Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 (Trang 102 - 106)

3.3.1. Kiến nghị với nhà nước

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty Cổ phần dược phẩm trung ương 1 nói riêng đều chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước về pháp luật kinh tế. Do đó hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của công ty không

chỉ phụ thuộc bản thân công ty mà còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách vĩ mô của Nhà nước. Đứng trên góc độ quản lý chung nên kinh tế, Nhà nước cần tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc quản trị vốn kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Từ thực tế, tác giả xin có những kiến nghị mang tính định hướng như sau:

- Ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô: Hiện nay, xu thế hội nhập mở cửa nền kinh tế đất nước, công ty phải đối mặt với thách thức rất lớn, đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh.

- Nhà nước cần có những chính sách, quy định ưu đãi nhằm thúc đẩy sản xuất, hoạt động của các công ty dược và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm.

- Để góp phần tạo điều kiện xuất khẩu ngành dược đạt hiệu quả cao, nhà nước cần quan tâm nhiều hơn trong việc đầu tư các công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo môi trường xanh, sạch cho con người và sản phẩm.

- Tăng cường công tác quản lí giá thuốc và giá nhập khẩu nguyên liệu, chế phẩm thuốc. Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế nông nghiệp trong vòng 5 năm cho các hộ nông dân và hợp tác xã trồng cây dược liệu phục vụ cho việc sản xuất thuốc.

- Về chính sách ngoại thương: Với đặc thù ngành dược phẩm là nhiều nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài, vì vậy thủ tục hành chính, cách thức quản lý hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo các yếu tố đầu vào của công ty. Nhà nước cần cải thiện thủ tục hành chính thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí do thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi gây ra.

- Ngành thuế và ngành ngân hàng cần có các chính sách đơn giản hoá các thủ tục nhằm tránh phiền hà cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.

3.3.2. Đối với Bộ Y tế và Cục quản lý dƣợc

- Bộ Y tế cần tiếp tục cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành. Tiếp tục công khai, minh bạch hơn nữa trong mọi hoạt động đến với người dân và doanh nghiệp.

- Tập trung nghiên cứu và hỗ trợ cho các cho các doanh nghiệp tự nghiên cứu để sản xuất ra các loại dược phẩm mà hiện nay Việt Nam đang phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau.

- Phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành Dược nhằm phục vụ cho nhu cầu đang thiếu hụt như hiện nay.

- Có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn nữa đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, hàng nhái, thuốc nhập lậu, thuốc chưa đăng ký và kiểm nghiệm, thuốc quá hạn sử dụng…

- Bộ Y tế cần tổng hợp các ý kiến của Hiệp hội, các đơn vị có liên quan và kiến nghị sửa đổi Luật Dược và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dược theo hướng tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Hoàn thiện hơn hệ thống quy định, các quy trình giải quyết hồ sơ, quy định chặt chẽ hơn trong việc khám và bán thuốc.

3.3.3. Kiến nghị với hiệp hội doanh nghiệp dƣợc Việt Nam

- Tiếp tục phát huy tốt vai trò cầu nối tăng cường tác động đến cơ quan quản lý Nhà nước thúc đẩy xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Dược Việt Nam.

- Nâng cao vai trò là trung tâm, liên kết các doanh nghiệp Dược hội viên, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài Hiệp hội tạo công đồng doanh nghiệp dược Việt Nam hợp tác, phát triển. Trở thành cầu nối kết nối các doanh nghiệp dược Việt Nam và các doanh nghiệp dược nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả trình bày định hướng phát triển trong tương lai của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1, đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sức mạnh tài chính của công ty. Các giải pháp này ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển kinh doanh của công ty. Các giải pháp có liên quan chặt chẽ với nhau và giải pháp này có thể là điều kiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thành công một giải pháp khác hoặc có một mục tiêu chung.

Vì vậy, bằng việc kết hợp khéo léo và linh hoạt các giải pháp cho phép ban giám đốc công ty đánh giá đúng tình hình tài chính, một mặt phát huy những thế mạnh hiện có, khắc phục những hạn chế, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty và tạo điều kiện cho công ty phát triển ngày càng bền vững.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)