Xu hướng phát triển thị trường và môi trường kinh doanh vận tải hàng không ở Việt Nam hàng không ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam (Trang 113 - 116)

Chương 3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

3.1. Xu hướng phát triển thị trường và môi trường kinh doanh vận tải hàng không ở Việt Nam hàng không ở Việt Nam

Bối cảnh kinh doanh VTHK giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn năm 3.1.1.

2030

Xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030 năm trong bối cảnh kinh doanh có nhiều yếu tố thuận lợi và khó khăn như sau:

-Thứ nhất, tình hình kinh tế chính trị thế giới: thế giới tiếp tục có nhiều biến động, trong đó nguyên nhân chính là sự cạnh tranh địa-chính trị của các cường quốc. Các cường quốc áp dụng nhiều chính sách vĩ mô điều tiết môi trường đầu tư và kinh tế quốc tế sẽ làm ảnh hưởng đến giá dầu thô và dòng vốn

đầu tư giữa các quốc gia. Dự báo, nền kinh tế thế giới phát triển với mức 3- 5%/năm, sự bất phá tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới khó có thể xảy ra.

- Thứ hai, dân số Việt Nam năm 2014 đạt hơn 90 triệu người, xếp hạng 14 trên thế giới. Dự báo, hàng năm dân số Việt Nam tăng bình quân 0,55% và sẽ đạt quy mô dân số vào năm 2030 khoảng 100 triệu dân. Đây là yếu tố làm tăng trưởng thị trường vận tải hàng không, đặc biệt là hàng không nội địa.

- Thứ ba, về chính sách phát triển kinh tế Việt Nam. Việt Nam sẽ thực hiện các chính sách hòa nhập quốc tế sâu rộng hơn. Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đang trong quá trình đàm phán tham gia các tổ chức thương mại Châu Á-Thái bình dương (TTP), Liên minh hải quan Á-Âu và các hiệp định thương mại tự do với EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Sự hội nhập nền kinh tế này làm tăng thêm dòng vốn đầu tư, du lịch vào Việt Nam và tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Thứ tư, GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với mức tăng 5- 7%/năm trong vòng 10 năm tới. GDP tăng nhanh, trong khi tốc độ tăng trưởng dân số thấp sẽ làm thu nhập người dân tăng trưởng với mức cao. Tăng thu nhập làm tăng nhanh nhu cầu vận tải hàng không. Trong đó, nhu cầu du lịch người Việt Nam ra nước ngoài tăng ở mức 10%/năm.

-Thứ năm, du lịch Việt Nam phát triển nhanh trong thời gian qua, thu hút được khách nước ngoài. Cơ sở hạ tầng du lịch ở Việt Nam tiếp tục phát triển, đặc biệt là đặc khu Phú Quốc. Dự báo du lịch nội địa tăng trưởng mức 7-8%/năm và quốc tế tăng trưởng 4-5%/năm.

- Thứ sáu, hạ tầng giao thông Việt Nam được chú trọng phát triển. Hệ thống cảng hàng không được nâng cấp để khai thác được các dòng máy bay lớn hơn, đặc biệt sân bay Long Thành được xây dựng với quy mô và hiện đại bậc nhất trong khu vực. Hệ thống đường bộ hoàn thiện nâng cấp các tuyến quốc lộ chính. Đường cao tốc nối các trung tâm hành chính phát triển, đáng chú ý là trục đường cao tốc Bắc-Nam song song với quốc lộ 1 hiện nay sẽ được từng bước xây dựng vào hoàn thành theo từng giai đoạn. Dự án cải tạo hệ thống đường sắt cũng được xem xét và nâng cao năng lực vận tải bằng đường sắt. Sự hoàn thiện mạng đường bộ Việt Nam làm tăng cạnh tranh với các tuyến nội địa ngắn của vận tải hàng không.

Dự báo thị trường vận tải hành khách bằng ĐHK ở Việt Nam 3.1.2.

Trên cơ sở bố cảnh kinh doanh thị trường VTHK ở Việt Nam ở trên, các chuyên gia dự báo thị trường vận hàng không nội địa tăng 8-10%/năm;

quốc tế tăng 5-7%/năm trong vòng 10-15 năm tới.

Thị trường tăng trưởng làm gia tăng thêm các hãng hàng không đi/đến Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ gia tăng khai thác thêm các hãng hàng không mới là không đột biến. Các hãng hàng không nội địa gồm 4 hãng chính là Vietnam Airlines, JetStar Pacific, VietJet Air, VASCO và 1-2 hãng hàng không tư nhân khai thác theo hình thức du lịch hoặc dịch vụ đặc biệt. Ngoài các hãng hàng không quốc tế đang khai thác hiện nay, dự báo trong những năm tới sẽ có thêm các hãng hàng không từ Trung Cận Đông, Ấn độ và Nga tham gia khai thác thị trường Việt Nam [7].

Chính sách quản lý giá cước vận tải hàng không của Nhà nước 3.1.3.

Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2014 Quy định về Giá cước vận tải hàng không tại Việt Nam, chính sách nhất quán của Việt Nam về quản lý giá cước vận tải hành khách bằng ĐHK ở Việt Nam sẽ chưa sớm thay đổi so với hiện nay. Nhà nước tiếp tục kiểm soát giá trần vận tải hàng không nội địa nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân và ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với vận tải hàng không quốc tế, Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện để các hãng cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường phù hợp với chủ trương hòa nhập quốc tế của quốc gia và giảm giá vận tải hàng không, khuyến khích du lịch và đầu tư thương mại phát triển.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở mục 2.2 chương 2, chính sách quản lý giá cước vận tải hàng không nội địa của Nhà nước về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh và cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các mức giá trần được Nhà nước điều chỉnh thường xuyên theo yêu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở thay đổi chi phí đầu vào. Nhiều mức giá trần của nhóm đường bay đi/đến các vùng có thu nhập thấp có thể sẽ được điều chỉnh tăng dần lên khi nền kinh tế tăng cao hoặc có thể doanh nghiệp sẽ được Nhà nước bù trả phần thua lỗ (nếu có) nhằm quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế vùng.

Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa, nền kinh tế đất nước tiếp tục được mở rộng và hòa nhập quốc tế sâu hơn và phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng ASEAN và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016, các mức thuế hàng hóa dịch vụ phần lớn sẽ giảm và giảm xuống bằng 0. Tự do hóa vận tải hàng

không sẽ được thực hiện, khi đó các hãng hàng không trong ASEAN sẽ được khai thác các tuyến quốc tế trong khu vực ASEAN sẽ không bị hạn chế, các hãng hàng không Việt Nam sẽ được quyền khai thác các đường bay giữa Xinh-ga-po và Băng Cốc, … Xu hướng phi điều tiết thị trường hàng không nội địa phù hợp với thông lệ của ASEAN sẽ được Nhà nước hướng tới.

Thị trường vận tải hàng không nội địa ngày càng có mức độ cạnh tranh tăng cao từ khi có thêm VietJet Air khai thác. Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn sản phẩm vận tải hàng không với nhiều mức giá và chất lượng dịch vụ phù hợp với thu nhập. Như vậy, việc cung ứng và nhu cầu do thị trường quyết định. Thêm vào đó, thị trường vận tải hàng không ngày càng bị các loại hình vận tải mặt đất cạnh tranh khi mà hệ thống đường bộ cao tốc Bắc-Nam được hoàn thiện nâng cấp và xây mới vào năm 2020.

Với nhận định như trên, tác giả đề xuất kiến nghị Nhà chức trách xem xét từng bước nới lỏng và tiến tới xóa bỏ quản lý giá cước vận tải hàng không, mà chỉ quản lý mức phụ thu nhiên liệu nếu có sự thay đổi lớn về giá nhiên liệu. Trước mắt là việc sửa lại quy định về khai báo giá cước, bỏ thời hạn phải khai báo chính sách giá cước trước 5 ngày mới có hiệu lực như hiện nay mà thay vào đó là các cơ quan quản lý thị trường sẽ tiến hành phạt hành chính nếu các hãng hàng không vi phạm quy định về quản lý chính sách giá cước nội địa hoặc có văn bản yêu cầu dừng triển khai giá cước nếu cần có sự điều chỉnh của thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)