Chương 3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
3.5. Đề xuất phương pháp xác định các mức giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK
Sản phẩm vận tải hàng không có đặc điểm là sản phẩm vô hình không lưu kho được. Do vậy, việc bán được tối đa số chỗ và mang lại tối đa doanh thu chuyến bay là việc làm thường xuyên đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không. Trên một chuyến bay sẽ có nhiều hành khách mua với các mức giá khác nhau và xuất phát từ nhiều thị trường khác nhau. Việc xác định bao nhiêu mức giá trên một chuyến bay là do thị trường, yêu cầu kỹ thuật quản lý kho và nhu cầu quản lý của doanh nghiệp quyết định. Các doanh nghiệp vận tải hàng không tổ chức và duy trì bộ phận chức năng xây dựng chính sách giá cước và quản trị doanh thu để quyết định các chính sách giá cho từng thị trường và phân khúc thị trường khách hàng mục tiêu, trong đó việc xác định các mức giá cước chiếm vị trí quan trọng.
Xác định các mức giá cước vận tải hành khách 3.5.1.
Mô hình quy trình xác định các mức giá cước vận tải hành khách 3.5.1.1.
bằng ĐHK
Quy trình xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK ở Việt Nam được trình bày ở mục 3.2 chương 3, trong đó các yếu tố đầu vào để tiến hành việc xác định các mức giá cước bao gồm: Mục tiêu thị trường, nhu cầu khách hàng, sản phẩm, cấu trúc giá, xác định khung giá. Trong đó, cấu trúc giá là yêu cầu trực tiếp để xác định mức giá, gồm các yêu cầu chi tiết về các hành trình, số lượng giá, loại giá và các điều kiện kèm theo áp dụng cho một phân khúc thị trường mục tiêu của một thị trường cụ thể.
Quy trình xác định mức giá được đề xuất ở hình 3.6, bao gồm các bước như sau:
-Xác định doanh thu bán vé -Phân chia thu nhập
- Xác định doanh thu trung bình
- Lựa chọn phương pháp xác định mức giá.
Mục tiêu thị trường
Khung giá Cơ cấu khách
Doanh thu bán
Phân chia thu nhập
Doanh thu/chuyến
Giá thành/
chuyến
Hiệu quả
Không hiệu quả
Ban hành Lựa chọn
Sản phẩm
Hình 3.6. Quy trình xác định các mức giá cước VTHK
Các nội dung chính trong quy trình xác định các mức giá 3.5.1.2.
a. Xác định doanh thu bán vé
Căn cứ và sản phẩm và dự báo cơ cấu khách hàng mục tiêu, hãng xác định doanh thu bán vé của từng loại vé bằng cách lấy số lượng vé dự báo bán được nhân với mức giá tương ứng. Doanh thu bán vé bằng tổng doanh thu của từng mức giá và số lượng vé bán được tương ứng. Tất nhiên, số lượng vé cho từng loại được dự báo và cân đối với tổng ghế cung ứng cho thị trường đó.
b. Phân chia thu nhập
Phân chia thu nhập chỉ áp dụng chia doanh thu của các hành trình đa chặng bay cho các chặng bay cấu thành nên hành trình đó. IATA ban hành hướng dẫn phương pháp phân chia thu nhập các hành trình đa chặng và được các hãng hàng không quốc tế sử dụng như là chuẩn mực để chia thu nhập các hành trình có tham gia nhiều chặng bay, thậm chí có nhiều hãng vận tải. Theo phương pháp chia chặng của IATA, thu nhập của hành trình đa chặng được chia như sau: bước 1 là xác định giá trị chia cho các hãng tham gia vận tải bằng cách loại trừ các chặng bay có giá trị theo thỏa thuận hợp tác giữa hãng
bán vé và hãng vận tải (thông qua hợp đồng chia chặng đặc biệt); bước 2:
thực hiện chia theo hợp đồng chia chặng đa phương, song phương để đảm bảo doanh thu cho hãng vận tải; bước 3: giá trị chia thu nhập còn lại là chia theo tỷ lệ khoảng cách bay.
c. Xác định doanh thu trung bình
Xác định mức doanh thu bình quân trên cơ sở bình quân số khách bán được theo mức doanh thu chia được cho từng chuyến bay tương ứng.
FARErx = ∑FAREnrx * Paxnrx*Rvnd
∑Paxnrx
Trong đó:
FARErx – Mức doanh thu trung bình trên đường bay r, máy bay x.
FAREnrx – Mức doanh thu hạng n trên đường bay r, máy bay x.
Paxnrx – Số khách theo mức doanh thu hạng n đường bay r, máy bay x.
∑Paxnrx – Tổng số khách chuyến bay đường bay r, máy bay x.
Rvnd – Tỷ giá quy đổi đồng tiền địa phương ra Việt Nam đồng.
d. Lựa chọn phương pháp xác định mức giá
Bước cuối cùng của xác định mức giá là lựa chọn phương pháp xác định mức giá theo từng thị trường đã được xác định ban đầu theo mục tiêu thị trường. Cụ thể:
-Phương pháp xác định giá cước vận tải hành khách trong thị trường ổn định
Phương pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không trong thị trường ổn định như sau:
FARErx +YQrx ≥ Pax_Crx * (1+ Profitrx) Trong đó:
FARErx – Giá cước trung bình vận tải hành khách chưa bao gồm các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x.
YQrx – Trung bình các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x.
Pax_Crx – Giá thành một khách của đường bay r, máy bay x. Chí phí ở thị trường ổn định được tính đầy đủ, bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
(3.21) (3.20)
Profitrx – % lợi nhuận của đường bay r, máy bay x.
Nếu doanh nghiệp khai thác mạng đường bay ở các thị trường ổn định có mặt thu nhập tương đồng, Profitrx có thể được áp dụng chung cho toàn mạng bay với một mức chung và được xác định như sau:
Profitrx = Profit
* 100%
∑Ci Trong đó:
Profit – Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
∑Ci – Tổng chi phí sản xuất kinh doanh vận tải hàng không của doanh nghiệp.
- Phương pháp xác định giá cước vận tải hành khách trong thị trường phát triển
Phương pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không trong thị trường phát triển như sau:
FARErx +YQrx ≥ Pax_CTTrx * (1+ Profitrx) Trong đó:
FARErx – Giá cước trung bình vận tải hành khách chưa bao gồm các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x.
YQrx – Trung bình các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x.
Pax_CTTrx – Giá thành chi phí trực tiếp một khách của đường bay r, máy bay x. Chí phí ở thị trường phát triển chỉ tính chi phí trực tiếp.
Profitrx – % lợi nhuận của đường bay r, máy bay x.
Phương pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không chỉ tính giá thành bằng các chi phí trực tiếp này cũng được ứng dụng để xây dựng giá cước vận tải hành khách đối với các chuyến bay khai thác tăng thêm không phát sinh chi phí gián tiếp.
- Phương pháp xác định giá cước vận tải hành khách trong thị trường mới
Phương pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không trong thị trường ổn định như sau:
FARErx +YQrx ≥ Pax_CTTrx * (1+ Profitrx) – DISrx
Trong đó:
FARErx – Giá cước trung bình vận tải hành khách chưa bao gồm các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x.
(3.22)
(3.23)
(3.24)
YQrx – Trung bình các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x.
Pax_CTTrx – Giá thành chi phí trực tiếp một khách của đường bay r, máy bay x. Chí phí ở thị trường phát triển chỉ tính chi phí trực tiếp.
Profitrx – % lợi nhuận của đường bay r, máy bay x.
DISrx – mức hỗ trợ 1 khách đường bay r, máy bay x. Mức hỗ trợ có thể được trích ra từ quỹ hộ trợ của địa phương/tổ chức kinh tế có sân bay đi/đến hoặc từ quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Xác định giá bán thuê chuyến 3.5.2.
Quy trình xác định các mức giá thuê chuyến rút gọn hơn so với quy trình xác định giá cước hành khách bao gồm các bước sau:
Thứ nhất, xác định mức giá đàm phán trên cơ sở nhu cầu, giá thị trường.
Thứ hai, so sánh giá đàm phán với mô hình tổng quát trên. Nếu đúng sẽ ban hành giá bán, ngược lại doanh nghiệp cần xác định lại giá đàm phán.
Giá theo Luật
Giá thành + Lợi nhuận
Thị trường
Giá bán Giá đàm phán Thấp hơn
Cao hơn hoặc bằng
Hình 3.7. Quy trình xây dựng mức giá thuê chuyến VTHK
Công thức tính giá bán thuê chuyến vận tải hành khách bằng đường hàng không như sau:
Charterrx ≥ Crx * (1+ Profitrx) Trong đó:
Charterrx – Giá thuê chuyến vận tải hành khách chưa bao gồm các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x.
Crx – Giá thành một chuyến bay đường bay r, máy bay x.
Profitrx – % lợi nhuận của đường bay r, máy bay x.
Xác định phụ thu nhiên liệu 3.5.3.
Chi phí nhiên liệu là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
Với giá dầu thô 100$/thùng, chi phí nhiên liệu chiếm 35-40% tổng chi phí khai thác vận tải hàng không. Vì vậy, phụ thu nhiên liệu hoặc điều chỉnh tăng giảm giá do giá nhiên liệu thay đổi đã được các doanh nghiệp vận tải hàng không áp dụng từ những năm khủng hoảng giá dầu thô 2008 cho đến nay. Giá thành và chính sách giá cước kèm theo mức phụ thu nhiên liệu được xây dựng theo năm kế hoạch với mức giá nhiên liệu kế hoạch (ví dụ 80$/thùng). Trong quá trình kinh doanh, giá nhiên liệu thay đổi và doanh nghiệp cũng chủ động điều chỉnh mức phụ thu thích ứng với sự cạnh tranh và yêu cầu của nhà chức trách.
Chi phí nhiên liệu kế hoạch được xác định như sau:
CNL0nl rx = BHrx * Srx* P0rx Trong đó:
CNL0nl rx – Chi phí nhiên liệu kế hoạch của đường bay r, máy bay x.
BHrx – Số lượng giờ bay các chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Srx – Định mức tiêu thụ nhiên liệu 1giờ bay của đường bay r, máy bay x.
P0rx – Đơn giá chi phí nhiên liệu kế hoạch tấn nhiên liệu của đường bay r, máy bay x.
Chi phí nhiên liệu thực hiện được xác định như sau:
CNL1nl rx = BHrx * Srx* P1rx
Trong đó:
CNL1nl rx – Chi phí nhiên liệu điều chỉnh của đường bay r, máy bay x.
BHrx – Số lượng giờ bay các chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Srx – Định mức tiêu thụ nhiên liệu/giờ bay của đường bay r, máy bay x.
(3.26)
(3.27) (3.25)
P1rx – Đơn giá chi phí nhiên liệu thực hiện 1 tấn nhiên liệu của đường bay r, máy bay x.
Mức điều chỉnh phụ thu hoặc giảm giá cước vận tải tối đa được xác định như sau:
ΔYQrx = CNL1nl rx – CNL0nl rx
Paxrx
Trong đó:
ΔYQrx – Mức điều chỉnh tăng/giảm phụ thu nhiên liệu của đường bay r, máy bay x do giá nhiên liệu tăng/giảm so với kế hoạch.
Paxrx – Số khách chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Xác định giá bán các dịch vụ gia tăng 3.5.4.
Tuỳ theo chính sách dịch vụ áp dụng cho từng phân khúc thị trường, mỗi doanh nghiệp có thể hoặc không lựa chọn cung cấp các dịch vụ gia tăng cho hành khách. Các hãng hàng không truyền thống lựa chọn thêm các dịch vụ ăn uống, báo chí, giải trí. Các hãng hàng không chi phí thấp chỉ cung cấp nước uống. Những dịch vụ còn lại hành khách phải trả tiền khi sử dụng dịch vụ. Giá bán các dịch vụ gia tăng này được xác định như sau:
Add_Pirx = Pirx * (1+ Profitrx) Trong đó:
Add_Pirx – Giá bán dịch vụ bổ trợ i trên đường bay r, máy bay x.
Pirx – Đơn giá 1 khách dịch vụ bổ trợ i của đường bay r, máy bay x.
Profitrx – Định mức lợi nhuận của đường bay r, máy bay x.