ như phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, Duy Tân,...Càng về sau, tầng lớp nho giáo tiểu tư sản càng thấy rõ tầm quan trọng của việc áp dụng tri thức vào xây dựng đường lối cách mạng nên đã đốc sức mở rộng, học hỏi canh tân các nước khác trong khu vực Châu Á và Nhật Bản là đất nước đi tiên phong trong việc cải cách. Tuy nhiên, một số nhà nho trí thức Trung Quốc một phần vì bất mãn với triều đình Mãn Thanh suy yếu, một phần vì bị cho là phản quốc nên đã chấp nhận cuộc sống lưu vong tại Nhật Bản.
Vì mục đích phát triển tinh thần đổi mới trong nước về chính trị - kinh tế - xã hội, các nhà trí thức Trung Quốc đã dịch nhiều tác phẩm về các vấn đề chính thể dân chủ, dân quyền, tự do bình đẳng. Khang Hữu Vi (1858 - 1927), Lương Khải Siêu (1873 - 1929), Đàm Tự Đồng (1865 - 1898) sáng tác nhiều tác phẩm đề nghị canh tân Trung Quốc, xây dựng hệ thống tư tưởng chính trị, dân chủ, dân sinh,...Trong đó, Tân Thư là một tác phẩm tiên phong, ảnh hưởng sâu rộng đến nho sĩ Việt thời bất giờ. Các nhà canh tân đất nước đã học hỏi theo Tân Thư để đưa ra nhiều chính sách cải cách, ý kiến chỉnh đốn đường lối phát triển nước nhà về nhiều mặt. Trần Đình Túc dâng sớ xin khai khẩn đất hoang ở khu vực Huế, Quảng Trị để mở rộng canh tác cho nông dân. Đặng Huy Trứ lại dâng tài liệu nghiên cứu để xin đóng tàu chạy hơi nước (1865),..
Các nhà canh tân khác đều tập trung nghiên cứu Tân thư và tìm ra nhiều chính sách mới nhằm canh tân đất nước. Nhiều nhà nho trí thức đã lưu danh dân tộc vì những đóng góp canh tân cho đất nước thời bấy giờ: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp,...
Nguyễn Trường Tộ khi ấy là một cái tên nho sĩ đầy thức thời, tâu sớ cho vua quan nhiều cơ hội canh tân nước nhà. Sau hành trình tham gia đi sứ ở một số nước, Nguyễn Trường Tộ đã nhận thức được rằng: “Thời kỳ khôi phục đất nước đã được xác thực ở bốn bể, dự tính được con đường phát triển tương lai. Những đi theo con đường nào mới được? Con đường cần theo không thể
24
tìm ở trong nước mà phải tìm trong thiên hạ.” (Đỗ Thanh Bình, 2006, tr. 123).
Và theo ông, việc tìm con đường cải cách đất nước là một quá trình cần sự thống nhất “không cần bỏ hết cái cũ và mưu cầu cái mới mà phải lấy cái hay của mình sẵn có, kết hợp cùng cái hay trong thiên hạ mới sáng tạo ra. Như thế cái mới trong thiên hạ sẽ đồng hoá cùng cái mình cũng có và cái mình sẵn có thiên hạ lại không có. Lấy hai điều biết mà dính lại một điều biết. Như thế ai dám khinh rẻ mình” (Đỗ Thanh Bình, 2006, tr.198). Từ quan điểm thức thời này, chúng ta có thể thấy kiến thức của Nguyễn Trường Tộ đã vượt xa tầm suy nghĩ của bậc trí thức lúc bấy giờ, đặt ra nhiều thử thách phải canh tân đất nước theo cách làm mới và cũng để lại nhiều suy ngẫm, nuối tiếc cho người đời sau khi tiếng nói của ông không được coi trọng. Đi sâu vào tìm hiểu những cách tân của Nguyễn Trường Tộ, có thể nói nhà cách tân này đã học hỏi bước tiến của Nhật Bản và các nước phương Tây đưa vào tân thư dân tộc. Cụ thể, từ thời mười tám tuổi, Nguyễn Trường Tộ đã được tiếp xúc Tây học, học tiếng Pháp và kiến thức khoa học thường thức của Tây phương. Ông còn trực tiếp sang Pháp và các nước láng giềng Châu Á để học hỏi thêm. Trước hết về khoa học kĩ thuật, Nguyễn Trường Tộ đã học hỏi người Pháp về kiến trúc để tham gia làm kiến trúc sư xây dựng tu viện tại Sài Gòn cùng nhiều kênh đào khác tại Sài Gòn. Về khoa học xã hội, ông có kiến thức sâu rộng về ngoại giao, tôn giáo, kinh tế, chính trị nhờ vào thời gian du học các nước. Đỉnh cao là bản điều trần Nguyễn Trường Tộ đã gửi cho triều đình Huế dựa trên đề án của học giả trí thức đời Minh Trị của Nhật. Trong bản điều trần này, ông đã trình bày về những vấn đề bức thiết đối với vận mệnh nước nhà và có sự tương đồng lớn với bối cảnh Nhật Bản. Điểm học hỏi lớn lao nhất là việc Nguyễn Trường Tộ đề cao khả năng Việt Nam noi gương chính phủ Minh Trị đến các nước Âu Mỹ để thương lượng sửa đổi những hiệp ước bất bình đẳng, đòi công bằng cho dân tộc. Thế nhưng, cách tân của Nguyễn Trường Tộ không được coi trọng bởi các nho sĩ bấy giờ vẫn bị ảnh hưởng bởi quan điểm "nước Việt là trung tâm vũ trụ" không cần cầu cạnh ai và xem Trung Quốc là cứu cánh duy nhất.
25
Theo Nguyễn Trường Tộ, nước Pháp - cũng như các nước phương Tây – là một nước rất mạnh khi so sánh với tình hình chung của Việt Nam hay các nước Châu Á:
Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến…, mặt trời mặt trăng soi chiếu... thì người Âu đều đặt chân tới, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa ; ai hoà với họ thì được yên, thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Huống hồ nước Việt ta là một nước bé nhỏ, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được… ? Hơn nữa, ở châu Âu, việc võ bị chỉ có nước Pháp là đứng hạng nhất, hùng mạnh không thua ai cả (Trương Bá Cần, 1988, tr.107-112)
Nguyễn Trường Tộ cũng tiên liệu rằng :
Nếu như ngày kia Pháp đưa quân đến thì việc vượt biển cũng như đi trên đất bằng, trèo non như đi trên đường bộ. Nước ta tựa núi kề biển, địa thế như một con rắn dài, đầu đuôi không liên lạc được với nhau, nếu họ đánh một trận thì ta đã bị cái thế chia năm xẻ bảy…(Trương Bá Cần, 1988, tr.107-112)
Trong lúc đó, Nguyễn Trường Tộ lại cho rằng:
Quân lính của ta lại chuyên dùng gươm dao gậy gộc, không thạo súng ống. Nếu họ dùng súng trường từ xa bắn suốt tới, thì quân ta chưa giáp trận mà gươm dáo đã tan tành. Khi họ đến gần thì dùng lưỡi lê xung phong một người đương được cả 100 người, xông lên như nước sông chảy xiết. Lúc ngừng lại thì như núi dựng, xông vào chẳng qua cũng như chuồn chuồn lay cột đá mà thôi.(…). Đem quân nhút nhát của mình ra đánh lại quân vô địch của họ thật chẳng khác nào như bắt muỗi đội núi, đem dê đấu hổ (…). Quân Pháp đánh thành không cần dùng những phương pháp bắc thang, đường hầm, xe kiếm, bao đất, mà
26
đại pháo bắn ra thì núi lở, gò sập (…), trèo thành như lên đệm gối, sở dĩ lâu nay họ chưa dùng đến là vì cắt cổ gà cần gì phải dùng dao mổ trâu… (Trương Bá Cần, 1988, tr.107-112)
So sánh tương quan lực lượng giữa hai bên có thể thấy sự chênh lệch vô cùng giữa Việt và Pháp, vì thế muốn giữ đại cục bước đầu triều Nguyễn cần canh tân đất nước chứ không phải dần dâng đất đai cho kẻ thù xâm lược:
Nay có đánh họ cũng không đi, hòa họ cũng không đi. Họ chỉ xin mình miếng đất mà thôi, nếu cứ kiên quyết không cho, họ sẽ lập mưu cướp hết, từ khách quay lại làm chủ. Như thế là tiếc một hai mảnh đất mà đem cả nước trao cho họ. Nếu biết rõ họ đã đến là không đi…, thì đánh với họ tức là mất cái lớn không đáng mất…, không kêu nài gì được (…) Hoặc giả có người nói đất đai tổ tiên để lại không được đưa gang tấc nào cho kẻ khác. Như vậy là quá câu chấp mà để hỏng việc nước. Sao không xem xưa nay có ai làm chủ giang sơn mãi đâu (…) . Vả lại những điều mà nước Pháp xin, chẳng qua là để mở bến tàu, lập phố xá, thông cửa bể để buôn bán…Xưa nay chưa có ai buôn bán mà âm mưu chiếm nước người ta bao giờ. (Trương Bá Cần, 1988, tr.107- 112)
Cuộc đấu tranh của Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh vào việc buộc triều Nguyễn phải sớm canh tân từ 1963:
Bài Tế cấp luận của tôi nếu đem ra thực hành trăm năm cũng chưa hết, thế mà bảy tám năm nay chưa thấy thực hành tý nào, chả lẽ đợi đến trăm năm sau mới thực hành được sao ? Nay có thể làm được rồi, thời đã đến, thế đã có, mở rộng giao thương để đem của cải thiên hạ đến, chấn hưng phương pháp mới để làm hưng thịnh nguồn lợi trong nước.
Tiến hành cả hai thì mọi cái hỗ trợ nhau, lợi ích sẽ ùn ùn đưa đến. Tôi tính toán cái thời hạn 20 năm chỉ một ngày có thể hy vọng được. Nếu để thời cơ bối rối của họ đi qua thì còn làm gì được nữa, hiện nay hết
27
sức khẩn cấp. Hãy đứng dậy nhảy xổ ra bắt tay thực hiện ngay. Thời đã đến rồi. Thời khó mà dễ mất. Chớ nên nói hãy để sang năm.
(Nguyễn Trọng Văn, 2009, tr.35)
Nguyễn Lộ Trạch cũng là một nhà canh tân nổi tiếng với bài “Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ” (thiên hạ đại thế luận) viết tháng 4 năm 1863. Nếu Nguyễn Trường Tộ đã tiếp cận văn minh phương Tây và học hỏi tân thư Nhật Bản để đề bạt cải cách, thì Nguyễn Lộ Trạch lại chịu ảnh hưởng bởi tân thư Trung Quốc. Vì là con rể của Trần Tiễn Thành - một vị Tổng tài Quốc sử quán có xu hướng duy tân, từng tiếp đón Nguyễn Lộ Trạch nhiều lần, nên ông có cơ hội được đọc các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ và tân thư của Trung Quốc. Ông đã từng dâng lên vua bản thời vụ sách I (thượng), vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa, vờ vịt nghị hòa của người Pháp, đồng thời đề ra chủ trương “gấp lo tự lực tự cường”. Bản Thời vụ sách đã gây tiếng vang lớn. Nhân sự kiện thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (lần thứ hai) vào háng tư năm 1882, Nguyễn Lộ Trạch tiếp tục dâng bản Thời vụ sách II (hạ), gấp rút đề ra những kế hoạch giữ nước. Đề nghị canh tân cuối cùng của Nguyễn Lộ Trạch có lẽ là bài viết “Thiên hạ đại thế luận” (Bàn luận về những việc lớn trong thiên hạ). Trong bài viết này Nguyễn Lộ Trạch đã viết bài bàn luận về thế nước của các quốc gia Á Đông trước nguy cơ xâm lược của phương Tây. Ông đã chỉ rõ ra những điều sai lầm của triều đình nhà Nguyễn khi nghĩ nếu cầu hòa thì thực dân Pháp dừng lại, cũng không vì nhà Nguyễn chống lại mà Pháp dấy binh nhiều hơn mà dã tâm của phương Tây đã có từ lâu. Điều này chứng tỏ Nguyễn Lộ Trạch đã phần nào có cái nhìn đúng đắn về cục diện của thế giới và tình hình Châu Á lúc bấy giờ khi đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước thực dân. Trước thực tế đó, ông cho rằng triều đình chỉ còn cách: Từ bỏ tệ quan liêu, thói chuộng hư danh, sửa sang chính trị, giáo dục thì mới có thể cứu nguy cho nước nhà. Bài luận của Nguyễn Lộ Trạch được đông đảo sĩ phu cả nước có tư tưởng đổi mới đón nhận và khen ngợi. Ông đã dựa trên tân thư của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây để phân
28
tích bối cảnh chính trị, thế lực - quyền lợi của các nước phương Đông và đưa ra đự đoán canh tân cũng như xu thế sắp tới của thế giới. Ông đã chỉ ra những ưu khuyết điểm của bộ máy cũ, những điểm còn thiếu sót để cải cách.
Theo Nguyễn Lộ Trạch, trong thời vụ sách II (quyển hạ), ông đã trình bày rõ các quan điểm về các kế sách canh tân theo chủ trương tự lực tự cường như Nhật Bản. Ông không tách Nhật Bản khỏi bối cảnh chung Đông Á mà hướng đến sự phát triển cạnh tranh giữa các nước đang trong đà canh tân phát triển:
Cái thế hỗn tạp mà cái hình thôn tính lập thành. Đất Lữ Tống (Lucon, chỉ Phillipines) từ đời Minh đến nay, hơn ba trăm năm vẫn thần phục Tây Ban Nha, thế mà nay lại muốn ngang nhiên tự mình đứng vững, thực là khó lắm thay! Ấn Độ, Miến Điện cũng chung một bênh như vậy. Xiêm La thì có thể giữ nguyên vẹn được, nhưng không thể hoà thân với các nước láng giềng. Nhật Bản mỗi ngày một tiến lên mau chóng, thế những Nhật Bản mạnh thì mối lo của Trung Quốc chẳng phải ở Tây dương mà chính là ở Nhật Bản (Mai Cao Chương, 1995, tr.139).
Nguyễn Lộ Trạch nhấn mạnh con đường của Nhật Bản đang đi là đúng đắn, Việt Nam cần học tập theo để có thể canh tân đúng đắn.
Điều đáng lưu ý là cho đến trước thế kỷ XX thì trong nhận thức về châu Á của các nhà canh tân thì sự vỡ ra ý thức về thể chế chính trị vẫn còn rất hạn chế bởi họ vẫn tôn sùng hệ tư tưởng chính trị Nho giáo xưa cũ. Nguyên nhân có thể lí giải được là do họ được tôi luyện và trưởng thành trong môi trường Nho giáo dù cho có một vài người đã được chứng kiến văn minh phương Tây và thấy rõ cái lạc hậu của Châu Á so với thế giới thế nhưng họ cũng khó mà đoạn tuyệt hoàn toàn với tư tưởng trung quân. Tư tưởng trung quân gắn chặt trong nhận thức của Đặng Huy Trứ thể hiện qua các câu thơ trong bài Yến đại từ đường viết năm 1865, khi ông đã có những tư tưởng canh