CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ CHÂU Á TRONG HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH
2.2. Nhận thức về dân tộc của Phan Bội Châu Và Phan Chu Trinh
2.2.1. Nhận thức về dân tộc của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước, tư tưởng yêu nước đã thấm nhuần trong con người ông. Trước hoàn cảnh đất nước bị mất chủ quyền, nhân dân đói nghèo, khổ ải, đầy căm phẫn dưới gót giày của bọn thực dân Pháp xâm lược, ông vô cùng đau đớn, mong muốn có thể góp sức xây dựng đất nước đi lên qua tâm sự trong bài Ái quốc:
Nay ta hát một thiên ái quốc
45 Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà Ông cha để lại cho ta lọ vàng Trải mấy lớp tiền vương dựng mở Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi, dạ dưa, ruột tằm (Phan Bội Châu, 1985, tr. 126)
Không dừng ở đó Phan Bội Châu còn nêu lên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc với một niềm tự hào tha thiết. Đã qua mấy ngàn năm lịch sử cha anh đã cống hiến thân mình để bảo vệ quê hương cho thế hệ sau sống trong thanh bình. Chúng ta những lớp người sau phải ra sức bảo vệ non sông gấm vóc ấy, để xứng danh với các bậc anh hùng đi trước qua bài thơ Ái chủng của Phan Bội Châu:
Bốn ngàn năm, cõi Viêm Phương,
Đua khôn Hoa Hán, mở đường văn minh Tài anh kiệt, nối đời sinh,
Phá Nguyên mấy lớp đánh Minh mấy lần.
Mở mang Chân Lạp, Chiêm Thành, Trời Nam lừng lẫy, dòng thần ở Nam (Phan Bội Châu, 1961, tr. 228)
Xã hội Việt Nam vào những năm cuối thế kỉ XIX rơi vào mâu thuẫn trầm trọng của việc lũng đoạn kinh tế, chính trị, xã hội vì sự trói buộc, áp bức
46
của thực dân và tầng lớp phong kiến. Người dân rơi vào cảnh một cổ hai tròng, dù mọi vấn đề đều do chính quyền Pháp thuộc quản chế, triều nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn, lại hợp tác với Pháp bòn rút nhân dân. Một chế độ cai trị và bóc lột hà khắc đã diễn ra, tình hình đất nước đang dần đi vào sự bảo hộ của Pháp.
Nhưng đến thời Phan Bội Châu thì bộ mặt của bọn thực dân Pháp mới được nhận thức cụ thể. Việc dùng văn chương làm phương tiện vạch trần tội ác của thực dân Pháp là hiệu quả nhất, đồng thời đó cũng là nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học yêu nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX. Trong thời điểm này các nhà Nho nhận thấy được vai trò của văn chương chân chính, nó có một khả năng to lớn và quan trọng đó là tố cáo, tuyên truyền giác ngộ quần chúng. Nhưng khó khăn lớn nhất đối với các nhà văn, nhà thơ đương thời là làm sao cho nhân dân tin tưởng và ủng hộ để đứng lên chống giặc cứu nước.
Trong hoàn cảnh đó nhà thơ họ Phan cũng vậy, ông đã trăn trở và rồi tìm ra con đường đó là vạch trần tội ác của bọn thực dân để người dân Việt Nam thấy rõ bộ mặt khai hóa của chúng.
Phan Bội Châu đã vạch rõ bộ mặt gian xảo của thực dân Pháp, lấy danh nghĩa là khai hóa, là bảo hộ nước ta nhưng rõ ràng chúng đang dần tàn phá hủy diệt nòi giống của ta. Cái chính sách mà chúng đem ra áp dụng ở nước ta được chỉ rõ trong bài thơ Hải ngoại huyết thư:
Vừa dạo nọ Thái Nguyên, Yên Bái.
Xương chật đường, máu nổi đầy sông.
Mình bao nhiêu nỗi khốn cùng,
Nó càng mát ruột, cam lòng bấy nhiêu.
(Phan Bội Châu, 2007, tr. 77)
Phan Bội Châu đã kiên định chỉ rõ cho mọi người thấy sự thật về bộ mặt giả dối của bọn thực dân. Ông phản đối gay gắt và mỉa mai cay độc cái thứ văn minh được gọi là “khai hóa” thực hiện bằng chính sách mị dân, ngu
47
dân không cho người Việt Nam được học hành của bọn chúng : Trường quốc học đặt tên Pháp Việt,
Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây.
Đến như trăm thứ nghề hay,
Bình, cơ, điện, hóa không thầy dạy khôn!
Lối nông học vẫn còn ngơ ngẫn, Việc công trường thờ thẫn biết chi.
Trăm nghề Pháp học tinh vi,
Người mình, mình cứ ngu si mặc mình.
Mình như thế dại đành là dại, Nó mong cho ngu lại càng ngu.
(Phan Bội Châu, 2007, tr. 78)
Theo Phan Bội Châu, sự trì trệ, bảo thủ, tính ỷ lại vốn ăn sâu trong cách dạy và học của người Việt Nam, bóp chết sự sáng tạo và làm nhụt ý chí của người Việt Nam, làm suy giảm dân khí của nước Việt Nam; khiến cho người Việt Nam có mắt mà như mù, có tai mà như điếc, có chân tay mà không biết làm, có máy móc mà không biết sử dụng, người trên chỉ biết noi theo cái cũ, người dưới chỉ biết tuân theo người trên. Ông viết: “Người trên lo trang sức cho đẹp mắt, giữ hủ lậu cho yên thân, dẫu có người thông minh cũng phải chiều theo tập thượng. Nghe một lời nói khác mình thì khiếp sợ như sấm sét, thấy một người làm khác mình thì cho là quái lạ như thấy tuyết và mặt trời.
Cái tệ ấy buổi đầu là do tính nhu nhược, theo mãi hóa ngu hèn” (Phan Bội Châu, 1990, tr.145). Theo Phan Bội Châu, cách học cũ làm cho người Việt Nam không chịu đổi mới; nhu nhược và ngu hèn; chỉ có học theo tập thượng, coi sửa đổi cho hợp thời là trái cổ, thoát khỏi những kiến thức cũ thì cho là
48
hiếu kỳ, chỉ biết khư khư thói bảo thủ lạc hậu. Những bất cập này chẳng những là nguyên nhân dẫn đến mất nước, mà còn là trở ngại trên con đường phát triển đất nước.
Trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư Phan Bội Châu đã chỉ ra rất rõ cho nhân dân ta biết số phận của các nước châu Á trong đó có Việt Nam đang bị các nước thực dân dắt mũi bằng luận điệu khai hoá và văn minh như thế nào. Về đời sống tinh thần, chúng muốn hủy hoại văn hóa truyền thống bản sắc dân tộc của chúng ta, còn về đời sống vật chất thì biểu hiện của chúng càng tàn bạo và dã man hơn:
Nó nuôi mình, như trâu, như chó, Nó coi mình như cỏ, như rơm.
Trâu nuôi béo, cỏ coi rờm Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu.
(Phan Bội Châu, 2007, tr. 78)
Bên cạnh đó Phan Bội Châu nhận thức thức rất rõ chế độ quan lại đã lỗi thời, những tên quan lại không làm tròn bổn phận của mình, lại còn thờ ơ vô trách nhiệm với nhân dân. Bọn quan phần nhiều chỉ biết đến lợi ích nhỏ nhoi cá nhân trước mắt, chứ chưa có nhận thức đầy đủ về sự thay đổi về thế giới và thời cuộc dẫn đến đa số thành phần quý tộc phong kiến được xem là có học thức thời kì này đều không quan tâm đến sự trì trệ, lạc hậu của đất nước cũng như sự thao túng thuộc địa của các nước thực dân ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung. Về phía vua, Phan Bội Châu đã cho chúng ta thấy hình ảnh thật uy nghiêm trên chính bệ :
Trên chính bệ ngôi thần tự chủ.
May thừa cơ giấc ngủ ly long, Giang sơn mặc sức vẫy vùng,
49 Muôn người luồn cúi cho vòng phúc, uy.
Còn bọn quan lại cũng chẳng hơn gì, chúng chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình, bỏ
mặc con dân đói khổ :
Chuyện đâu có chuyện lạ đời,
Mùa hè mưa tuyết, ban ngày mọc sao!
Tòa y viện, thuốc nào chẳng có!
Dân ốm đau, hề chớ hỏi han!
Cơm ngự thiện, bữa nghìn quan, Ngoài ra dân đói, dân hàn mặc dân.
(Phan Bội Châu, 2007, tr. 103)
Càng yêu nước thương dân bao nhiêu thì khát vọng cứu nước trong ông lại càng nung nấu sôi sục bấy nhiêu. So với văn chương của những người đi trước thì họ chủ yếu là khích lệ tinh thần yêu nước còn với Phan thì ông nhấn mạnh nhiệm vụ cứu nước. Phan Bội Châu cũng tán thành duy tân cũng thích chế độ dân chủ, nhưng không phải như các nhà Nho xưa với mục đích đánh giặc để khôi phục lại nhà nước phong kiến. Điều này xuất phát từ việc Phan Bội Châu đã thấy được sự yếu kém của đất nước trên nhiều phương diện mới là căn nguyên sâu xa nhất dẫn đến việc mất nước. Từ những nhận thức về xã hội Việt Nam như là một đại diện của Châu Á ông đề xuất việc duy tân.
Với ông, nói đến duy tân là để mở mang dân trí, nói dân chủ là để chấn hưng dân khí, để có thêm sức mạnh mà đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến và rồi tiến hành cải cách xã hội. Dùng bạo động cách mạng, Phan Bội Châu xác định nhiệm vụ cứu nước và cải cách xã hội là hai nhiệm vụ quan trọng phải cùng thực hiện. Chính vì vậy ông rất tích cực trong việc kêu gọi mọi người thể hiện tinh thần quyết tâm cứu nước, đó cũng là khát vọng mãnh
50 liệt của Phan:
Oán sâu quyết báo thù sâu quyết đền Phút một chốc làm nên công lớn, Cứu cho ta mấy vạn đồng bào.
(Phan Bội Châu, 2007, tr. 77)
Trên con đường hoạt động cứu nước, nhà chí sĩ họ Phan đã nhận ra tác dụng to lớn của văn chương đối với việc tuyên truyền cổ động người dân tham gia cách mạng. Chính vì hiểu được điều đó, nhà thơ Phan Bội Châu đã đem tất cả tài năng cũng như tâm huyết của mình viết ra những trang thơ mang nặng một niềm yêu nước khôn xiết. Đọc thơ Phan ta dường như đang sống lại trong không khí chung của dân tộc, cũng muốn hòa mình vào chia sẻ khát vọng cứu nước luôn thường trực và đau đáu trong lòng ông.
Để phát động tinh thần yêu nước, tập hợp lực lượng cứu nước, Phan Bội Châu nhắc đến những chiến công hào hùng của cha ông, nói đến non sông gấm vóc mà cha ông đã gây dựng nhằm khơi gợi lòng tự hào dân tộc để đi đến hành động yêu nước thì phải cứu nước :
Nọ thưở trước đánh Tàu mấy lớp, Cõi trời Nam cơ nghiệp mở mang.
Sông Đằng lớp sóng Trần Vương, Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê.
Quang Trung đế từ khi độc lập, Khí anh hùng đầy lấp giang sơn.
Lòng trời mở rộng nước non, Ta nay may vẫn hãy còn nước ta.
51 (Phan Bội Châu, 2007, tr. 77)
Dù vẫn lựa chọn tôn thất nhà Nguyễn là bù nhìn kêu gọi đoàn kết dân tộc nhưng Phan Bội Châu không chủ đích kêu gọi để khôi phục nhà Nguyễn mà chỉ muốn hướng đến mục tiêu tập hợp lực lượng cho công cuộc giải phóng dân tộc: "Vì lúc bấy giờ, tư tưởng chung của nhân dân, đặc biệt là của tầng lớp sĩ phu là tư tưởng quân chủ, chưa mấy người hiểu cộng hòa dân chủ là gì, nên phải dựa vào đó thì mới được nhiều người tin theo." (Nguyễn Quang Thắng, 2012, tr. 75). Sau này trong cuốn Trùng quang tâm sử Phan có xây dựng hình tượng ông Khoáng như cái bóng của Cường Để. Ý kiến của ông Khoáng tầm thường, bị gạt đi, không được chấp nhận. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng thông qua câu nói: ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác ta thấy Phan đã bộc lộ sự mơ hồ trong nhận thức của Phan Bội Châu. Dù không còn coi vua là chủ nước, nhưng ông cũng chưa thực sự hình thành được một thể chế dân chủ rõ ràng. Trong khoảng thời gian từ 1905 đến 1909, cùng với sự phát triển của phong trào Đông Du, Phan Bội Châu có thêm nhiều những nhận thức mới mẻ.
Đặc biệt, sau khi tiếp cận nền văn minh và học được quá trình cách mạng của Nhật, lĩnh hội khả năng, kĩ năng cách mạng nước ngoài và chính thể các nước, Phan Bội Chấu đã thấm nhuần lý luận của Rutxo. Đồng thời, ông được tiếp xúc với nhiều đồng chí cách mạng Trung Hoa, nên ông không còn đề cao tư tưởng quân chủ dù ông xuất thân là một nhà Nho xuất phát điểm từ triều Nguyễn (Việt Nam quốc sử khảo). Trong tác phẩm Tân Việt Nam viết năm 1907, Phan Bội Châu đã chỉ trích: "Cái nọc chuyên chính của tụi dân tặc ấp ủ từ bên Trung Quốc, tiêm nhiễm sang nước ta, một tên độc phu giá ngự ngàn vạn người dân thường để làm cá thịt nuôi nó." (Phan Bội Châu,1990). Những từ ngữ như nọc độc chuyên chính, tên độc phu giá ngự, nó được dùng để nói về vua – người mà trước đây người ta làm văn thơ không dám phạm húy, đối diện mặt Người càng không dám liếc nhìn, đã bao hàm một thái độ khinh bỉ, căm ghét vô cùng. Có thể nói, chỉ cần với bấy nhiêu từ ngữ, cả một nền quân chủ chuyên chế cùng hình ảnh ông vua oai phong lẫm liệt suốt gần một ngàn
52
năm phong kiến thực sự đã bị Phan tung hê, hất bỏ như một thứ của nợ đeo đẳng làm khổ ngàn vạn người dân. Từ đây, ta thấy, trong tư tưởng, Phan đã đào nấm mồ chôn chặt loại vua chuyên quyền độc đoán, đương nhiên tư tưởng trung nghĩa cũng bị chôn theo.
Hình tượng vua và tư tưởng trung nghĩa trong xã hội Đông Á trước đây đề cao việc kế thừa tư tưởng Nho giáo, vừa phát huy được ảnh hưởng của dân tộc và thời đại, gắn với mối quan hệ giữa dân tộc và nhân dân, giữa dân tộc và dân tộc, đề cao tầm quan trọng của lòng yêu nước và chống giặc ngoại xâm. Trong mối quan hệ với vua, tư tưởng trung quân được đặt lên hàng đầu.
Yêu nước tức là trung quân, trung thành, ra sức bảo vệ vua. Tư tưởng này còn bị giới hạn trong tư tưởng Nho giáo vua tôi, vận mệnh đất nước gắn với việc bảo vệ ngai vàng của đế vương, chưa thực sự xuất hiện vai trò quan trọng, tầm vóc của nhân dân trong việc bảo vệ đất nước Tuy nhiên, đến thời đại của Phan Bội Châu, tư tưởng nhân nghĩa đã thay đổi, tập trung mọi quyền lực nhà nước vào tay nhân dân. Theo đó, “Lật thuyền rồi mới biết dân như nước” trên cơ sở tư tưởng Mạnh tử “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, dân là sức mạnh đẩy đất nước về phía trước. Thế nên, Phan Bội Châu đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia vào mọi lĩnh vực xây dựng đất nước, từ chính trị - kinh tế - xã hội. Nhân dân vừa phải thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, vừa phải được đảm bảo được thể hiện quyền cơ bản của con người. Từ sự thay đổi này đã cho thấy quá trình chuyển biến nhận thức của tầng lớp nho sĩ về tư tưởng trung quân ái quốc của xã hội Á Đông.
Trung nghĩa chỉ còn ý vị khi ngợi ca những tấm gương dũng liệt, nhằm khơi dậy tinh thần quyết tử bảo vệ giang sơn. Tư tưởng này được thể hiện qua bài thơ Hải hồ khoan của Phan Bội Châu:
Chí lớn của người hào kiệt thường cất lên đầy nội lực:
Dù gió ngược mà dòng xuôi, ta sẽ vén xiêm mà sang này! Dô hò khoan!
53
Dù Pháp, dù Nhật, dù Nga này, có đón dòng mà chặn ngang!
Ta cũng tìm hỏi bến mà chèo sang này! Dô hò khoan!
Gió to cuồn cuộn này, biển rộng mênh mang. Vừa hát vừa cười mà chèo sang này! Dô hò khoan!
Biển lớn thênh thênh này, sóng cả mênh mang. Cùng lòng chung sức mà chèo sang này! Dô hò khoan!
(Phan Bội Châu, 1965, tr. 98)