CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ CHÂU Á TRONG HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH
2.4. Nhận thức của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh về Châu Á ảnh hưởng đến công cuộc cách duy tân
2.4.2 Tư tưởng của Phan Chu Trinh
Bên cạnh biện pháp canh tân của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cho rằng việc canh tân đất nước phải học hỏi và đi từ những thành tựu văn minh các nước phương Tây để định hướng đúng đắn con đường cải cách:
Ba mục tiêu đổi mới nhằm chấn chỉnh canh tân nước nhà theo Phan Chu Trinh là:
Chấn dân khí: kêu gọi tinh thần yêu nước và dũng khí đấu tranh của đồng bào, mà trước hết là giới trí thức phong kiến.
Khai dân trí: nhằm mở mang trí tuệ cho nhân dân, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Bỏ lối học của Nho giáo, chú trọng khoa học kỹ thuật phương Tây. Chống mê tín dị đoan, bài trừ hủ tục ở hương thôn. Xây dựng một nền học vấn và văn hoá tiến bộ, xây dựng con người toàn diện thích ứng cuộc sống văn minh.
Hậu dân sinh: thúc đẩy phát triển kinh tế bằng sức tự lực, tự cường.
Vận động nhân dân tiêu dùng hàng trong nước, gầy dựng những cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, khẩn hoang, lập vườn …"
Phan Chu Trinh thúc đẩy sự vỡ ra nhận thức trong tư tưởng của các nho sĩ tân thời: “ Làm thế nào tạo được một số đồng chí dám có cái nhìn đảo lộn ngai vàng, đảo lộn quý tộc, đảo lộn Khổng Mạnh, đảo lộn đặc quyền, đảo lộn phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán vào một thời xã hội còn tối ngòm ngòm” (Phan Chu Trinh, tập 3, 2005, tr 30)
Tư tưởng cải cách của Phan Chu Trinh trước hết được thể hiện trong những chủ trương cải cách về mặt văn hóa – giáo dục, trong đó lối học tầm chương trích cú vốn đã làm cho người Việt Nam vẫn còn sống trong giấc mê
78
phong kiến trong khi lịch sử thế giới đã bước sang một trang mới.
Sau năm 1906, khi từ Nhật Bản trở về, Phan Chu Trinh càng nhận thức sâu sắc hơn thực trạng đen tối của đất nước và hơn bất cứ nho sĩ cùng thời nào, ông đã tìm thấy được nguyên nhân của sự yếu kém, cảnh nô lệ mất nước là vì chúng ta còn kém xa kẻ thù về mặt văn hóa, chính “ở những nhược điểm cơ bản về văn hóa xã hội của xã hội ta so với phương Tây”. Choáng ngợp trước cảnh tượng văn minh và nhận thấy rõ sự cách biệt giữa các nước Âu – Mỹ và nước ta, Phan Chu Trinh càng tỏ ra bi quan…..
Với Phan Chu Trinh, dẫn đến tình trạng mất nước, nô lệ như lúc bấy giờ là bởi cái điều hủ bại đã tích tụ trước đó hàng nghìn năm, mà một trong những nguyên nhân của sự “tích tệ” đó không phải là do người dân gây ra, mà theo ông, lỗi ấy trước hết là thuộc về những người có chữ nhưng thiếu “tâm”
với đời.
Tiếp thu những tư tưởng và học thuật mới mẻ, Phan Chu Trinh đã dùng chính cuộc đời mình như một sự thí nghiệm cho công cuộc Duy Tân, cải cách “làm mới dân tộc”. Trong những nội dung được phản ánh trên tư tưởng nổi bật nhất của Phan Chu Trinh đó là học, học để nâng cao dân trí, để làm người có nghĩa khí, học để tự cường. Học với Phan Chu Trinh không chỉ là học chữ, học văn hóa, mà còn phải học lấy một nghề…
Là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Duy Tân, ông đã thể hiện rõ ba phương châm hành động của ông, đó là “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đây chính là ba nội dung, ba mục tiêu, ba phương diện chính của công cuộc Duy Tân.
Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
Chấn dân khí: Thức tỉnh tinh thần yêu nước, tự lực tự cường, nhân dân giác ngộ được quyền lợi và trách nhiệm của mình, có như thế mới thoát được
79 nọc độc chuyên chế.
Hậu dân sinh: Phát triển kinh tế, hợp đoàn để doanh sinh, bảo chủng, sản xuất và tiêu thụ hàng nội hóa…
Trong bài này, chúng tôi muốn đề cập đến mục tiêu “Khai dân trí”, một mục tiêu được coi là nội lực, là đòn bẩy, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác, theo phương châm “Tự lực khai hóa”.
Tư tưởng cải cách của Phan Chu Trinh trước hết được thể hiện trong những chủ trương cải cách về mặt văn hóa – giáo dục, trong đó lối học tầm chương trích cú vốn đã làm cho người Việt Nam vẫn còn sống trong giấc mê phong kiến trong khi lịch sử thế giới đã bước sang một trang mới.
Là một người có tầm hiểu biết sâu rộng, tầm nhìn xa trông rộng vượt thời đại, vượt lên trên cả những quan niệm sống thanh bần của Nho gia, Phan Chu Trinh không chỉ đề xướng việc học văn hóa để nâng cao dân trí mà ông còn quan tâm rất nhiều đến việc giáo dục nhân dân học. Bản thân ông cũng là một người đi tiên phong trong việc tự học nghề để mưu sinh kiếm sống. “Đây cũng là quan điểm trọng thực của các nhà Duy Tân”.
Lòng người hẹp hòi, không trọng tín nghĩa, chí khí ươn hèn… thực trạng ấy không phải không có, chỉ có điều trước Phan Chu Trinh và cả sau này chưa mấy ai có đủ dũng cảm để nói lên cái “căn bệnh” cố hữu của người dân Việt.Căn bệnh trầm kha ấy là hệ quả tất yếu của lối học hủ nho, của những hủ tục lạc hậu. Không những thế, bức tranh xã hội Việt Nam còn trở nên u ám và hài hước hơn khi Phan Chu Trinh vạch rõ cái thiếu hụt căn bản để bất cứ một dân tộc nào muốn tiến lên văn minh, đó là sự vắng bóng các ngành nghề, tâm lý ỷ lại vào sự ban tặng của thiên nhiên “Rừng vàng biển bạc”.
Không những trình bày một cách khách quan bức tranh chung về tình trạng hủ lậu của người dân ta, Phan Chu Trinh còn thẳng thắng lên án thói cậy quyền cậy thế ức hiếp và ăn xớ của dân của những người có chút chức tước
80 ranh mãnh.
Phan Chu Trinh kịch liệt lên án hủ Nho đang kìm hãm sự phát triển của đời sống nhân dân, cộng thêm sự tàn độc của chế độ cầm quyền Pháp khi thực hành chính sách ngu dân, đã khiến đời sống nhân dân ngày càng tồi tệ.
Nếu muốn thoát khỏi tình trạng này, Phan Chu Trinh cho rằng chỉ có cách duy nhất là nâng cao trí thức, vận động, khuyến khích nhân dân học tập, giúp họ tự vỡ ra nhận thức.
Sở dĩ tư tưởng cái học mới của Phan Chu Trinh là một tư tưởng có tính chất cách mạng, bởi ông quan niệm việc học tập về văn hóa để nâng cao trình độ hiểu biết phải gắn với thực hành, mục tiêu là đào tạo nên những người có nghề “học phải có nghề nghiệp” để phụng sự xã hội, góp phần xây dựng nền kinh tế, một nền kinh tế hàng hóa theo “con mắt thị trường”.
Trong bài diễn thuyết của mình tại nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, ngày 19/11/2925, Phan Chu Trinh đã trình bày về Đạo đức và luân lý Đông Tây.
Trong bài viết này, tác giả đã luận bàn về luân lý Đông Tây dưới góc nhìn so sánh, đánh giá. Bàn trước nhất về luân lý của người Châu Âu, ông nhận định trước nhất tất cả luân lý của họ đều giống như người Á Đông trong việc giữ gìn hiếu kính, thương yêu anh em, dòng họ. Tuy nhiên, tư tưởng quốc gia tiến lên cũng khiến tư tưởng gia đình nhẹ bước. Nói cách khác, Phan Chu Trinh đã trình bày:
Xã hội không phải là cái luân lý cường quyền của chính phủ đối với dân, cũng không phải là sức mạnh của nước nọ đối với nước kia, mà chính là trong nước thì lấy người này đối với người kia, suy rộng ra thế giới thì lấy loài người đối với loài người.
Trong buổi quốc gia luân lý bên Âu Châu đang thịnh, có câu nói rằng:
Một người đối với một người thì có công lý, còn một dân tộc đối với một dân tộc thì không có luân lý, ngày nay lòng người xu hướng về xã
81
hội luân lý thì lại có câu nói trái lại rằng: Một người đối với một người đã có công lý thì mấy trăm nghìn, mấy ức triệu người nhập lại thành một nước, tài nào lại không có công công lý. (Phan Chu Trinh, tập 3, tr. 225)
Theo đó, khi quốc gia bước lên xã hội luân lý, con người trong quốc gia đó cùng vì nhau mà suy lòng công đức, người giàu giúp người nghèo, kính trọng lẫn nhau, bình đẳng, được tôn trọng như nhau. Vì thế, xã hội của họ phát triển văn minh, công bằng, bởi dân trí họ phát triển, dù vẫn còn kẻ xấu, người thiển cận, nhưng số lượng người tân thời, cải cách suy nghĩ lại chiếm phần đông. Đặt vấn đề này khi so sánh với luân lý của người Á Đông thì sự lệ thuộc quá nhiều vào hệ thống tư tưởng cổ hủ, lạc hậu xưa đã khiến luân lý Á Đông trở nên lạc hậu, đổ nát. Cái nền luân lý ở á đông, nhất là ở nước ta ngày nay đổ nát như thế là bởi các nhà vua chuyên chế làm sai hết cả đạo Khổng Mạnh mà ra. Bởi việc vua quan lộng quyền, tham nhũng, chia chác bổng lộc khiến cho con dân lầm than. Mọi thứ đều do hủ nho lạc hậu kéo con người trì trệ, thối nát.
Tư cách ông vua thế nào, chính sách ông vua thế nào, các ông không cần biết đến. Hễ có cái huy hiệu là ông vua thì các ông đội lên thôi!
Các ông đã tôn ông vua lên, tất nhiên các ông tôn cha lên mà nói:
“Thiên hạ vô bất thị để phụ mẫu” nghĩa là trong trời đất không có cha mẹ nào quấy. Ôi Hủ nho! Hủ nho! Cũng vì mấy câu tà thuyết của các ngươi mà gia đình luân lý của nước nhà ta ngày nay trụy lạc đến thế này. (Phan Chu Trinh, tập 3, tr. 227)
Phan Chu Trinh sử dụng ngôn ngữ đanh thép, mạnh mẽ để cắt nghĩa xã hội đương thời thối nát ra sao, trong khi nhiều nước phương Tây đã vỡ ra nhận thức về xã hội luân lý từ lâu thì nước ta vẫn điềm nhiên như trong giấc mộng say nồng:
Thương hại thay! Ngưới nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người
82
ăn với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận động kỳ cho đến được công bình mới nghe. (Phan Chu Trinh, tập 3, tr. 227)
Phan Chu Trinh cũng nhận định hành trình đem tư tưởng Châu Âu áp dụng vào Việt Nam là một hành trình gian nan nhưng bắt buộc phải làm vì tương lai thế hệ sau này:
Ta đã biết nước ta mất cũng vì luân lý, dân ta hèn cũng vì mất đạo đức luân lý, bị người khinh bỉ dày xéo cũng vì mất đạo đức luân lý thì ta phải cố sức sửa đổi luân lý, bồi đắp đạo đức của ta. (Phan Chu Trinh, tập 3, tr. 257)
Cách dung hoà luân lý Đông Tây, theo cụ Phan Chu Trinh là phải giữ bản sắc dân tộc và học tập những định hướng tốt đẹp, mới mẻ của Âu Châu:
Nếu ta giữ được một ít đạo đức của ta, thâu thái một ít đạo đức của Âu châu đem điều hòa lại, rồi khếch trương luân lý ta ra cho có quốc gia luân lý, nghĩa là khiến dân Việt Nam ai ai cũng đều biết nghĩa vụ đối với nước Việt Nam. Được như thế thì chẳng những được nước Việt Nam sau này được giàu mạnh, mà còn trong thế giới này bất kỳ dân nào muốn đến ăn chung ở đậu trên miếng đất này cũng không dám đem lòng khinh dễ ta như ngày nay nữa. (Phan Chu Trinh, tập 3, tr.
257)
Phan Chu Trinh đã có cái nhìn khách quan khi nhìn nhận rằng nhân dân ta vốn có tài về những ngành nghề thủ công mỹ nghệ, nhưng do thói ươn hèn, tâm lý ngại đổi mới, tính thiếu sáng tạo, lại không biết học hỏi nên chưa hề có sự cải tiến, rút kinh nghiệm của người Âu – Mỹ để cho hàng hóa của ta
83
tinh xảo hơn. Phan Chu Trinh không những đã cổ động nhân dân phát huy nghề cổ truyền trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của người Âu – Mỹ, mà ông còn khuyến khích việc sản xuất và tiêu thụ hàng nội hóa, khuyến khích việc cạch tranh, đua tài trong sản xuất và buôn bán để tạo nên một nền hàng hóa dưới con mắt thị trường. Phan Chu Trinh kêu gọi nhân dân “đoàn kết, thương yêu nhau” trong mọi lĩnh vực. Phải có được quan niệm như thế thì dân tộc ta mới đủ sức tự lực, tự cường, đủ sức chống lại mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.Trong buôn bán công thương nghiệp, hợp đoàn chính là để bảo chủng. Hợp đoàn để người giàu giúp đỡ kẻ nghèo, chung vốn để cùng nhau phát triển, làm giàu.
Với Phan Chu Trinh, dẫn đến tình trạng mất nước, nô lệ như lúc bấy giờ là bởi cái điều hủ bại đã tích tụ trước đó hàng nghìn năm, mà một trong những nguyên nhân của sự “tích tệ” đó không phải là do người dân gây ra, mà theo ông, lỗi ấy trước hết là thuộc về những người có chữ nhưng thiếu “tâm”
với đời. Mặc dù thế lực thù quá lớn khiến những kế hoạch kiến thiết của Phan Chu Trinh chưa thực sự thành công nhưng đã phần nào góp phần nhen nhóm phong trào cách mạng ở các địa phương khắp cả nước. Sự cổ vũ, đồng hành này là cống hiến lớn nhất của Phan Chu Trinh và các sĩ phu duy tân trong hành trình kiến thiết đất nước.