Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁ CƯỚC VẬN TẢI VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TẢI VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
1.2. Chi phí và giá thành trong vận tải hàng không
1.2.1.
Chi phí sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng, bao gồm toàn bộ hao phí lao động sống và lao động quá khứ mà một đơn vị sản xuất kinh doanh phải bỏ ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nào đó hay là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể.
Mọi hoạt động, quá trình diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua chi phí. Xét cho cùng mọi quyết định về một hành vi của doanh nghiệp đều gắn với quyết định về chi phí, việc lựa chọn những giải pháp kinh doanh thực chất là lựa chọn các giải pháp khác nhau về chi phí. Bởi vậy, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào.
Tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí kể cả trong ngắn hạn và dài hạn đều là mục tiêu phấn đấu đối với doanh nghiệp. Ngay cả đối với các doanh nghiệp công ích thì tối thiểu hóa chi phí vẫn là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phân loại chi phí 1.2.1.1.
Theo mục đích của quản lý mà người ta có thể phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số phương thức phân loại thông dụng:
a. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế còn gọi là phân loại theo hạng mục chi. Theo cách phân loại này mỗi nhóm chi phí đặc trưng cho một yếu tố đầu vào và các chi phí trong cùng một nhóm có cùng ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ. Cách phân loại này phục vụ cho mục đích
phân tích lựa chọn các phương án kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào cũng như đánh giá trình độ quản lý, trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Theo nội dung kinh tế chi phí được phân ra thành:
- Chi phí nhân công.
- Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu.
- Chi phí dụng cụ sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản
- Chi phí bảo dưỡng sửa chữa tài sản - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác [14].
b. Phân loại chi phí theo sản lượng sản phẩm
Toàn bộ chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phân ra: chi phí cố định và chi phí biến đổi [44].
Chi phí biến đổi là chi phí mà khi khối lượng sản phẩm thay đổi thì chi phí sẽ thay đổi theo nhưng chi phí cho một đơn vị sản phẩm không thay đổi.
Chi phí cố định là chi phí kinh doanh không thay đổi theo qui mô sản xuất nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định.
c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm sản xuất Toàn bộ chi phí được phân ra: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp là chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu phí và có thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một cách rõ ràng.
Chi phí gián tiếp là loại chí phí liên quan đến đối tượng chịu phí nhưng không thể tính trực tiếp được cho đối tượng chịu phí một cách rõ ràng.
d. Phân loại chi phí theo đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí theo cùng một nhóm bất kể là chi phí gì đều phục vụ cho một loại thực thể, đối tượng (hay nghiệp vụ sản xuất kinh doanh nhất định). Chẳng hạn đối với doanh nghiệp vận tải hàng không gồm:
- Chi phí theo chuyến bay - Chi phí đội máy bay
- Chi phí đơn vị bảo dưỡng sửa chữa - Chi phí của các phòng ban nghiệp vụ
e. Phân loại chi phí theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí cho sản xuất kinh doanh được phân ra theo lĩnh vực hoạt động sản xuất. Ví dụ:
- Chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ.
- Chi phí phi sản xuất sản phẩm dịch vụ.
f. Phân loại chi phí theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh
Cách phân loại này thường được sử dụng để dự đoán nhu cầu về tài chính cũng như để phân tích sự quay vòng của chi phí. Toàn bộ chi phí cho sản xuất kinh doanh được phân ra:
- Chi phí chuẩn bị sản xuất kinh doanh.
- Chi phí cho quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm (trong lưu thông).
g. Phân loại chi phí theo thời điểm chi
Chi phí trích trước là những khoản chi phí chưa phải chi nhưng được trích trước để tạo nguồn.
Chi phí chờ phân bổ là những khoản chi phí đã được phát sinh nhưng nguồn chi được huy động ở các thời kì sau. Cách phân loại này phục vụ cho công tác quản lý vốn.
Phân loại chi phí trong vận tải hàng không 1.2.1.2.
Chi phí vận tải hàng không là toàn bộ các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan tới hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách. Việc phân chia các chi phí của hãng hàng không thành các loại khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích theo dõi quản lý hoặc đánh giá của hoạt động. Đối với một hãng hàng không, các thông tin về chi phí được sử dụng cho các mục đích sau: i) Quản lý và kế toán: Họ cần sự phân loại chi phí thành các loại để thấy được biến động của mỗi loại chi phí theo thời gian, đánh giá hiệu quả của chi phí đối với các bộ phận chức năng cụ thể như chi phí khai thác chuyến bay hay chi phí dịch vụ hành khách. Từ đó đánh giá công việc khai thác của họ; ii) Hiệu quả đầu tư: để xác định có nên đầu tư vào một máy bay mới hay đầu tư mở tuyến mới hay không; iii) Phát triển các chính sách giá và quyết định giá bán cho cả hành khách và hàng hóa.
Bện cạnh phân chia chi phí theo mục đích quản lý, chi phí còn bị phân chia do ảnh hưởng nhiều bởi công tác kế toán của quốc gia và sự phân loại chi phí được thừa nhận bởi ICAO.
a. Phân loại chi phí theo lĩnh vực kinh doanh.
Theo thông lệ quốc tế và ICAO, các hãng hàng không chia 2 nhóm chi phí chính, đó là i) chi phí vận tải hàng không và ii) chi phí phi vận tải hàng không.
Chi phí phi vận tải hàng không bao gồm các mục chi sau:
- Chi do thanh lý tài sản của hãng - Chi phí lãi vay ngân hàng
- Lỗ của các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết - Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Phí và các khoản thuế nộp nhà chức trách.
Chi phí vận tải hàng không được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp và phụ thuộc vào chủng máy bay khai thác, chi phí này sẽ thay đổi nếu thay đổi chủng loại máy bay khai thác. Theo số liệu của ICAO năm 2007, chi phí trực tiếp chiếm khoảng từ 61,9% tổng chi phí khai thác [47]. Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí khai thác chuyến bay; chi phí bảo dưỡng sửa chữa máy bay; và chi phí khấu hao/thuê máy bay.
+ Chi phí khai thác chuyến bay là chi phí chi trả cho việc khai thác chuyến bay. Các chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí chuyến bay, bao gồm các chi phí sau:
Chi phí phi công là chi phí trả cho phi công khai thác chuyến bay như lương, phụ cấp, phí lưu trú, các khoản trích nộp. Chi phí này có thể tính trực tiếp theo từng chuyến bay theo định mức chi phí giờ bay.
Chi phí sân bay và điều hành bay là chi phí trả cho việc sử dụng đường băng, nhà ga, dịch vụ hạ cất cánh tại sân bay, dịch vụ dẫn đường máy bay, phí bay qua bầu trời. Chi phí hạ cất cánh, dịch vụ dẫn đường máy bay và chi phí bay qua bầu trời được tính theo chuyến bay, theo loại máy bay. Chi phí sử dụng nhà ga được tính theo số khách/chuyến bay, thông thường chi phí này được tính trực tiếp cho hành khách, các hãng hàng không thu hộ phí này cho sân bay.
Chi phí nhiêu liệu và dầu: Chi phí nhiêu liệu tính theo từng đường bay, phụ thuộc vào thời gian ra/vào đường lăn, thời gian bay, hành lang bay, mức tiêu hao nhiên liệu máy bay, độ cao, sức gió và các yếu tố khác. Chi phí nhiên liệu và dầu còn phụ thuộc vào giá nhiên liệu tại sân bay nạp nhiên liệu và dầu.
Nhìn chung giá nhiên liệu tại các sân bay được tính dựa trên giá nhiên liệu
dầu thô thế giới cộng thêm phí phục vụ và phí môi trường. Chi phí nhiêu liệu và dầu được tính theo số lượng nhiêu liệu và dầu tiêu hao khi khai thác chuyến bay. Tuy nhiên, thực tế số lượng tiêu hao nhiên liệu của chuyến bay thường khác với số lượng nhiên liệu nạp với lý do là phải nạp thêm số lượng nhiêu liệu, dầu dự phòng. Hơn nữa, thời gian bay chuyến bay trước và chuyến bay tiếp theo khác nhau, điều này có thể dẫn tới chênh lệch giá tính nhiên liệu tiêu hao.
Chi phí bảo hiểm máy bay bao gồm chi phí bảo hiểm thân máy bay được tính theo phần trăm của giá trị thiết bị bay và chi phí bảo hiểm trách nhiệm hành khách được tính trên cơ sở sản lượng vận tải hành khách luân chuyển (khách.km).
Chi phí khai thác chuyến bay khác là các chi phí liên quan đến khai thác chuyến bay nhưng không thuộc các nhóm trên, như: chi phí đào tạo phi công, chi phí thuê chuyến, thuê máy bay, phi công. Chi phí thuê máy bay dài hạn (trên 1 năm) thường được tính theo tháng và nhiều thiết bị bay được tính theo giờ bay.
+ Chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa máy bay là chi phí chi trả cho việc bảo dưỡng thường xuyên và đại tu các thiết bị bay gồm: máy bay, động cơ, càng, vật tư phụ tùng quay vòng. Chi phí bảo dưỡng thường xuyên được tính theo giờ bay. Chi phí đại tu được tính theo lần bảo dưỡng trên cơ sở số lần hạ cất cánh và giờ bay.
+ Chi phí khấu hao máy bay: Chi phí khấu hao máy bay được tính theo số năm khấu hao và giá trị còn lại của máy bay từ 0-15% [41]. Thời gian khấu hao máy bay được áp dụng theo chính sách từng hãng.
-Chi phí gián tiếp là các chi phí không thay đổi khi thay đổi chủng loại máy bay do các chi phí này không phụ thuộc vào khai thác máy bay. Các chi phí gián tiếp bao gồm: chi phí phục vụ mặt đất; chi phí dịch vụ hành khách; chi phí đặt chỗ, bán vé và khuyến mại; và chi phí quản lý chung. Theo thống kê của ICAO, tỷ trọng chi phí trực tiếp có sự tăng trưởng qua các năm (xem bảng 1.1).
+ Chi phí phục vụ mặt đất bao gồm các chi phí phải chi trả tại sân bay ngoại trừ phí cất hạ cánh. Các chi phí bao gồm: chi phí thuê dịch vụ trọn gói phục vụ mặt đất; phục vụ hàng hóa, soi chiếu an ninh hàng hóa; phục vụ kỹ thuật; chi phí nhân công, thuê văn phòng, chi phí khấu hao thiết bị, chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản và các chi phí liên quan khác.
+ Chi phí phục vụ hành khách bao gồm chi phí tiếp viên, chi phí phục vụ trên không và các chi phí phục vụ hành khách ở mặt đất như: phục vụ khách hàng thường xuyên (FFP), khách chậm nhỡ chuyến, bồi thường thiện chí. Chi phí tiếp viên bao gồm chi phí lương, các phụ cấp, phí lưu trú, các khoản trích nộp, phí đào tạo. Chi phí phục vụ trên không gồm các chi phí suất ăn, đồ uống, báo chí, giải trí, vật tư vệ sinh.
+ Chi phí đặt chỗ, bán vé và khuyến mại. Tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động bán vé, đặt chỗ và khuyến mại thuộc nhóm chi phí này, như:
hoa hồng bán vé, phí GDS, web, chi phí nhân công, văn phòng, quảng cáo, quà tặng.
+ Chi phí quản lý chung bao gồm các chi phí quản lý của hãng không liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực khai thác bay, kỹ thuật, bán vé. Chi phí này bao gồm chi phí nhân công, chi phí văn phòng, chi phí thông tin liên lạc và các chi phí quản lý chung khác.
Bảng 1.1. Tỷ trọng chí phí vận tải hàng không thường lệ 1994-2007 Các khoản mục chi phí Năm
1994
Năm 2000
Năm 2007 A. Chi phí trực tiếp
1. Khai thác chuyến bay
2. Bảo dưỡng sửa chữa máy bay 3. Khấu hao máy bay
49,0 32,8 10,0 6,2
54,2 38,0 10,6 5,6
61,9 46,5 10,3 5,1 B. Chi phí gián tiếp
4. Phục vụ mặt đất 5. Phục vụ hành khách
6. Đặt chỗ, bán vé, khuyến mại 7. Quản lý chung
51,0 12,0 10,8 15,8 12,4
45,8 11,3 10,0 12,7 11,8
38,1 10,5 8,7 8,5 10,4
Tổng cộng 100 100 100
Ghi chú: đơn vị tính % (Nguồn ICAO tổng hợp từ các hãng hàng không khai thác thường lệ là thành viên ICAO) [47].
b. Phân loại chi phí theo chuyến bay (sản lượng):
Theo cách phân loại theo chuyến bay, chi phí được chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định theo chuyến bay.
Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi khi số lượng chuyến bay khai thác thay đổi, như: chi phí nhiêu liệu và dầu, điều hành bay, phục vụ trên không, phục vụ mặt đất, phục vụ kỹ thuật, phục vụ hàng hóa.
Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi sản lượng chuyến bay thay đổi. Các chi phí này bao gồm chi phí khấu hao, chi phí quản lý chung.
Việc phân loại chi phí theo chuyến bay là cơ sở cho việc quyết định mức giá cước vận tải hành khách trong điều kiện cạnh tranh và đảm bảo mục tiêu hiệu quả của doanh nghiệp vận tải hàng không.
c. Phân loại chi phí theo hoạt động
Việc phân chia chi phí theo hoạt động được tổ chức và thực hiện theo nguyên lý quản trị chi phí theo hoạt động. Các chi phí được tập hợp theo các hoạt động cấu thành nên quy trình vận tải hàng không. Mục tiêu là quản trị chi phí hiệu quả hơn, đặc biệt là có sự so sánh và quyết định thuê mua dịch vụ ngoài đối với các hoạt động mà hãng tự thực hiện có chất lượng và chi phí thấp hơn các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.
d. Phân loại chi phí theo tổ chức
Chi phí được tính theo đơn vị theo tổ chức của hãng. Việc này hỗ trợ cho việc quản lý ngân sách theo đơn vị. Ngoài ra, việc chia theo đơn vị sẽ là cơ sở để lựa chọn yếu tố phân bổ các chi phí gián tiếp theo lĩnh vực hoạt động đúng với nội dung của chi tiêu.
Giá thành vận tải hàng không 1.2.2.
Giá thành vận tải hàng không là toàn bộ chi phí mà hãng dùng để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận tải hàng không và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm vận tải hành khách, hàng hóa nhất định được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ.
Các sản phẩm tính giá thành vận tải hàng không 1.2.2.1.
Giá thành vận tải hàng không được tính theo nhiều đơn vị sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu quản trị của hãng vận tải và yêu cầu của nhà chức trách quản lý. Các đơn vị sản phẩm chính bao gồm:
- Sản lượng của quá tình vận tải: tấn.km hoặc hành khách.km.
- Sản lượng cung ứng tấn.km hoặc ghế.km.
- Sản lượng cung ứng giờ bay.
Chính sách giá cước vận tải hành khách được xây dựng theo hành trình của khách hàng trên cơ sở các chặng bay cộng lại, vì vậy khi phân tích giá thành để làm mục tiêu xây dựng chính sách giá cước, giá thành được tính trung bình theo đường bay của một đơn vị sản phẩm: lượt khách, lượt ghế, giờ bay, chuyến bay. Trong nhiều trường hợp cụ thể, giá thành được tính cho một đơn
vị sản phẩm: lượt khách hoặc lượt ghế theo chuyến bay, loại máy bay. Các sản phẩm tính giá thành vận tải hàng không được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các sản phẩm tính giá thành vận tải hàng không
Sản phẩm Đơn vị
tính
Mạng bay
Đội bay
Đường bay A. Cung ứng
1. Ghế cung ứng 2. Ghế luân chuyển
3. Tấn hàng hóa cung ứng
4. Tấn hàng hóa cung ứng luân chuyển
5. Tấn cung ứng luân chuyển 6. Chuyến bay
7. Giờ bay
Ghế Ghế.km Tấn Tấn.km Tấn.km Chuyến Giờ bay
X X X
X X X X
X X X X X X B. Vận tải
8. Khách
9. Khách luân chuyển 10. Tấn hàng hóa
11. Tấn hàng hóa luân chuyển 12. Tấn luân chuyển
Khách Khách.km Tấn
Tấn.km Tấn.km
X X X
X X X
X X X X X Ghi chú: dấu “X” là được lựa chọn tính giá thành.
Phương pháp quản trị chi phí và tính giá thành 1.2.2.2.
Việc tập hợp và phân bổ chi phí tính giá thành là công việc quan trọng và được ưu tiên đối với doanh nghiệp. Có 3 phương pháp quản lý quản trị chi phí và phân bổ chi phí tính giá thành:
- Quản trị chi phí theo Công việc.
-Quản trị chi phí theo Quy trình.
- Quản trị chi phí theo Hoạt động.
a. Quản trị chi phí theo Công việc (Job-Order Costing).
Theo phương pháp quản trị chi phí theo Công việc, các chi phí được chia thành 3 nhóm:
- Chi phí nguyên liệu.
-Chi phí nhân công.
- Chi phí quản lý chung.