Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện trảng bom đến năm 2020 (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.2 Nội dung quản trị nguồn nhân lực

1.2.3 Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực

Nhằm kích thích, động viên nhân viên duy trì và sử dụng có hiệu quả NNL trong doanh nghiệp, phát triển tốt các mối quan hệ lao động.

1.2.3.1 Đánh giá quá trình thực hiện công việc

Là việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của NGƯờI LAO ĐộNG trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với NGƯờI LAO ĐộNG (Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2011), Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, trang, 134).

- Nội dung của đánh giá thực hiện công việc. Trải qua các giai đoạn sau:

+ Xác định yêu cầu đánh giá;

+ Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp;

+ Huấn luyện các nhà quản trị và những người làm công tác đánh giá;

+ Thảo luận với nhân viên về nội dung đánh giá;

+ Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc;

+ Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá;

+ Xác định mục tiêu mới và hướng phấn đấu cho nhân viên.

- Phương pháp đánh giá:

+ Phương pháp bảng điểm: Đánh giá nhân viên theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, mỗi tiêu chuẩn được chia thành 5 mức độ; yếu, trung bình, khá, tốt, xuất sắc. Tương ứng với mỗi tiêu chuẩn là mức điểm từ 1- 5 phương pháp này khá phổ biến vì nó đơn giản, thuận tiện.

- Phương pháp quan sát hành vi: Đƣợc thực hiện trên cơ sở quan sát hành vi thực hiện công việc của nhân viên, căn cứ vào hai yếu tố; Số lần xuất hiện và tần số nhắc lại của các hành vi. Nhà quản trị sẽ căn cứ vào những thành tích hoặc thiếu sót lớn, nhỏ, số lần nhắc nhở để đánh giá nhân viên tốt hay chƣa tốt.

1.2.3.2 Tiền lương và các chế độ phúc lợi

Tiền lương

Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và đƣợc trả theo năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả công việc.

Cơ cấu thu nhập

Thu nhập của người lao động từ việc làm bao gồm các khoản như: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có ý nghĩa khác nhau đối với việc kích thích động viên người lao động hăng hái, tích cực, sáng tạo trong công việc và trung thành với tổ chức.

Tiền lương cơ bản: Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc.

Phụ cấp lương: Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản, nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. Các hình thức phụ cấp lương như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực, v.v… Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.

Tiền thưởng: Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng tích cực đối với người lao động phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Trong thực tế, tổ chức áp dụng một số hình thức thưởng sau: thưởng năng suất, tiết kiệm; thưởng sáng kiến; thưởng theo kết quả hoạt động hoạt động chung của tổ chức…

Phúc lợi: Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với tổ chức. Dù ở bất kỳ cương vị nào đã là nhân viên của tổ chức thì đều được hưởng các khoản phúc lợi. Phúc lợi của tổ chức gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hưu trí, nghỉ lễ, trợ cấp cho nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quà tặng của tổ chức cho nhân viên vào các dịp đặc biệt…

Mục tiêu của hệ thống tiền lương: Thu hút nhân viên; Duy trì nhân viên giỏi; Kích thích, động viên nhân viên; Đáp ứng các yêu cầu của luật pháp.

Các hình thức tiền lương

Hình thức trả lương thời gian: Tiền lương thời gian trả cho nhân viên thường được tính trên cơ sở số lượng thời gian làm việc và đơn giá tiền lương trong một đơn vị thời gian (đơn vị tính thời gian: giờ, ngày, tuần, tháng hoặc năm). Tiền lương thời gian đƣợc sử dụng rộng rãi đối với một số loại công việc của lao động không lành nghề hoặc những công việc khó tiến hành định mức chính xác do tính chất của công việc.

Công thức tính: Wt = T.L Trong đó:

- Wt là lương tính theo thời gian; T là số ngày, giờ công thực tế mà người lao động đã thực hiện; L: mức lương ngày (giờ)

- (Lương ngày = lương tháng/22; Lương giờ= lương ngày/8);

Hình thức trả lương theo sản phẩm: Với hình thức trả lương này thì nhân viên được trả lương căn cứ vào kết quả công việc mà họ đạt được.

Công thức tính: Ws = N.D Trong đó:

Ws: lương được trả theo sản phẩm; N: số sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất lượng; D: đơn giá tiền lương sản phẩm.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương: Có 04 yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương:

Đƣợc mô phỏng theo hình sau.

(Nguồn: Nguyễn Hữu Thân (2012), trang 377 Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 1.2.3.3 Mối quan hệ trong lao động

Quan hệ lao động là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ giữa các bên tham gia quá trình lao động. Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi có hai chủ thể: người lao động và người sử dụng lao động.

Bản thân công việc

phức tạp, tầm quan trọng công việc

Lương bổng và đãi ngộ cho từng cá nhân

Môi trường công ty - Chính sách cơ cấu tổ chức - Bầu không khí văn hóa - Khả năng chi trả

Thị trường lao động - Lương bổng trên thị trường.

- Chi phí sinh hoạt - Xã hội

- Nền kinh tế - Luật pháp

Bản thân nhân viên - Mức hoàn thành công việc

- Thâm niên - Kinh nghiệm - Trung thành - Tiềm năng của nhân viên

Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động [điều 7, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13].

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lƣợng tập thể. [điều 73, Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện trảng bom đến năm 2020 (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)