Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện trảng bom đến năm 2020 (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực tại UBND huyện Trảng Bom

Bảng 2.1 Xu hướng tăng giảm NNL giai đoạn 2012- 2014 Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

∆ 2013/2012 ∆ 2014/2013 Số

người (%) Số

người (%)

CBCC tuyển mới 3 4 6 1 33 2 50

CBCC nghỉ hưu 2 3 6 1 50 3 100

CBCC luân chuyển nội bộ 5 8 12 3 60 4 50

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Nhận xét:

Theo biểu đồ trên tác giả nhận thấy NNL của UBND huyện không có biến động nhiều tỉ lệ tuyển dụng mới năm 2013 tăng 33% so với năm 2012 tương ứng tuyển mới 2 CBCC, năm 2014 tỷ lệ tuyển dụng tăng 50 % so với năm 2013 tương ứng 2 CBCC trong khi đó tỷ lệ CBCC nghỉ hưu năm 2014 là 6 CBCC, trong giai đoạn trên tác giả ghi nhận không có CBCC nghỉ việc nhưng tỷ lệ luân chuyển cán bộ tương đối lớn cụ thể năm 2013 luân chuyên 8 CBCC thì đến năm 2014 thì luân chuyển là 12 CBCC.

Việc luân chuyển này chủ yếu là luân chuyển theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ và điều động, việc luân chuyển giúp CBCC làm việc đúng theo khả đồng thời sắp xếp lại CBCC làm việc theo vị trí việc làm đang xây dựng.

2.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực tại UBND Huyện Trảng Bom

Đến thời điểm 15/01/2015, UBND huyện Trảng Bom có 172 cán bộ công chức (CBCC); trong đó có 89 CBCC nam, chiếm 51,74%. Đặc điểm về giới tính, độ tuổi, vị trí làm việc hiện tại, thâm niên công tác, trình độ học vấn và mức thu nhập bình quân hàng tháng của các CBCC đƣợc thể hiện tóm tắt trong Bảng 2.2

Năm Chỉ tiêu

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp cơ cấu nguồn lao động theo vị trí việc làm

Nội dung tổng hợp Số lao động (Người) Tỷ lệ (%) Giới tính

Nữ 83 48,26

Nam 89 51,74

Tổng số 172 100

Độ tuổi

18-30 44 25,58

31-40 63 36,63

>40 65 37,79

Tổng số 172 100

Vị trí làm việc hiện tại

Cán sự 16 9,30

Chuyên viên 108 62,79

Quản lý 48 27,91

Tổng số 172 100

Thâm niên công tác

<3 năm 18 10,47

3-7 năm 27 15,70

7-10 năm 90 52,33

>10 năm 37 21,51

Tổng số 172 100

Trình độ học vấn

CĐ, Trung cấp 16 9,30

Đại học 137 79,66

Sau đại học 19 11,04

Tổng số 172 100

Thu nhập bình quân

<3 16 9,30

3-5 94 54,65

5-7 25 14,53

7-10 23 13,37

>=10 14 8,14

Tổng số 172 100

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện

Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi

`

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi

- Nhận xét:

Qua biểu đồ 2.1 tác giả nhận thấy tỷ lệ lao động nam và nữ chênh lệch không nhiều với lao động nam chiếm 48% tương đương 83 cán bộ công chức, trong khi đó tỷ lệ lao động nữ là 52% điều này cho thấy hiện nay NNL trong đơn vị đang cân đối và số lao động nữ này tập trung công tác tại các phòng ban thuộc bộ phận văn thư lưu trữ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho người dân và doanh nghiệp.

Số CBCC dưới 40 tuổi chiếm hơn 62%, một tỷ lệ rất cao trong đội ngũ nhân sự của cơ quan hành chính nhà nước; đó là vì nhu cầu trẻ hóa CBCC, tinh giản biên chế theo hướng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. Những lao động lớn tuổi không có trình độ, không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc trong thời kỳ mới sẽ đƣợc vận động nghỉ hưu sớm theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ. Đồng thời những CBCC này cũng muốn được nghỉ hưu sớm theo chính sách trên vì được hưởng một số tiền trợ cấp lớn nhưng vẫn có chế độ hưởng lương hưu như bình thường.

Cơ cấu lao động theo vị trí công tác, thâm niên công tác

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Biểu đồ 2.2 Biểu đồ lao động theo vị trí công tác, thâm niên công tác

- Nhận xét:

Theo biểu đồ 2.2 tác giả nhận thấy các vị trí việc làm hiện tại thì đa số họ là chuyên viên, chiếm gần 63%, tương đương 108 người; có 48 người giữ các chức vụ quản lý, trong đó có 1 Chủ tịch UBND huyện, 03 Phó chủ tịch, và các vị trí Trưởng/Phó phòng của các cơ quan chuyên môn; và chỉ có 16 người giữ vai trò cán sự phụ trách một số công việc văn thƣ. Cơ cấu này đƣợc đánh giá là khá hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế tại đại bàn của huyện Trảng Bom và số lƣợng lãnh đạo giữ chức vụ quản lý đúng và đủ số lƣợng theo tiêu chuẩn quy định của cấp trên.

Trong khi đó thì có 74% số CBCC có thâm niên công tác tại cơ quan trên 7 năm;

đồng thời có gần 16% số CBCC làm việc tại UBND huyện Trảng Bom từ 3-7 năm.

Điều này cho thấy lực lƣợng CBCC tại UBND huyện rất có kinh nghiệm làm việc.

Ngoài trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc rất cần thiết để giúp CBCC làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, với cơ cấu về độ tuổi còn trẻ với hơn 60% nhƣ trong Bảng 2.2, CBCC của UBND huyện cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ để làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay.

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, thu nhập

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, thu nhập

- Nhận xét:

Tác giả nhận thấy số lượng CBCC có trình độ trên Đại học là 19 người, chiếm 11%, do cấp độ đào tạo này đòi hỏi khắc khe hơn; đồng thời việc thu hút nhân lực có trình độ trên đại học vào làm việc tại cơ quan Nhà nước là rất khó khăn. Số CBCC có trình độ cao đẳng, trung cấp là 16 người, chiếm tỷ lệ tương đối thấp 9%; do chủ yếu các CBCC này làm công tác văn thư, lưu trữ và nhiều người đã lớn tuổi nên không có nhu cầu học nâng cao trình độ. Riêng số CBCC có trình độ Đại học là 137 người,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện trảng bom đến năm 2020 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)