CHƯƠNG 3: GIẢI GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TRẢNG BOM ĐẾN NĂM 2020
3.3 Giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực
3.3.1 Xây dựng Quy chế văn hoá công sở của UBND huyện Trảng Bom
Văn hóa công sở là hệ thống các giá trị đƣợc hình thành trong quá trình hoạt
động của công sở, tạo nên giá trị về niềm tin và thái độ của các thành viên trong công sở. Điều này ảnh hưởng đến cách làm việc và hiệu quả hoạt động của công sở trong thực tiễn. Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ.
Qua phân tích nội dung tại chương 2, tác giả mạnh dạn đề xuất giải pháp xây dựng Quy chế văn hoá công sở. Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên lao động (gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức) tại UBND huyện Trảng Bom khi thi hành nhiệm vụ; bài trí tại các phòng làm việc thuộc UBND huyện Trảng Bom.
Mục tiêu của giải pháp
- Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội;
- Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại;
- Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.
- Bảo đảm tính trang nghiêm, văn minh lịch sự và hiệu quả hoạt động của các phòng và đơn vị thuộc Sở.
Dự kiến kết quả đạt được
- Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ để đạt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.
- Quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm và những việc không đƣợc làm nhằm bảo đảm sự liêm chính, trách nhiệm của họ.
- Thực hiện công khai các hoạt động về quy trình, trình tự, thủ tục trong thực thi công vụ và quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu; thực hành tiết kiệm.
- Là căn cứ để giám sát và xử lý việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.
Biện pháp thực hiện
Quy chế là một văn bản cá biệt, quy định các quyền và nghĩa vụ của người giữ chức vụ phải làm, quan hệ làm việc trong cơ quan khi giải quyết một công việc nhất
định; trách nhiệm của mỗi chức vụ, mỗi bộ phận trong cơ quan; cách thức phối hợp để hoạt động có hiệu quả; tiêu chuẩn để đánh giá công việc.
Tác giả đề xuất quy chế văn hóa công sở tại Phụ lục 8 (bao gồm 05 chương, 41 điều).
3.3.2 Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ- TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Văn bản số 2016/BTTTT-THH ngày 18/7/2014 về việc đôn đốc triển khai Quyết định số1605/QĐ- TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2015; Căn cứ Kế hoạch số 3899/KH-UBND ngày 10/6/2011 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 -2015.
Tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp kiến nghị và kỳ vọng vào sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện sớm xem xét thực hiện và áp dụng
Thứ nhất tiếp tục tăng cường ứng dụng hiệu quả thư điện tử Đồng Nai phục vụ trao đổi thông tin qua mạng máy tính, trong đó chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn thông tin khi ứng dụng. Thống nhất sử dụng hệ thống thƣ điện tử Đồng Nai trong cơ quan nhà nước theo Quyết định số 70/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND tỉnh về tổ chức, quản trị và sử dụng hộp thư điện tử trong các cơ quan nhà nước của tỉnh Đồng Nai, để đảm bảo tích hợp các ứng dụng dùng chung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tránh lãng phí tài nguyên, chi phí duy trì, vận hành các hệ thống thông tin.
Thứ hai duy trì ứng dụng CNTT quản trị văn bản và điều hành trên mạng, gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan với nhau, giữa các đơn vị trực thuộc và thực hiện ứng dụng trên mạng truyền số liệu chuyên dùng, hạn chế sử dụng văn bản giấy đối với các văn bản thông thường nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, giấy tờ, in ấn, góp phần hiện đại hóa nền hành chính.
Chủ động rà soát triển khai, cài đặt và sử dụng phần mềm mã nguồn mở cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng để hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm trong hoạt động ứng dụng công nghệ của cơ quan nhà nước.
Áp dụng quản trị an toàn thông tin số theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 27001:2013, áp dụng chữ ký số trong ứng dụng quản trị điều hành của cơ quan.
Thứ ba bố trí cán bộ chuyên trách quản trị về an toàn thông tin cho đơn vị và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức đƣợc tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ về an toàn thông tin.
Thư bốn tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản trị cho cán bộ các cơ quan quản trị nhà nước về công nghiệp CNTT. Đẩy mạnh đào tạo các chuyên gia an toàn thông tin cho cơ quan Đảng, Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động của đội ứng cứu sự cố máy tính và tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ này phù hợp xu hướng phát triển CNTT thế giới.
Tổ chức các buổi hội thảo giữa các Sở, Ban ngành để trao đổi kinh nghiệm, đƣa ra các giải pháp để nâng cao công tác phối hợp triển khai đạt hiệu quả các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.