Giải pháp điều hành hiệu quả các chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam (Trang 147 - 158)

Chương 3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

3.6. Giải pháp điều hành hiệu quả các chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK ở Việt Nam

Các giải pháp xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK tại Việt Nam nêu trên phát huy được hiệu quả khi doanh nghiệp vận tải hàng không cần triển khai đồng bộ các biện pháp thực thi với mục tiêu là lợi nhuận kinh doanh từng đường bay cao nhất, cuối cùng là tối ưu được hiệu quả kinh doanh chung mạng đường bay. Cụ thể:

Rrx - Crx =>Max Tương đương

∑Paxrx * FAREr - ∑ ASrx *AS_Crx =>Max (3.29)

(3.30) (3.28)

(3.31)

Tương đương:

∑Paxrx * FARErx - ∑Paxrx

*AS_Crx =>Max SFrx

Trong đó:

Rrx – Doanh thu chuyến bay đường bay r, máy bay x.

Crx – Giá thành chuyến bay đường bay r, máy bay x.

SFr – Hệ số sử dụng ghế trung bình đường bay r.

FAREr – Doanh thu trung bình 1 khách đường bay r.

ASrx –số ghế mở bán để vận tải hành khách của chuyến bay đường bay r, máy bay x.

Max – tối đa hoặc số lớn nhất.

Như vậy, khi khai thác một thị trường cụ thể với số lượng khách dự báo là ∑Paxrx, để có được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện 3 giải pháp sau (i) nâng cao hệ số sử dụng ghế, ít nhất là cao hơn hệ số sử dụng ghế hòa vốn; (ii) tối đa doanh thu trung bình; và (iii) giảm giá thành khai thác.

Nâng cao hệ số sử dụng ghế 3.6.1.

Hệ số sử dụng ghế là một trong những chỉ tiêu hiệu quả khai thác cơ bản nhất, thể hiện khả năng phát động nguồn khách, lấp đầy chuyến bay của hãng hàng không.

Như đề cập ở trên, để có thể khai thác hiệu quả đường bay thì Hệ số sử dụng ghế của đường bay khai thác phải cao hơn hệ số sử dụng hòa vốn và phải thấp hơn 100%, tức là số khách vận tải phải thấp hơn số ghế có thể mở bán để chuyên chở hành khách. Có nghĩa trong giai đoạn 1 tuần khai thác:

SF0rx ≤ SFrx ≤ 100%

SFrx = ∑Paxrx

*100% = ∑Paxrx*100%

∑ASrx ∑Frrx * Confrx

Trong đó:

Confrx – Số ghế mở bán của máy bay x khai thác trên đường bay r.

Frrx – tần suất khai thác máy bay x khai thác trên đường bay r.

SF0rx – Hệ số sử dụng ghế hòa vốn (break-even seat factor) của chuyến bay là phần trăm số ghế của chuyến bay được bán với mức giá mà doanh thu thu đủ bù đắp được chi phí phân bổ cho chuyến bay đó. Chi phí chuyến bay

(3.32)

(3.33)

(3.34)

(giá thành) càng cao thì SF0rx càng lớn, và ngược lại doanh thu trung bình chuyến bay càng cao thì SF0rx càng giảm.

Từ các công thức (3.33) và (3.34) suy ra tương đương:

SF0rx ∑Paxrx

∑Frrx * Confrx ≤1

Như vậy, doanh nghiệp cần giải bài toán tối ưu để lựa chọn tần suất khai thác với loại máy bay phù hợp. Do đặc thù của vận tải hàng không là 1 máy bay thường khai thác được nhiều đường bay và một hãng thường không đầu tư nhiều dòng máy bay khai thác do chi phí đầu tư mua và vận hành khai thác 1 dòng máy bay cao. Các hãng chuyên nghiệp thường bố trí ổn định khai thác 1 đường bay bằng 1 dòng máy bay có tầm bay tối ưu và các loại máy bay còn lại (nếu có) được bố trí khai thác nhằm tận dụng tăng thêm hiệu quả máy bay.

Trong trường hợp đặc biệt, đường bay r chỉ khai thác 1 dòng máy bay, tần suất khai thác tối ưu là:

∑Paxr

≤ Frrx ∑Paxr

Confr SF0r * Confr

Tăng doanh thu trung bình 3.6.2.

Doanh thu vận tải trung bình của 1 hành khách được xác định đúng với nhu cầu thực tại của hành khách và tính cạnh tranh của thị trường. Các giải pháp sau đây có thể làm tăng doanh thu trung bình hành khách của chuyến bay

a. Quảng bá và triển khai hiệu quả công tác tiếp thị trong đó ưu tiên là chính sách giá cước.

Giải pháp này phổ biến trong hầu hết lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, việc triển khai đúng giá, kịp thời cho đúng phân khúc mục tiêu vận tải của doanh nghiệp sẽ góp phần tăng hiệu quả công tác bán vé và tối ưu hóa doanh thu. Đây cũng là cơ sở để đo phản ứng thị trường và giúp doanh nghiệp đánh giá thường xuyên được nhu cầu khách hàng của từng phân khúc trên từng chuyến bay. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hiện nay, việc triển khai các chính sách giá cước sẽ thuận lợi và hiệu quả.

(3.35)

(3.36)

b. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh thu

Công tác quản trị doanh thu trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng đường hàng không là một nghệ thuật. Kết hợp hài hòa 3 công việc chính i) xây dựng và ban hành chính sách giá cước và ii) dự báo thị trường theo từng phân khúc; iii) tối ưu doanh thu, có nghĩa là lựa chọn số lượng khách theo từng mức giá phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Giảm giá thành sản phẩm 3.6.3.

Để có chính sách giá đúng và cạnh tranh khi ban hành thì việc đánh giá lại giá thành của mỗi doanh nghiệp là điều cần thiết. Mục tiêu chính để doanh nghiệp đánh giá được giá thành của đơn vị có cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác; nhận biết được các chi phí cấu thành nên giá thành đã tối ưu chưa. Từ đó, doanh nghiệp tìm được các biện pháp nội bộ để giảm giá thành vận tải hàng không nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và kinh doanh có lợi nhuận.

Có nhiều cách đánh giá giá thành vận tải hàng không của doanh nghiệp.

Đơn giản nhất là phương pháp so sánh với mức bình quân của ngành vận tải hàng không hoặc mức bình quân của hiệp hội vận tải mà doanh nghiệp tham dự. Bên cạnh đó, có thể sử dụng phương pháp thống kê để đo mức ảnh hưởng giữa nhu cầu vận tải và giá bán vé (chi phí của khách hàng). Giá thành phù hợp là mức giá đưa ra được thị trường chấp nhận với nhu cầu không giảm và các hãng khác không giảm giá trong thời gian dài để cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc rà soát đánh giá các khoản mục chi phí theo yếu tố hoặc theo hoạt động cấu thành nên giá thành để so sánh với các mức chi phí trên thị trường như chi phí máy bay, chi phí bán, chi phí phục vụ hành khách.

Qua đó, doanh nghiệp tìm được các giải pháp tối ưu chi phí của mình bằng việc tái cơ cấu lại tổ chức; lựa chọn loại máy bay phù hợp; chuyển các hoạt động phụ trợ cho các doanh nghiệp ngoài cung cấp với mức chi phí rẻ hơn doanh nghiệp vận tải tự làm.

Trong một hãng hàng không, tương tự như các lĩnh vực ngành nghề khác, chi phí phát sinh do các hoạt động cụ thể trong quy trình tạo giá trị sản phẩm vận tải hàng không. Để tác động lên tổng chi phí khai thác, có thể chọn một trong hai, hoặc cả hai cách: thay đổi bản thân quy trình tạo giá trị hiện tại bằng một quy trình sản xuất-cung ứng dịch vụ hiệu quả hơn; hoặc kiểm soát chặt chẽ hơn các yếu tố quyết định chi phí để qua đó đạt được tiết kiệm chi

phí của các hoạt động chính. Dưới đây là các biện pháp có thể xem xét để giảm giá thành vận tải hàng không.

a. Tiết kiệm nhờ quy mô

Chi phí trung bình, hay giá thành vận tải hàng không giảm khi sản lượng tăng lên nhờ tác động của chi phí cố định đối với sản lượng. Quy mô lớn sẽ có cơ hội để giảm chi phí đầu vào khi mua sắm được khối lượng lớn.

Ở một góc độ khác, khi quy mô cung ứng tăng lên nhờ tăng trưởng của thị trường, có thể thay thế một loại máy bay nhỏ bằng một loại máy bay to hơn mà không mất (hoặc có mất nhưng không đáng kể) lợi thế về tần suất máy bay. Tiết kiệm nhờ quy mô có thể dẫn tới tình trạng chung: hãng nhỏ thường có giá thành sản phẩm cao hơn hãng lớn, dẫn tới phải ở thế bất lợi trong cạnh tranh bằng giá, nói chung - đã nhỏ lại khó phát triển; trong khi đó hãng lớn thường có giá thành sản phẩm thấp, có lợi thế cạnh tranh bằng giá.

b. Tiết kiệm nhờ phạm vi (economies of scale):

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng đường hàng không có thể kinh doanh một, hai, ba sản phẩm vận tải hàng không (hành khách, hàng hóa, thuê chuyến), 2-3 sản phẩm dịch vụ đồng bộ vận tải hàng không.

Ngoài ra hãng hàng không cũng có thể tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ hàng không khác (khách sạn, du lịch, vận tải mặt đất…). Số lượng sản phẩm dịch vụ mà hãng hàng không kinh doanh cùng sử dụng tư cách pháp nhân của hãng xác định phạm vi kinh doanh. Việc kinh doanh nhiều sản phẩm dịch vụ tương đồng là tăng thêm doanh thu mà chi phí phát sinh thấp hơn. Hơn nữa với lợi thế về vận tải hàng không làm nòng cốt sẽ hỗ trợ các dịch vụ đồng bộ phát triển và sinh lợi nhuận thêm về cho hãng. Đây cũng là yếu tố làm giảm chi phí cố định phân bổ (như chi phí quản lý).

Tuy nhiên, với môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và cạnh tranh cao hiện nay. Việc lựa chọn các sản phẩm bổ trợ cho doanh nghiệp cần tính toán kỹ, tránh lãng phí khi quy mô còn nhỏ. Việc lựa chọn phạm vi hiệu quả cho hãng hàng không, phương pháp hạch toán, phân tích chi phí theo ABC đóng vai trò quyết định. Nó không chỉ cho phép đánh giá được hiệu quả hoạt động tổng thể của hãng, mà còn giúp chỉ rõ công đoạn nào của sản phẩm vận tải hàng không nào có giá thành thấp và cần phát triển, còn công đoạn nào của sản phẩm không có giá thành cao, phải xem xét điều chỉnh hoặc thậm chí lựa chọn thay thế thuê ngoài.

c. Giá mua hàng hóa dịch vụ:

Giá mua ảnh hưởng một cách trực tiếp nhất đến chi phí. Về cơ bản, giá mua phụ thuộc và 2 yếu tố: số lượng mua và cách mua. Doanh nghiệp có kế hoạch chủ động để lựa chọn được sản phẩm và dịch vụ tốt với giá phù hợp.

Giá nhiên liệu trong vận tải hàng không chiếm tỷ trọng cao, doanh nghiệp có thể tác động tới giá mua nhiên liệu thông qua 3 hình thức: hợp đồng mua, bảo hiểm rủi ro giá nhiên liệu (fuel price hedging) và vận tải nhiên liệu (tankering) từ nơi giá thấp đến nơi giá cao.

d. Chi phí lao động:

Vận tải hàng không là lĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Đối với các hãng hàng không ở các nước phát triển có mức thu nhập cao thì chi phí lao động chiếm một tỷ trọng cao và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong vấn đề quản trị, tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí lao động thông qua quản trị tốt các chỉ tiêu của yếu tố quan trọng sau:

i) Số lượng lao động và năng suất lao động; và ii) Lương, phụ cấp và các quyền lợi khác.

e. Cơ cấu đội máy bay:

Đội máy bay, cộng thêm với phụ tùng (kể cả động cơ dự phòng) là tài sản lớn nhất của hãng hàng không, chiếm một tỷ trọng rất đáng kể trong tổng giá trị tài sản và chi phí khai thác. Do vậy, cơ cấu đội máy bay, bao gồm số chủng loại và số lượng của mỗi loại máy bay có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí khai thác và giá thành vận tải.

Việc lựa chọn cơ cấu chủng loại và số lượng máy bay từng loại được quyết định bởi 2 yếu tố chính đó là i) nhu cầu thị trường; ii) chi phí khai thác và hiệu quả khai thác. Thông thường, các máy bay lớn thì chi phí thấp nhưng việc lấp đầy chỗ trên chuyến bay khó khăn hơn việc khai thác máy bay nhỏ hơn. Doanh nghiệp cần giải bài toán kinh tế này trong phạm vi 3-5 năm.

f. Cấu trúc mạng đường bay:

Cấu trúc mạng đường bay của hãng hàng không có ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí khai thác và chi phí trung bình, trong đó yếu tố quan trọng nhất là chiều dài trung bình chặng bay (average sector length). Quy luật chung là chiều dài trung bình chặng bay càng lớn thì chi phí khai thác trung bình càng thấp và ngược lại. Đường bay càng dài thì vận tốc bình quân càng lớn, tiêu hao nhiên liệu thấp hơn so với đường bay ngắn.

g. Kỹ thuật khai thác bay.

Kỹ thuật khai thác bay cũng đóng vai trò quan trọng đối với yêu cầu tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu và tối ưu kế hoạch bảo dưỡng khai thác máy bay thông qua một số cách thức như sau:

- Lập kế hoạch khai thác máy bay phù hợp với kế hoạch bảo dưỡng định kỳ máy bay

- Giảm trọng tải rỗng của máy bay, không lạm dụng việc lắp đặt quá nhiều hệ thống, trang thiết bị phục vụ hành khách, phục vụ hàng hóa quá mức so với nhu cầu thực sự

- Sử dụng đường bay hợp lý có thời gian bay, chi phí điều hành bay và lượng nhiên liệu nạp tối ưu.

- Áp dụng các chế độ, quy trình, quy chuẩn cất cánh, bay bằng, hạ cánh, taxi hợp lý phù hợp với điều kiện sân bay và thời tiết, không lạm dụng các chế độ bay đặc biệt tiêu hao nhiên liệu trong điều kiện khai thác bình thường.

- Lựa chọn sân bay dự bị hợp lý để hạn chế lượng dầu dự bị.

- Thường xuyên thống kê, phân tích tiêu hao nhiên liệu của các máy bay trong đội máy bay để rút ra những kinh nghiệm cần thiết.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

1. Thị trường vận tải hàng không tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới do nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và Việt Nam sẽ tham gia cộng đồng ASEAN và hội nhập sâu rộng với thế giới.

2. Xây dựng chính sách giá cước là công việc quan trọng của một hãng hàng không. Chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam phải đáp ứng được cho từng nhóm thị trường: thị trường ổn định, thị trường phát triển và thị trường mới. Đồng thời, chính sách giá cước phải được linh hoạt, đạt được các mục tiêu thị trường cụ thể của doanh nghiệp.

3. Giải pháp mới được đề xuất tập trung vào các nội dung chính sau:

- Hoàn thiện Quy trình xây dựng chính sách giá cước.

- Tổ chức chi phí và tính giá thành vận tải hàng không.

- Xây dựng các mức giá cước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (i) Kết luận

Thị trường vận tải hàng không Việt Nam tiếp tục phát triển và hòa nhập sâu rộng với vận tải hàng không thế giới. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt và phát triển. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không có tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu hay vốn đầu tư thấp. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không tại Việt Nam cần có hệ thống, phương pháp xây dựng và quản lý giá cước vận tải hành khách khoa học, hiệu quả để góp phần tăng và duy trì lợi nhuận kinh doanh ở mức hợp lý so với ngành nghề kinh doanh khác.

Chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không được xây dựng trên cơ sở cạnh tranh thị trường và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược đa dạng giá cước được áp dụng linh hoạt theo từng đường bay và hạng dịch vụ. Chính sách giá cước được xây dựng trên nguyên tắc thích ứng với từng thị trường, đảm bảo tính hiệu quả và tính đầy đủ theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Giá thành vận tải hàng không đóng vai trò không thể thiếu được trong việc quản trị doanh nghiệp nói chung và việc xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không trong giai đoạn dài hạn và trên đường bay hay nhóm đường bay nói riêng.

Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã có riêng cho mình phương pháp và cách xây dựng ban hành giá cước theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc giảm giá liên tục do cạnh tranh làm doanh nghiệp chưa quản lý hiệu quả kinh doanh từng đường bay. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phương pháp xây dựng giá thành làm cơ sở cho xây dựng, quản trị chính sách giá cước vận tải hành khách tại Việt Nam.

Từ yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp, luận án đã tập trung nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình và mô hình xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam.

Những điểm mới nghiên cứu của Luận án là:

1) Hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách với nguyên lý chính là thị trường quyết định giá và có đánh giá, kiểm soát mục tiêu với giá thành vận tải hàng không.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam (Trang 147 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)