Thực trạng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK của Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam (Trang 80 - 84)

Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

2.2. Thực trạng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK của Nhà nước

Chính sách quản lý nhà nước về giá cước vận tải hàng không 2.2.1.

Tại Điều 116, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 Quy định về Giá cước vận tải hàng không tại Việt Nam như sau:

1. Hãng hàng không phải thông báo theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải giá cước vận tải hàng không trên đường bay quốc tế đến và đi từ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Hãng hàng không quyết định xây dựng giá dịch vụ vận tải hàng không nội địa trong khung giá cước do Bộ Giao thông vận tải quy định và thực hiện kê khai giá với Bộ Giao thông vận tải.” [21]

Trên cơ sở đó, hiện nay, việc xây dựng chính sách giá cước hành khách đi bằng đường hàng không phải tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam tại Thông tư liên tịch Số: 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 12/11/2008 về việc Hướng dẫn về quản lý giá cước vận tải hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam và Thông tư số 43/2011/TTLT/BTC-BGTVT ngày 28/3/2011 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 12/11/2008 của liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý giá cước vận tải hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam [3], [4].

Theo đó, Giá cước vận tải hàng không nội địa (hàng hoá, hành khách);

giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam được quản lý theo các hình thức:

- Nhà nước quyết định giá, khung giá đối với các dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá.

- Đơn vị thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đối với các dịch vụ thuộc thẩm quyền của mình với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Tại Thông tư liên tịch số 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT quy định nguyên tắc xác định giá như sau:

- Giá cước vận tải hàng không nội địa: Được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mức giá trung bình của cùng loại dịch vụ trong Khu vực ASEAN

- Khi giá nhiên liệu biến động vượt trên 20% mức giá đã tính trong khung giá cước, trường hợp không điều chỉnh khung giá, Bộ Tài chính chủ trì xem xét, quy định mức tối đa phụ thu xăng dầu nội địa áp dụng có thời hạn.

Quy định về thẩm quyền 2.2.2.

- Bộ Tài chính:

+ Quyết định giá, khung giá các dịch vụ theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam), khung giá cước vận tải hành khách nội địa hạng phổ thông trên các đường bay còn vị thế hoạt động độc quyền.

+ Khi giá nhiên liệu biến động vượt trên 20% mức giá đã tính trong khung giá cước, trường hợp không điều chỉnh khung giá, Bộ Tài chính chủ trì xem xét, quy định mức tối đa phụ thu xăng dầu nội địa áp dụng có thời hạn.

- Bộ Giao thông vận tải: Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thay mặt Bộ Giao thông vận tải thực hiện:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung ứng dịch vụ, lập phương án giá, khung giá, mức phụ thu nhiên liệu; tổ chức thẩm định phương án giá, khung giá, mức phụ thu nhiên liệu do đơn vị lập; có ý kiến chính thức bằng văn bản đề nghị Bộ Tài chính quyết định giá, khung giá các dịch vụ và mức tối đa phụ thu nhiên liệu.

+ Chủ trì rà soát Hồ sơ và nội dung mức giá do các đơn vị thực hiện đăng ký, kê khai.

- Các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng không:

+ Lập phương án giá, khung giá các dịch vụ hàng không, khung giá cước vận tải hành khách nội địa và mức tối đa phụ thu nhiên liệu báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam).

+ Quyết định mức giá vé máy bay, mức phụ thu nhiên liệu cụ thể trên các đường bay nội địa trong phạm vi khung giá dịch vụ, mức tối đa phụ thu nhiên liệu do Bộ Tài chính quy định. Hồ sơ bao gồm mức giá đề nghị, chi phí đơn vị và các mức giá tương ứng trong các nước thuộc ASEAN [3],[4].

Đánh giá về quản lý nhà nước về giá cước vận tải hàng không 2.2.3.

Việc quản lý giá cước trần vận tải hành khách bằng đường hàng không nội địa trong những năm qua của Nhà nước là do:

- Thứ nhất, thị trường vận tải hàng không nội địa chủ yếu khai thác bởi Vietnam Airlines và JetStar Pacific Airlines, cạnh tranh của các hãng vận tải chưa lớn. Do vậy việc quản lý mức giá trần là việc làm vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh và bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng.

- Thứ hai, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn mới phát triển, việc điều tiết một số ngành kinh tế chính trong đó có vận tải hàng không là việc cần thiết nhằm góp phần ổn định được giá tiêu dùng, khuyến khích sự đi lại và phát triển du lịch.

Quy trình xây dựng và ban hành mức giá trần do Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải thực hiện khách quan và có tính đến chi phí và hiệu quả của doanh nghiệp, cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế vùng miền.

Mức giá trần chỉ áp dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ hạng phổ thông, phần lớn mức giá trần quy định đều cao hơn nhiều so với doanh thu trung bình của các doanh nghiệp. Năm 2014, doanh thu trung bình khách hạng phổ thông chặng bay chính là Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines là 2.030.000 đồng/khách, JetStar Pacific và VietJet là 1.550.000- 1.750.000 đồng thấp hơn nhiều so với mức giá trần của Nhà nước quy định là 3.400.000 đồng.

Các hồ sơ kê khai giá và các biểu giá triển khai tới hệ thống bán của Vietnam Airlines cho thấy các mức giá bán đều thấp hơn giá trần quy định và dao động từ 20% đến 91% so với giá trần, cụ thể được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây [26].

Bảng 2.3. Mức giá cước vận tải hành khách nội địa của VN năm 2014 Đơn vị tính: 1000 đồng Nhóm

đường bay

Mức trần quy

định

Giá mùa cao nhất

Giá mùa thấp nhất

SS giá mùa/giá trần Cao

nhất

Thấp nhất

1. Dưới 500km 1.700 1.550 600 91% 35%

2. Từ 500km đến

dưới 850km 2.250 2.050 550 91% 24%

3. Từ 850km đến

dưới 1000km 2.890 2.600 800 90% 28%

4. Từ 1000km đến

dưới 1280km 3.400 2.870 800 84% 24%

5. Từ 1280km trở

lên 4.000 2.870 800 72% 20%

Ngoài ra, Vietnam Airlines đã ban hành chính sách giảm giá cước cho người cao tuổi và người khuyết tật, chính sách giảm giá cước cho các hành khách có hộ khẩu thường trú hay quân nhân, cán bộ công nhân viên công tác tại Côn Đảo. Các chương trình giảm giá kèm theo các chương trình kích cầu vào mùa thấp điểm.

Chính sách giá cước của các hãng chi phí thấp Jetstar Pacific, VietJet còn thấp hơn Vietnam Airlines khoảng 10-20% trên hầu hết các chặng bay.

Tuy nhiên, việc quản lý giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK các tuyến đường bay nội địa ở Việt Nam còn có một số ảnh hưởng nhất định đến việc kinh doanh của các hãng theo cơ chế thị trường, cụ thể:

-Quy định khai báo giá cước trước 5 ngày làm cho chính sách giá cước của doanh nghiệp mất đi sự cạnh tranh khi mà thị trường thường xuyên thay đổi. Nhà nước cần xem xét điều chỉnh quy định này cho phù hợp với thực tế.

- Quy luật nhu cầu vận chuyển của hành khách trên các đường bay chính nội địa có sự lệch đầu lớn trong dịp Tết nguyên đán (Trong 2 tuần trước Tết nguyên đán hàng năm, nhu cầu vận chuyển hành khách trên chặng bay từ Hà Nội vào Tp. Hồ Chí Minh chỉ bằng 30-40% so với chặng bay ngược lại [25]). Để phục tốt nhu cầu khách hàng các hãng tăng thêm chuyến bay, theo đó các chuyến bay chỉ chở khách một chiều, còn chặng bay ngược lại là bay

không tải. Như vậy, nhiều tuyến đường bay bị quản lý giá trần với mức giá thấp hơn tổng chi phí hai chiều sẽ làm cho các hãng khai thác lỗ. Lý do này không khuyến khích các hãng đầu tư thêm nguồn lực dự phòng để phục vụ tối đa nhu cầu của hành khách trong dịp Tết này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)