3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần dược phẩm trung ương 1 thời gian tới
3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng sinh lời và giá trị thị trường của Công ty Cổ phần dược phẩm trung ương 1
Thời gian qua mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả tương đối tốt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng với tiềm năng của công ty thì công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để nâng cao khả năng sinh lời và khẳng định vị thế của mình bằng những biện pháp sau:
Giải pháp tăng doanh thu bán hàng:
Để tăng doanh số bán hàng, công ty chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, từng sản phẩm nhanh chóng đáp ứng được những nhu cầu này, tạo nên uy tín với các đối tác trên thế giới.
- Trước tiên để gia tăng doanh thu bán hàng, công ty cần rà soát lại toàn bộ hệ thống phân phối sản phẩm của công ty bao gồm kênh bán lẻ và bán sỉ, đặc biệt là các kênh bệnh viện. Theo đó, bộ phận kinh doanh của công ty cần thống kê lại các danh mục sản phẩm tại các kênh bán hàng này, qua đó cơ cấu những mặt hàng bán chạy, doanh thu từ mặt hàng tại kênh bán hàng đó. Trên cơ sở thống kê, công ty sẽ có kế hoạch phân phối các mặt hàng cho từng kênh, loại bỏ những mặt hàng bán không chạy, đây cũng là cơ sở để công ty lên kế hoạch thu mua và tính toán số liệu hàng tồn kho cho phù hợp.
Chẳng hạn, Một số mặt hàng tiêu biểu của công ty như các loại thuốc tiêm truyền (Levonor 1mg/ml, Ephedrin 30mg/ml), dây truyền dịch, kim gây tê tủy sống, kim sinh thiết. Những mặt hàng chủ lực này thường được sử dụng trong khối bệnh viện. Chính vì vậy công ty nên đẩy mạnh Maketing đến các phòng chuyên trách về xây dựng danh mục thầu dược phẩm, thiết bị y tế, vật tư tiêu hao y tế tại các bệnh viện lớn và nhỏ trên địa bàn hoạt động của công ty. Từ đó, công ty sẽ có được các đơn hàng cố định trong thời gian dài.
- Tập trung triển khai và thực hiện các kế hoạch, chính sách marketing: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách truyền thông khuyến mại, chính sách phân phối ... tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phát triển thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Trong đó:
+ Với chính sách sản phẩm: Chính sách sản phẩm tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đa dạng hóa mẫu mã, tổ chức sử dụng hiệu quả nguồn hàng hóa, tổ chức bảo quản hàng hóa, sẵn sàng giao hàng khi thị trường có nhu cầu.
+ Với chính sách giá cả: Phải xác định giá cả hợp lý để tăng sản lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Công ty nên có chính sách giá chiết khấu ưu đãi hơn cho các đại lý lớn, các kênh bệnh viện, nhà thuốc có doanh thu lớn nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng tại các kênh này.
+ Với chính sách phân phối: Mở rộng mạng lưới bán hàng theo kênh bán sỉ và bán lẻ tại các nhà thuốc, bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Theo đó, công ty cần bổ sung thêm nhân sự phòng bán hàng và phòng marketing để thực hiện các hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng; đặc biệt là tăng cường công tác đi thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận để đảm bảo sản phẩm của công ty phân phối rộng khắp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Xây dựng các kho thuốc đảm bảo cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.
+ Chính sách truyền thông quảng cáo: Công ty cần tăng cường các hoạt động quảng cáo truyền hình, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên mạng xã hội, tài trợ các hoạt động trong lĩnh vực thể thao, y tế để nhiều người biết đến thương hiệu công ty, tiếp cận nhiều hơn khách hàng và người tiêu dùng nhằm tăng doanh số bán hàng.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí - Tăng cường công tác quản lý chi phí:
Bằng cách lập kế hoạch và tính toán các khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra trong kỳ đó. Xây dựng và thúc đẩy nhận thức giảm thiểu chi phí cho tất cả nhân viên trong công ty. Sử dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần để khuyến khích mọi người trong tổ chức tiết kiệm chi phí kinh doanh và khuyến khích
mọi người thực hiện các sáng kiến cắt giảm chi phí. Ngoài ra, việc tiết kiệm chi phí đòi hỏi phải có các biện pháp nghiêm ngặt như xử lý kỷ luật đối với các khoản chi phí bị thất thoát và các khoản chi thiếu hóa đơn chứng từ.
- Kiểm soát giá vốn hàng bán:
Là một công ty thương mại, giá thành sản phẩm công ty bán được xác định bởi giá nguyên vật liệu đầu vào và chi phí thuê ngoài sản xuất sản phẩm. Do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất dược phẩm, đòi hỏi nguồn nguyên liệu dồi dào nên công ty cần tìm đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào và giá thành sản xuất.
Do đó, bộ phận thu mua công ty phải tận dụng tối đa các nguyên vật liệu và công cụ sẵn có, thiết lập các tiêu chuẩn tiêu thụ hợp lý và kiểm soát chặt chẽ chúng.
Thực hiện quản lý chi phí theo bộ phận cụ thể để xác định trách nhiệm của từng cá nhân trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng. Đội thu mua nguyên liệu phải được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị kiểm tra chất lượng để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu sản xuất và theo dõi số lượng nguyên liệu. Nguyên vật liệu biến động hàng ngày và công ty cần xác định thời điểm thu mua phù hợp để đảm bảo sản xuất mà không tốn thêm chi phí lưu kho.
- Kiểm soát các khoản chi phí bán hàng:
Bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài sau đó là chi phí nhân viên bán hàng. Chi phí thu hút khách hàng mới, phí, chiết khấu, vận chuyển và các chi phí khác như nhiên liệu và vật liệu đóng gói. Chi phí dụng cụ, thiết bị và khấu hao tài sản cố định cũng phải được quản lý chính xác. Đặc biệt:
Công ty cần rà soát, kiểm tra vật tư, công cụ, tài sản liên quan đến việc nhượng bán, thanh lý sản phẩm không còn giá trị sử dụng để giảm chi phí khấu hao TSCĐ. Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên để trả lương, thưởng phù hợp. Hạn chế chi phí cho dịch vụ thuê ngoài đồng thời cải thiện hiệu suất công việc nội bộ.
Đối với chi phí nhân công bán hàng: Cắt giảm chi phí nhân công bằng cách nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu cải tiến công nghệ đạt cả chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động, cân nhắc tương xứng với khả năng. Ngoài ra, phải có
những biện pháp khuyến khích vật chất thích hợp và thường xuyên động viên tinh thần để khuyến khích người lao động siêng năng hoàn thành kế hoạch nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng công việc.
- Kiểm soát, giảm thiểu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp:
Bao gồm chi phí điện thoại, điện, nước, dịch vụ bên ngoài và chi phí giao dịch. Để giảm cước điện thoại như điện thoại cố định, điện thoại di động, các công ty nên phân bổ cước sử dụng cho từng phòng, ban, quản lý theo từng phòng và chức năng công việc của người sử dụng.
Ngoài ra, các công ty phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện và Internet, và đảm bảo rằng nhân viên không lãng phí điện hoặc sử dụng Internet cho mục đích cá nhân. Giảm thiểu chi phí giao dịch như chi phí đi lại, chi phí liên hệ với khách hàng và đối tác, chi phí ký kết hợp đồng, chi phí giao dịch bên ngoài và chi phí tiếp tân.
tiêu chuẩn sử dụng.
- Kiểm soát, giảm thiểu chi phí tài chính: Đặc biệt, chi phí lãi vay, chiết khấu, lãi bán hàng trả chậm và lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái cũng cần được kiểm soát chính xác hơn.
Công ty nên sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động của mình để tối đa hóa hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Điều này làm giảm áp lực về vốn và cải thiện tỷ suất sinh lời của tài sản và lợi tức trên vốn đầu tư.
Các biện pháp trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty bằng cách tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty và cải thiện các hệ số tài chính của công ty.
Ngoài ra, các công ty chú trọng nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, những gì sản phẩm và thương hiệu cung cấp cho khách hàng, liên tưởng thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hút được nhiều nhà đầu tư vào cổ phiếu công ty.