Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
2.3. Thực trạng về tính giá thành vận tải hàng không ở Việt Nam
2.3.1.
Thực trạng hệ thống các khoản mục chi phí sản xuất được sử dụng trong hệ thống kế hoạch và báo cáo quyết toán hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam được xây dựng và phân loại chi theo mục tiêu quản trị của doanh nghiệp đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam với một số điểm điều chỉnh, cụ thể hóa cho phù hợp hơn đối với vận tải hàng không.
Để phục vụ cho mục đích tài chính kế toán và tài chính quản trị, một số doanh nghiệp đang thực hiện việc phân loại chi phí sử dụng cả 2 phương pháp phân loại theo yếu tố chi phí và theo các khoản mục chi phí với mức độ khá chi tiết. Cách phân loại này được sử dụng một cách thống nhất trong hệ thống lập kế hoạch chi ngân sách và trong hệ thống báo cáo kế toán. Danh mục các chi phí chính vận tải hàng không được trình bày ở Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Danh mục các chi phí sản xuất kinh doanh chính VTHK Số
thứ tự Danh mục chi phí Tỷ trọng
I. Nhân công 9.00%
1. Lương 4.98%
2. Các khoản phụ cấp ngoài lương 0.61%
3. Khách sạn tổ bay 0.35%
4. Các khoản đóng góp 0.23%
5. Nhân công thuê ngoài 2.30%
6. Đào tạo 0.48%
7. Nhân công khác 0.05%
II. Nguyên, nhiên, vật liệu 30.26%
1. Nhiên liệu 30.21%
1.1. Nhiên liệu máy bay 30.06%
1.2. Nhiên liệu mặt đất 0.15%
2. Dầu mỡ phụ 0.03%
3. Nguyên vật liệu phụ khác 0.02%
Số
thứ tự Danh mục chi phí Tỷ trọng
III. Chi phí dụng cụ sản xuất 0.07%
IV. Khấu hao tài sản 6.99%
1. Khấu hao Máy bay, động cơ 6.63%
2. Khấu hao Tài sản khác 0.36%
V. Bảo dưỡng sửa chữa tài sản 8.73%
1. Bảo dưỡng sửa chữa máy bay, động cơ 8.47%
2. Sửa chữa tài sản khác 0.26%
VI. Dịch vụ mua ngoài 38.61%
1. Thuê phương tiện vận tải 15.18%
2. Phục vụ chuyến bay 10.85%
3. Bảo hiểm hàng không 0.64%
4. Dịch vụ phục vụ hành khách 5.44%
5. Dịch vụ phục vụ bán 5.27%
6. Dịch vụ mua ngoài khác 1.23%
VII. Chi khác 0.73%
1. Trang phục ngành 0.06%
2. Bảo hộ lao động 0.04%
3. Văn phòng phẩm 0.02%
4. Tiếp khách 0.03%
5. Công tác phí trong nước 0.05%
6. Công tác phí ngoài nước 0.06%
7. Chi khác 0.47%
VIII Thuế, phí, lệ phí 0.63%
IX. Chi hoạt động khác 0.07%
X. Chi phí tài chính 4.91%
1. Chênh lệch tỷ giá 2.25%
2. Trả lãi, phí hợp đồng vay 2.62%
3. Dự phòng giảm giá đầu tư 0.04%
TỔNG CỘNG CHI PHÍ 100.00%
Ghi chú: Tỷ trọng chi phí tính theo nguồn của Vietnam Airlines [25].
Cấu trúc chi phí của doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam khác cấu trúc chi phí của ICAO và AAPA một cách cơ bản. Đây là một điều bình
thường, ít có hãng hàng không nào sử dụng dập khuôn các cấu trúc của hai tổ chức này.
So sánh với cấu trúc chi phí theo yếu tố của các hãng hàng không nước ngoài, chúng ta thấy rằng cấu trúc này cũng có những điểm khác, thể hiện qua số lượng và nội dung của các yếu tố chi phí. Do các hãng hàng không, kể cả Vietnam Airlines, đều có khả năng linh hoạt nhất định trong việc lựa chọn cấu trúc chi phí, tính hợp lý hay bất hợp lý của cấu trúc được lựa chọn là ở chỗ nó thể hiện đầy đủ đến mức độ nào những thông tin chi phí mà các đối tượng sử dụng báo cáo khác nhau quan tâm. Khó khăn là ở chỗ đối tượng sử dụng các báo cáo tài chính khác nhau (Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, các cơ quan thuế, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các cơ quan tham mưu của Tổng công ty…), mối quan tâm của họ khác nhau, việc xây dựng một cấu trúc hợp lý cho tất cả các đối tượng là không thể làm được.
Phương pháp tập hợp chi phí 2.3.2.
Các doanh nghiệp vận tải hàng không ở Việt Nam triển khai việc tập hợp và hạch toán chi phí dựa trên tổ chức của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô và chức năng của mỗi đơn vị. Nhìn chung các chi phí được tổ chức tập hợp như sau:
- Đơn vị được giao xây dựng và quản lý ngân sách sẽ phải tập hợp và hạch toán các khoản chi phí tương ứng.
- Chi phí được tập hợp theo cấu trúc chi phí chung của doanh nghiệp và phải được tuân thủ quy định nội bộ của doanh nghiệp và quy định của nhà nước về công tác kế toán.
- Nội dung chi phí phản ánh đúng và đủ các chi phí phát sinh.
- Kỳ tập hợp chi phí: hàng tháng và quyết toán theo năm.
Các chi phí chính trong vận tải hàng không ở Việt Nam cơ bản được tập hợp như sau:
Chi phí nhân công 2.3.2.1.
Chi phí lương được tính theo số lượng nhân công và chi phí lương trung bình của 1 nhân công. Quỹ lương được phân bổ cho các đơn vị theo hệ số chức danh quy định của doanh nghiệp. Quỹ lương được gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản trích nộp theo luật như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo mức lương cơ bản và tỷ lệ phần trăm theo luật định.
Chi phí nhân công trong vận tải hàng không phần lớn là chi phí cho tổ bay. Chi phí cho tổ bay không chỉ là lương trực tiếp, chi phí đi lại và tiền chi tiêu ở các điểm dừng (tiền tiêu vặt), mà còn bao gồm các khoản tiền trợ cấp, bảo hiểm xã hội, trang phục... Phụ cấp ăn định lượng được tính theo mức khoán của 1 giờ bay. Phụ cấp lưu trú tính định mức theo đường bay. Chi phí tổ bay được tính cho tổ bay trong biên chế và tổ bay thuê ngoài và được chia ra cho phi công và tiếp viên.
Chi phí cho tổ bay trong biên chế thực chất nó bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo, duy trì hoạt động lao động của đội ngũ lao động này, nó là toàn bộ chi phí của bộ phận quản lý phi công hay tiếp viên. Chi phí tổ bay thuê được tính theo hợp đồng thuê với công ty cung ứng dịch vụ phi công theo giờ bay và có thể hạch toán trực tiếp cho chuyến bay, tổng hợp lên cho đường bay.
Chi phí đào tạo phi công, tiếp viên được các doanh nghiệp hạch toán 1 lần cho các kỳ đào tạo. Trên thực tế, các khóa đào tạo phi công và tiếp viên dài hạn (trên 1 năm) có thể ghi và trích khấu hao trừ dần theo chính sách của mỗi doanh nghiệp.
Việc quản lý và điều hành quỹ lương được các doanh nghiệp đang thực hiện theo cơ chế tập trung.
Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu 2.3.2.2.
Chi phí nhiên liệu bay chiếm tỷ trọng 30-40% tổng chi phí. Chi phí nhiên liệu bay đang tập hợp chung theo chi phí nạp mà chưa theo mức chi phí tiêu thụ thực tế của chặng bay. Việc tính toán chi phí nhiên liệu sẽ phải dựa vào chính sách nhiên liệu, dựa vào định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại máy bay trên hồ sơ của máy bay và dựa vào đơn giá nhiên liệu nạp theo từng sân bay tại thời điểm nạp nhiên liệu.
Nhiên liệu cần nạp cho máy bay là lượng nhiên liệu tối thiểu cho cả chặng bay bao gồm: nhiên liệu để lăn ra, nhiên liệu cho cả chặng, nhiên liệu dự trữ trên đường bay, nhiên liệu đến sân bay dự bị, nhiên liệu bay chờ và nhiên liệu dự phòng cuối cùng.
Ngoài chi phí nhiên liệu ra thì còn phải tính đến chi phi dầu nhờn, dầu cho hệ thống thuỷ lực, dầu bôi trơn, các loại dầu mỡ khác dùng cho động cơ.
Chi phí này được tính theo chặng bay bằng cách nhân mức tiêu dùng dầu theo giờ của loại động cơ với số lượng động cơ và toàn bộ thời gian của chặng bay.
Tuy nhiên chi phí nhiên liệu bay cho chuyến bay phải được tính là chi phí tiêu hao cho chuyến bay đó:
- Chi phí nhiên liệu chính: được thể hiện trong sổ kỹ thuật của máy bay cho từng chuyến bay thương mại, bay huấn luyện, bay thử, chuyển sân, từng lần nổ máy để kiểm tra động cơ.
- Chi phí này được tính = mức tiêu hao (t, kg, lít/ ) x đơn giá
- Chi phí dầu mỡ phụ máy bay: dầu cho hệ thống thuỷ lực, dầu bôi trơn, các loại dầu mỡ khác dùng cho động cơ.
- Chi phí phát sinh cho chuyến bay nào hoặc đường bay nào thì tính trực tiếp cho nó.
Như vậy, việc tập hợp chi phí nhiên liệu và dầu mỡ chưa phản ánh đúng chi phí theo từng chặng bay.
Các chi phí nhiên liệu mặt đất và chi phí nguyên vật liệu khác chiếm tỷ trọng nhỏ được tập hợp theo đơn vị phát sinh chi phí.
Chi phí dụng cụ sản xuất 2.3.2.3.
Chi phí dụng cụ sản xuất trong vận tải hàng không chiếm tỷ trọng nhỏ (0,07%) trong tổng chi phí, chi phí này được tập hợp tại các đơn vị phát sinh chi phí.
Khấu hao tài sản 2.3.2.4.
Chi phí khấu hao đội máy bay là chi phí chính trong chi phí khấu hao tài sản của hãng hàng không, bao gồm:
- Khấu hao máy bay
- Khấu hao động cơ dự phòng
- Khấu hao phụ tùng quay vòng (động cơ phụ, càng chính, khung, hệ thống giải trí..)
Nhìn chung các hãng hàng không Việt Nam sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để tính khấu hao với thời gian tính khấu hao là 14-16 năm đối với máy bay phản lực thân rộng dự kiến giá trị còn lại khoảng 10%, còn đối với máy bay tầm ngắn thì thời gian tính khấu hao khoảng 8-10 năm. Khấu hao máy bay sẽ là con số cố định hàng năm tuy nhiên sẽ được chia theo giờ bay dựa vào số giờ bay dự kiến ở năm kế hoạch.
Bảo dưỡng sửa chữa tài sản 2.3.2.5.
Chi phí bảo dưỡng sữa chữa máy bay của một hãng hàng không bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau, nó liên quan đến các hạng sửa chữa khác nhau (như A, B, C, D check) cho nhiều loại máy bay khác nhau.
Đối với sửa chữa lớn D-check (áp dụng cho trường hợp đối với máy bay và động cơ có chi phí rất lớn và không đều giữa các năm), chi phí sửa
chữa lớn máy bay được tính theo nguyên tắc dựa vào các định mức trích trước chi phí sửa chữa lớn:
- Thân máy bay: định mức theo giờ khai thác
- Động cơ, động cơ dự phòng: định mức theo giờ khai thác hoặc kết hợp với lần cất hạ cánh.
- Càng, càng dự phòng: định mức theo lần cất hạ cánh
- Động cơ phụ, động cơ phụ dự phòng: định mức theo lần cất hạ cánh Đối với sữa chữa bảo dưỡng thường xuyên (A, B, C-check), chi phí được tính theo 2 cách sau: chi phí theo 1 lần sửa chữa (gồm: chi phí nhân công, chi phí vận tải, chi phí vật tư) hoặc định mức trung bình theo 1 giờ bay.
Chi phí sửa chữa vật tư phụ tùng quay vòng thường được tính trọn gói theo 1 lần sửa chữa hoặc định mức trung bình theo 1 giờ bay.
Dịch vụ mua ngoài 2.3.2.6.
a. Chi phí thuê phương tiện vận tải - Thuê máy bay, bao gồm:
+ Thuê ướt: là thuê trọn gói gồm máy bay, tổ lái, bảo dưỡng, bảo hiểm) cho mỗi giờ bay với mức giờ khai thác được thoả thuận giữa hai bên.
+ Thuê khô: là thuê đơn thuần máy bay.
+ Thuê, dùng chung động cơ, phụ tùng quay vòng máy bay.
- Chi phí thuê ướt ngắn hạn: Mang tính chất tạm thời trong thời gian ngắn (vài tuần hoặc vài tháng). Phân bổ theo giờ khai thác, chiều dài chuyến bay hoặc số lần cất hạ cánh.
- Chi phí thuê chuyến: thường mang tính trọn gói, thường có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí như xăng dầu, suất ăn, đồ uống, phục vụ mặt đất, phục vụ hàng hóa, phục vụ kỹ thuật mặt đất tại các đầu sân bay, chi phí cất, hạ cánh, điều hành bay, thuế, phí sân bay. Tất cả các chi phí này là các chi phí trực tiếp của chuyến bay / đường bay
- Chi phí mua chỗ hành khách: là chi phí phát sinh mua chỗ cứng trên chuyến bay cụ thể (bao gồm cả chi phí lệ phí, thuế sân bay, phí hải quan). Chi phí này được hạch toán trực tiếp cho chuyến bay hoặc đường bay đó.
- Chi phí mua tải hàng hóa: là chi phí mua cứng lượng tải để chở hàng (bao gồm cả các chi phí như chi phí phục vụ hàng hóa đi, đến, trung chuyển, soi chiếu an ninh, hải quan, vận tải hàng hóa liên quan đến chỗ tải hàng hóa).
Chi phí này được hạch toán trực tiếp cho chuyến bay hoặc đường bay.
b. Chi phí phục vụ thương mại mặt đất
Chi phí phục vụ thương mại mặt đất là các chi phí chi trả cho việc làm thủ tục chuyến bay và các dịch vụ vệ sinh máy bay tại sân bay. Các hãng có thể tự tổ chức thực hiện công việc này hoặc thuê dịch vụ trọn gói của các công ty cung ứng tại sân bay.
- Chi phí phục vụ mặt đất thuê ngoài: dựa theo chứng từ thanh toán từ các hợp đồng mua bán dịch vụ, do đó được tính trực tiếp cho chuyến bay, đường bay.
- Chi phí phục vụ mặt đất tự làm: tính toán chi phí cho cả bộ phận này, bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công, khấu hao tài sản, dịch vụ mua ngoài, chi khác bằng tiền. Chi phí được tập hợp chung theo đơn vị thực hiện dịch vụ này.
c. Chi phí phục vụ hàng hóa:
Bao gồm các chi phí từ lúc nhận hàng, lưu kho, đưa lên máy bay, cho đến lúc giao cho khách tại địa điểm nhận, chi phí này cũng có thể tự làm hoặc mua ngoài. Trường hợp tự thực hiện: sẽ bao gồm tất cả các chi phí duy trì hoạt động của một bộ phận như chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản, dịch vụ mua ngoài, chi khác bằng tiền đó được tính cho chuyến bay trên cơ sở chuyến bay quy đổi. Trường hợp mua dịch vụ:
được lập theo hóa đơn của chuyến bay nào thì tính cho chuyến bay đó.
d. Phí soi chiếu an ninh:
Hãng hàng không phải trả lệ phí cho nhà chức trách cảng khi sử dụng dịch vụ soi chiếu kiểm tra an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa tại các Cảng hàng không sân bay bằng các máy móc thiết bị chuyên dùng. Chi phí này tính theo khối lượng hàng hóa soi chiếu và đơn giá soi chiếu 1 tấn hàng hóa bưu kiện.
e. Phí hạ cất cánh:
Chi phí này được trả cho sân bay về việc sử dụng đường băng và các trang thiết bị nhà ga. Lệ phí hạ cất cánh được tính trên cơ sở trọng lượng của máy bay. Chi phí này được tập hợp theo từng kỳ thanh toán từng sân bay. Các hãng chưa chú trọng tập hợp theo từng đường bay, máy bay để phục vụ cho công tác quản trị.
f. Phí sân đỗ:
Nếu máy bay của một hãng hàng không đậu lại ở sân đỗ vượt quá thời gian quy định, các hãng sẽ phải trả thêm phí đỗ lại cho sân bay.
g. Phí điều hành bay và bay qua:
Phí điều hành bay và bay qua là khoản phí mà hãng hàng không phải trả cho quốc gia quản lý vùng trời mà máy bay bay qua về việc sử dụng dịch vụ quản lý đảm bảo an toàn trong hành trình và nhận các thông tin và thông báo cần thiết cho chuyến bay. Phí này được tính chủ yếu dựa vào loại máy bay và khoảng cách bay qua vùng trời quản lý.
h. Chi phí bảo hiểm:
Chi phí này để mua bảo hiểm về phương tiện, hành khách, hành lý và hàng hóa. Chi phí bảo hiểm phương tiện được tính theo giá trị của phương tiện. Bảo hiểm hành khách, hành lý và hàng hóa thường được tính theo khối lượng luân chuyển khách.km đối với hành khách, hành lý và tấn.km đối với hàng hóa.
- Đối với hành khách và hàng hóa: Dựa theo công suất ghế ngồi và trọng tải chở hàng để cơ quan bảo hiểm yêu cầu mua bảo hiểm hành khách và hàng hóa. Hàng năm cơ quan bảo hiểm có sự xem xét đánh giá tình hình rủi ro để điều chỉnh lại phí bảo hiểm phải mua.
- Đối với máy bay: Căn cứ vào giá trị của máy bay và đơn giá bảo hiểm tính trên một đơn vị giá trị.
Chi phí này được trả hàng năm dựa vào toàn bộ giá mua tài sản, số lượng máy bay được bảo hiểm, đặc điểm địa lý khu vực máy bay hoạt động.
Việc mua bảo hiểm có thể bao gồm cả rủi ro và chiến tranh, hoặc chỉ là cho hoạt động khủng bố, hoặc là cho khu vực có chiến tranh... thì phí bảo hiểm phải tính thêm.
i. Chi phí suất ăn phục vụ hành khách:
Chi phí suất ăn bao gồm chi phí suất ăn tính theo khách và chi phí nạp suất ăn tính theo chuyến. Chi phí suất ăn của chuyến bay nào thì tính cho chuyến đó.
j. Chi phí đồ uống:
Chi phí mua đồ uống, các loại thuế nhập khẩu, chi phí vận tải và lưu kho. Chi phí này được tính tổng theo đơn hàng mua các loại đồ uống.
k. Chi phí báo và tạp chí cho hành khách:
Các chi phí liên quan đến công tác xuất bản, mua tạp chí và báo chí.
Chi phí này được tổng hợp chung cho cả mạng bay.
l. Chi phí giải trí, quà tặng cho khách:
Đây là chi phí liên quan đến đầu tư và duy trì khai thác trang thiết bị giải trí như phim, audio... Chi phí giải trí là chi phí gián tiếp đối với chuyến bay,