Tổng quan về thị trường vận tải hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam (Trang 72 - 80)

Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

2.1. Tổng quan về thị trường vận tải hàng không Việt Nam

Thị trường vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2009-2014 tăng liên tục với mức trung bình là 13,9% về hành khách và 16,7% về hàng hoá. Năm 2014, tổng thị trường vận tải hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 33,5 triệu khách (tăng 13,5% so năm 2013) và 751 nghìn tấn hàng hóa (tăng hơn 20% so năm 2013), tăng tương ứng 1,9 lần và 2,2 lần so với năm 2009 (17,5 triệu khách và 346,7 nghìn tấn hàng).

Trong những năm gần đây, đã có sự cân bằng trong phát triển giữa thị trường quốc tế và nội địa khi thị trường nội địa ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình khi dần đuổi kịp thị trường quốc tế về số lượng khách vận tải.

Năm 2012, thị trường quốc tế đạt 13,2 triệu khách, tăng 3,4 lần so năm 2003 trong khi thị trường nội địa đạt 12,1 triệu khách, tăng 4,5 lần so năm 2003. Tỷ lệ quốc tế/nội địa thay đổi từ 60/40 năm 2003 thành 52/48 năm 2012. Đến năm 2014, tỷ lệ quốc tế/nội địa là 47/53 [10].

Bảng 2.1. Vận tải hành khách bằng ĐHK 2014

Các hãng

Quốc tế Nội địa

Tổng Lượt khách Thị phần

(%)

Lượt khách

Thị phần (%)

Vietnam Airlines 6.244.727 40,30 9.854.940 56,00 16.099.667 VietJet Air 366.759 2,30 5.185.261 29,40 5.552.020 Jetstar Pacific 224.215 1,40 2.300.646 13,10 2.524.861

VASCO 266.984 1,50 266.984

Khác 8.659.899 56,00 8.659.899

Tổng 15.495.600 100,00 17.607.831 100,00 33.103.431

Năm 2014, có 45 hãng hàng không nước ngoài thuộc 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác đi/đến Việt Nam với 83 đường bay từ 47 điểm đến Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc. Thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự tham gia của hầu hết các hãng hàng không lớn trong khu vực và trên thế giới như Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Thai Airways (Đông Nam Á), All Nippon Airways, China Southern Airlines, Japan Airlines, Cathay Pacific, Korean Air, Asiana Airlines (Đông Bắc Á),

United Airlines, FedEx (Bắc Mỹ), Aeroflot, Air France (Châu Âu), Qatar Airways, Etihad (Trung Đông)... Bên cạnh các hãng hàng không truyền thống, thị trường hàng không Việt Nam đã có sự tham gia của hàng loạt các hãng hàng không chi phí thấp như AirAsia Berhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air, Indonesia AirAsia.

Hiện tại, có 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thị trường vận tải hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VASCO và VietJet Air, trong đó Jetstar Pacific Airlines và VietJet Air khai thác theo định hướng chi phí thấp, đồng thời VietJet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, sở hữu hoàn toàn thuộc về tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Nhìn chung, thị trường quốc tế đang có sự cạnh tranh gay gắt khi trên cùng một đường bay có hai hay nhiều hãng tham gia khai thác. Bên cạnh các hãng hàng không truyền thống, đã có nhiều hãng hàng không khai thác mô hình chi phí thấp tham gia vào thị trường hàng không Việt Nam và điều này cũng đã tạo ra sản phẩm mới, thị trường mới, tạo điều kiện cho hành khách và góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường. Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày càng cao nhưng các hãng hàng không Việt Nam vẫn giữ được thị phần ở mức trên dưới 40% trong nhiều năm qua và đây cũng là kết quả đáng khích lệ cho các hãng hàng không Việt Nam.

Về nội địa, các Hãng hàng không Việt Nam khai thác 46 đường bay đến 20 Cảng hàng không. Năm 2014, Vietnam Airlines chiếm 56% thị phần hành khách và 73% thị phần hàng hóa, tiếp đó là VietJet Air với 29% về hành khách, 21% về hàng hóa; Jetstar Pacific Airlines đứng thứ 3 với 13% về hành khách, 6% về hàng hóa và phần còn lại là của Vasco.

Mạng đường bay của các hãng hàng không Việt Nam cũng đã phát triển nhanh, mạnh trong giai đoạn 2009-2014, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội và phù hợp với kết cấu hạ tầng cảng hàng không Việt Nam (từ 31 đường bay nội địa năm 2009, tăng đến 46 đường bay vào năm 2014), mạng bay quốc tế được mở rộng ra khắp các châu lục (giai đoạn 2009-2014 tăng từ 36 lên đến 56 đường).

Mạng đường bay khu vực Đông Bắc Á gồm các đường giữa Việt Nam đi/đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Ma cao bao gồm:

- Từ Nội Bài đi/đến 5 điểm tại Nhật Bản (Narita, Haneda, Osaka, Fukuoka, Nagoya), đi/đến 5 điểm tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Quảng Châu,

Thượng Hải, Thâm Quyến, Trùng Khánh), 2 điểm tại Đài Loan (Đài Bắc, Cao Hùng), 2 điểm tại Hàn Quốc (Seoul, Busan), Hồng Công.

- Từ Tp. Hồ Chí Minh với 5 điểm tại Nhật Bản (Narita, Haneda, Osaka, Fukuoka, Nagoya), 5 điểm tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến, Trùng Khánh, Thành Đô...), 2 điểm tại Đài Loan (Đài Bắc, Cao Hùng), 2 điểm tại Hàn Quốc (Seoul, Busan), Hồng Công.

- Từ Đà Nẵng với 1 điểm tại Nhật Bản, 1 điểm tại Đài Loan, 1 điểm tại Hàn Quốc, Hồng Công và Ma cao.

Mạng đường bay khu vực Đông Nam Á xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận tự do hóa vận tải hàng không trong khuôn khổ ASEAN đã ký kết thông qua 3 Hiệp định đa biên ASEAN về vận tải hàng không. Các đường bay gồm:

- Từ Nội Bài với các điểm tại Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Phi- lip-pin, Mi-an-ma, In-đô-ne-xi-a, Cam-phu-chia, Lào.

-Từ Tp. Hồ Chí Minh với các điểm tại Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga- po, Phi-lip-pin, Mi-an-ma, In-đô-ne-xi-a, Cam-phu-chia, Lào, Bru-nây.

- Từ Đà Nẵng, Phú Quốc đi Cam-phu-chia, Xinh-ga-po.

Mạng đường bay Châu Âu do Vietnam Airlines và các hãng quốc tế như Air France, Lufthansa, Aeroflot, Turkish Airlines, Qatar Airways, Eltihad Airway, Emirates, Finair, Air Astana khai thác các đường bay gồm:

-Từ Nội Bài với các điểm tại Pháp, Đức, Nga, Anh, Phần Lan.

- Từ Tp. Hồ Chí Minh với các điểm tại Pháp, Đức, Nga, Anh, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ.

- Từ Đà Nẵng, Cam Ranh với các điểm tại Nga.

Mạng đường bay Nam Thái Bình Dương do Vietnam Airlines khai thác đến các điểm tại Úc, cụ thể:

- Giữa Nội Bài và Sydney, Melbourne;

- Giữa Tân Sơn Nhất và Sydney, Melbourne

Mạng đường Trung Đông do các hãng hàng không của UAE, Qatar khai thác các đường bay giữa Tân Sơn Nhất, Nội Bài với Qua-ta, Tiểu Vương Quốc Ả-rập.

Đường bay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ do United Airlines khai thác từ New York đến Tp. Hồ Chí Minh; do FedEx chở hàng từ các điểm ở Mỹ đến Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Các đường bay trục nội địa Bắc - Nam luôn được các hãng hàng không Việt Nam coi trọng, khai thác với tần suất cao. Hiện tại, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VietJet Air đều đẩy mạnh khai thác các đường bay này.

Kết quả khai thác năm 2014 cho thấy nhóm đường bay trục (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) chiếm tỷ lệ tới 56% tổng lượng vận tải của thị trường nội địa.

Các đường bay nội vùng, liên vùng cũng được các hãng quan tâm khai thác. Nhiều đường bay mới được mở trong giai đoạn vừa qua như từ Hà Nội đi Tuy Hòa, Cần Thơ, Phú Quốc, Plây-cu hay Đà Nẵng đi Đà Lạt, Cam Ranh, Buôn Mê Thuột, Plây-cu, Hải Phòng hoặc Plây-cu, Buôn Mê Thuột đi Vinh.

Tỷ trọng vận tải trên các đường bay nội vùng, liên vùng cũng đạt 28%.

Với mạng đường bay nội địa rộng khắp, các hãng hàng không Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách tới khắp các vùng, miền, địa phương, tạo nguồn khách bổ trợ quan trọng cho các đường bay trục cũng như mạng đường bay quốc tế.

Giai đoạn 2009-2014, đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam tăng trưởng mạnh về cả chất và lượng. Về đầu máy bay khai thác, số lượng tăng 1,7 lần về tương đối và 45 tàu về tuyệt đối với mức tăng trung bình hàng năm là 11%. Số lượng máy bay tăng đều ở cả 03 loại máy bay tầm ngắn, trung và tầm xa, đặc biệt là tăng trưởng mạnh ở đội máy bay tầm trung. Tính đến tháng 11/2014, tuổi bình quân của đội máy bay của các hãng Việt Nam là 5,5 tuổi với số lượng máy bay sở hữu là 45, tăng tuyệt đối 16 máy bay và chiếm chiếm 41% tổng đội máy bay [8],[9],[10],[25].

Bảng 2.2. Đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam năm 2014

Máy bay Số lƣợng Hình thức

B777-200LGW 04 sở hữu

B777-200ER 04 thuê khô

A330-200/300 10 thuê khô

A320 25 thuê khô

A321 32 sở hữu

19 thuê khô

ATR-72 09 sở hữu

05 thuê khô

Tổng 108 sở hữu: 41%

Kết quả hoạt động vận tải hàng không trong giai đoạn 2009-2014 giữ mức tăng trưởng khả quan, bình quân hai con số. Các chính sách về vận tải hàng không đã được triển khai có hiệu quả, cơ bản trên 3 mặt sau:

Xã hội hóa hoạt động vận tải thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các hãng hàng không tư nhân hoạt động. Điều này đã tạo ra những

sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Ưu tiên phát triển đội máy bay sở hữu, tạo tiền đề cơ bản cho sự tăng trưởng bằng nội lực của chính doanh nghiệp, góp phần đưa các doanh nghiệp vận tải hàng không phát triển bền vững và hiệu quả.

Tự do hóa vận tải hàng không, khuyến khích các hãng hàng không quốc tế bay vào Việt Nam, phát triển thị trường hàng không giữa Việt Nam và thế giới, tăng cường môi trường hợp tác, hội nhập quốc tế để cùng phát triển đồng thời tăng nguồn thu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, dịch vụ quản lý bay.

Giới thiệu về các hãng hàng không của Việt Nam 2.1.2.

Jetstar Pacific Airlines 2.1.2.1.

Công ty Hàng không Cổ phần Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là một hãng hàng không chi phí thấp có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hãng được thành lập và đi vào hoạt động theo các Quyết định số 116/CT ngày 13 tháng 4 năm 1991 và số 188/CT ngày 15 tháng 6 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Quyết định số 2355 QĐ/TCCB-LĐ ngày 12 tháng 12 năm 1990 và Quyết định số 2016 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 9 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện.

Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Các cổ đông ban đầu gồm 7 doanh nghiệp nhà nước với số vốn 40 tỷ đồng, trong đó Cục hàng không dân dụng Việt Nam và 4 doanh nghiệp thành viên đã chiếm 86,49% cổ phần. Hai cổ đông còn lại là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist, 13,06%) và Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico, 0,45%).

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 64/2005/QĐ- TTg chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước quản lý và tái cơ cấu. Năm 2006, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính quản lý và điều hành.

Năm 2007, Tập đoàn Qantas, Úc đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước về việc mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines để trở thành cổ đông chiến lược. Theo thỏa thuận ban đầu, Quantas sẽ đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của Pacific Airlines, sau đó sẽ đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Năm 2008, hãng này đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines.

Đến cuối năm 2011, Jestar Pacific có đa số cổ phiếu do 3 cổ đông nắm là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước với 70%, Qantas Airways với 27% cổ phần, và Saigon Tourist với 3%. Do hậu quả của nhiều năm lỗ liên tiếp, hãng phải tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động.

Năm 2012, một lần nữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trở thành cổ đông lớn nhất của Jestar Pacific khi tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước của Jetstar Pacific từ SCIC với 69,93% cổ phần. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn một cổ đông sáng lập là Saigon Tourist.

Năm 2014, Jetstar Pacific khai thác đội bay với 08 máy bay A320 và 02 máy bay A321 đến 7 điểm nội địa và 2 điểm bay quốc tế: Xinh-ga-po và Băng Cốc [8].

VietJet Air 2.1.2.2.

Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (Vietjet Aviation Joint Stock Company), hoạt động với tên VietJet Air, là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HD Bank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn). Hãng được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không năm 2007.

Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJet Air quyết định hoãn lại và bắt đầu vào tháng 11 năm 2009. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJet Air.

Năm 2014, Vietjet Air sở hữu 20 máy bay A320 (bao gồm 01 máy bay chuyển sang Thái Lan cho hãng hàng không Thai VietjetAir). Hiện tại, Vietjet

Air đang sở hữu đội máy bay trẻ và hiện đại. Trong năm 2014, Vietjet đang khai thác thường lệ 19 đường bay nội địa và 7 đường bay quốc tế.

Với số lượng máy bay mới tăng thêm, Hãng này sẽ tiếp tục khai trương thêm các đường bay trong nước và quốc tế, kết nối đến các địa danh du lịch và kinh tế nổi tiếng của Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Xinh-ga-po, Nhật Bản [9].

VASCO 2.1.2.3.

Công ty bay dịch vụ hàng không có tên gọi tắt là VASCO (Vietnam Air Services Company). Hãng chủ yếu phục vụ các đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các địa phương ở miền Nam Việt Nam và đến các hải đảo.

Năm 2014, VASCO đang sở hữu 02 máy bay ATR72 (được Tổng công ty Hàng không Việt Nam chuyển giao vào giai đoạn giữa năm 2014) và 01 máy bay thuê lại của Vietnam Airlines theo dạng hợp đồng thuê ướt. Bên cạnh đó, VASCO đang gấp rút kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự và nâng cao năng lực khai thác nhằm tiến tới việc tiếp quản toàn bộ/một phần đội tàu ATR72 của Vietnam Airlines.

Trong năm 2014, VASCO khai thác 05 đường bay chính tại khu vực phía nam. Ngoài ra, VASCO đang tìm kiếm thuê thêm các loại máy bay từ 30 đến 50 chỗ cho phù hợp với thị trường khai thác là đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo phía nam của Việt Nam.

Vietnam Airlines 2.1.2.4.

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.

Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam chính thức hình thành với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Năm 1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp

hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.

Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi.

Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 69,93%

của Jetstar Pacific Airlines; 49% của Cambodia Angkor Air - hãng hàng không quốc gia Campuchia.

Hãng được đánh giá 3 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax [53]. Năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này [54].

Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á.

Vietnam Airlines là hãng hàng không lớn nhất tại Việt Nam, có lịch bay nội địa áp đảo với thị phần vận tải nội địa trên 56% và có thị phần vận tải từ Việt Nam đi quốc tế cũng lớn nhất với mức trên 40%.

Vietnam Airlines là lực lượng vận tải chính của Việt Nam khai thác thị trường quốc tế, trong những năm vừa qua đã mở rộng mạng đường bay tại khu vực Đông Bắc Á, tăng cường khai thác các đường bay trong Tiểu vùng Cam-phu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam, giữ vững và phát triển các đường bay khu vực Đông Nam Á và mở rộng, tăng tần suất các đường bay đến Châu Âu.

Năm 2014, số máy bay khai thác bình quân của Vietnam Airlines (bao gồm cả VASCO) là 80 máy bay. Mạng bay khai thác khai thác 80 đường bay nội địa và 59 đường bay quốc tế:

- Mạng đường bay Châu Âu: khai thác 11 đường bay tới 04 nước Anh, Đức, Pháp, Liên bang Nga.

-Mạng đường bay Đông Dương: khai thác 9 đường bay tới Lào, Cam- pu-chia và My-an-ma.

- Mạng đường bay Đông Bắc Á: khai thác 29 đường bay tới 05 nước Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)