Tổng quan về UBND huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện trảng bom đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

2.1 Tổng quan về UBND huyện Trảng Bom

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Huyện Trảng Bom đƣợc thành lập ngày 01/01/2004, trên cơ sở chia tách từ huyện Thống Nhất (cũ) theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ với diện tích tự nhiên gần 32.368 ha. Trảng Bom là một huyện trung du, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hòa, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu. Huyện Trảng Bom có đường Quốc lộ 1A đi qua, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và Thành phố Biên Hòa 28 km về phía Đông. Với vị trí địa lý chiến lƣợc, huyện Trảng Bom đang là khu vực có nhiều dự án quan trọng đã và đang được triển khai như: Đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Biên Hòa.

Huyện Trảng Bom có 01 thị trấn (Thị trấn Trảng Bom) và 16 xã: Xã An Viễn, xã Bàu Hàm, xã Bắc Sơn, xã Bình Minh, xã Cây Gáo, xã Đông Hòa, xã Đồi 61, xã Giang Điền, xã Hố Nai 3, xã Hƣng Thịnh, xã Quảng Tiến, xã Sông Thao, xã Sông Trầu, xã Tây Hòa, xã Thanh Bình, xã Trung Hòa. Riêng Thị trấn Trảng Bom đang đƣợc xây dựng, phấn đấu sau năm 2015 trở thành Đô thị loại IV. Dân số trong huyện vào năm 2014 là 275.021 người với mật độ dân số 8,5 người/ha. GDP bình quân đầu người 42,177 triệu đồng/năm; toàn huyện có 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi toàn huyện 197.700 người.

Nguồn: Văn phòng UBND huyện Trảng Bom Hình 2.1: Bản đồ địa lý hành chính huyện Trảng Bom

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp;

Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp thông qua để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;

Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện;

Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;

Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện; quyết toán ngân sách địa phương;

lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

Phê chuẩn kế hoạch kinh tế-xã hội của xã, thị trấn.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức UBND huyện Trảng Bom

Bộ máy tổ chức của UBND huyện Trảng Bom đƣợc chia thành 02 cấp, gồm Lãnh đạo UBND và các phòng ban chuyên môn; trong đó, 01 Chủ tịch UBND đảm nhiệm việc quản lý chung; 03 Phó Chủ tịch giúp việc cho Chủ tịch, chia ra quản lý 03 mảng công tác chính tại UBND huyện, đó là: (1) Kinh tế nông nghiệp; công tác địa chính đất đai, tài nguyên-môi trường; lâm nghiệp, hợp tác xã; (2) Kinh tế; trực tiếp chỉ đạo về Công nghiệp-TTCN, Khoa học Công nghệ, Thương mại-Dịch vụ, quản lý đô thị, giao thông công chánh; phụ trách và theo dõi hoạt động tín dụng, ngân hàng, Thuế, Kho bạc; (3) Văn hóa-Xã hội; Giáo dục-Đào tạo, Văn hóa-Thể Dục Thể Thao, Dân số- Gia đình và trẻ em, Y tế, Lao động dạy nghề, Chính sách xã hội, Quy chế dân chủ cơ

sở, Cải cách hành chính, công tác Tôn giáo-Dân tộc, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống AIDS, tội phạm và tệ nạn xã hội.

UBND huyện gồm có 13 cơ quan chuyên môn và có trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau trong việc phối hợp xử lý công vụ và báo cáo tình hình thực hiện cho cấp trên trực tiếp. (Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan chuyên môn được giới thiệu trong Phụ lục 2)

2.1.4 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội huyện Trảng Bom

Huyện Trảng Bom có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, hiện nay trên địa bàn huyện đã có 4 KCN gồm: Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo và Giang Điền và 8 cụm công nghiệp địa phương đã và đang xây dựng. Với tổng diện tích 1.943 ha, các KCN đã thu hút 187 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 1,4 tỷ USD, trong đó 127 công ty đi vào sản xuất, tạo việc làm cho trên 90 ngàn lao động.

Trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt, các quy hoạch ngành, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, chợ, giao thông, các công trình văn hoá, thể thao.

Trên địa bàn huyện có 1.012 doanh nghiệp, cơ sở, ngành nghề nông thôn, và 20 đơn vị hoạt động theo luật HTX với 7.471 xã viên. Về đất nông nghiệp là 26.445ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên của huyện.

Trên địa bàn huyện hiện có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 1 trung tâm dạy nghề và 5 cơ sở dạy nghề, hàng năm đào tạo trên 5 ngàn học viên, góp phần bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho địa phương. Tình hình chính trị, trật tự an toàn được tại địa phương luôn ổn định; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, xây dựng nông thôn mới, v.v… đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng. Có 04 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.943 ha, trong đó có 03 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đó là khu công nghiệp Hố Nai, Sông Mây và Bàu Xéo đã thu hút 187 dự án đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký 1,4 tỷ USD. Đã có 127 dự án đi vào hoạt động thu hút trên 70.000 lao động. Đã hoàn thành quy hoạch chi tiết 6/7 Cụm công nghiệp địa phương với diện tích là 265 ha, hiện đã và đang kêu gọi đầu tƣ kết cấu hạ tầng để thu hút các Dự án đầu tƣ.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện luôn đạt khá cao. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của huyện

có mức tăng trưởng bình quân là 22,8%/năm, trong đó ngành Công nghiệp-xây dựng tăng 26,6%/năm, ngành Dịch vụ tăng 20,5%/năm, ngành Nông-lâm nghiệp tăng 6,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp 70%, dịch vụ 21,6%, nông nghiệp là 8,4% trong GDP. GDP bình quân đầu người đến cuối năm 2010 đạt 34,466 triệu đồng. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội 5 năm (2010-2014) đạt 16.249 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 51,7%

GDP; và tổng thu ngân sách 5 năm đạt 3.406 tỷ đồng, tăng bình quân 12%/năm, đạt tỷ lệ 10% GDP hàng năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện trảng bom đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)