Chương 3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
3.4. Đề xuất phương pháp tính giá thành vận tải hàng không để xây dựng chính sách giá cước
Giá thành vận tải là yếu tố cấu thành của chính sách giá vận tải hàng không. Để đạt được yêu cầu “thích ứng”, “đầy đủ” và “hiệu quả” trên, các chi phí được tập hợp, phân bổ để xác định giá thành sẽ được phân loại và xác định một cách hợp lý và khoa học. Với mục tiêu đưa giá thành là một bộ phận trong quy trình xây dựng chính sách giá cước vận tải hàng không, chi phí phát sinh trong quá trình vận tải hàng không, tác giả đề xuất phân loại chi phí theo chuyến bay và phương pháp phân bổ các chi phí cố định cho từng sản phẩm được áp dụng theo nguyên tắc ABC.
Phân loại chi phí và chính sách hạch toán chi phí 3.4.1.
Tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp, danh mục chi phí được tổ chức phù hợp với chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Luật chứng khoán (đối với doanh nghiệp niêm yết ở thị trường chứng khoán). Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng không có thể bao gồm các khoản mục chi phí được thể hiện ở Phụ lục 3.4. Trên cơ sở danh mục chi phí này, các doanh nghiệp có thể tiết giảm hoặc bổ sung thêm các yếu tố chi phí phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
Phân loại chi phí 3.4.1.1.
CHI PHÍ
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Chi phí biến đổi tối thiểu - Nhiên liệu
- Điều hành bay - Phục vụ mặt đất - Phục vụ hàng hóa - Phục vụ Kỹ thuật
Chi phí biến đổi gia tăng - Suất ăn
- Đồ uống - Giải trí - Điện thoại - Internet
Chi phí cố định phân bổ - Máy bay
- Sửa chữa máy bay - Marketting, Quảng cáo - Khai thác: Phi công, tiếp viên
- Quản lý
Hình 3.2. Phân loại chi phí để xây dựng chính sách giá cước
Chi phí vận tải hàng không được nhóm theo nhiều cách khác nhau như đã đề cập ở chương 1, phần 1.2.1. Việc phân nhóm trên phục vụ cho công tác
kế toán quản trị chi phí của doanh nghiệp. Để phục vụ cho việc xây dựng chính sách giá cước đạt hiệu quả, chi phí vận tải hàng không được đề xuất nhóm thành 3 nhóm chính: i) Chi phí biến đổi tối thiểu; ii) chi phí biến đổi gia tăng; và iii) chi phí cố định phân bổ như hình 3.2.
a. Chi phí biến đổi tối thiểu
Chi phí biến đổi là chi phí sẽ xuất hiện khi chuyến bay thực hiện, giá trị chi phí này được thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng chuyến bay khai thác. Chi phí biến đổi tối thiểu là chi phí trực tiếp phát sinh cần thiết để máy bay thực hiện chở hành khách từ lúc cất cánh ở một sân bay đến lúc hạ cánh ở sân bay kế tiếp theo lộ trình đã được xác định trước.
Chi phí biến đổi tối thiểu bao gồm:
- Chi phí nhiên liệu bay
- Chi phí thuê, sửa chữa lớn theo giờ bay - Phụ cấp cho tiếp viên, phi công theo giờ bay - Phí điều hành bay
- Phí hạ cất cánh - Phí bay qua
- Phí phục vụ mặt đất - Phí phục vụ hàng hóa - Phí phục vụ kỹ thuật b. Chi phí biến đổi gia tăng
Chi phí biến đổi gia tăng là chi phí trực tiếp phát sinh do các dịch vụ gia tăng theo nhu cầu hành khách. Các chi phí này cắt giảm không ảnh hưởng đến việc khai thác an toàn chuyến bay.
Chi phí trực tiếp gia tăng bao gồm:
- Chi phí suất ăn - Chi phí đồ uống - Chi phí báo, tạp chí
- Giải trí âm nhạc, phim, trò chơi điện tử - Phí điện thoại
- Phí Internet
c. Chi phí cố định phân bổ
Chi phí gián tiếp phân bổ là các chi phí không phát sinh trực tiếp khi thực hiện khai thác chuyến bay vận tải hành khách. Các chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn bao gồm:
- Khấu hao, thuê máy bay - Sửa chữa lớn máy bay
- Sửa chữa thường xuyên máy bay - Lương phi công, tiếp viên
- Chi phí thuê cho hệ thống phân phối - Chi phí tiếp thị, bán hàng
- Chi phí quản lý khác.
Chính sách hạch toán chi phí.
3.4.1.2.
Việc hạch toán chi phí phục vụ công tác kế toán quản trị phải phù hợp với quy định của nhà nước và các thông lệ quốc tế. Như phân tích ở mục 2.3.4 chương 2, các chính sách tập hợp và hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp còn một số bất cập và cần thay đổi để có được giá thành khai thác hợp lý hơn và cạnh tranh hơn khi mà giá thành là một phần trong chính sách giá bán. Các nội dung chính cần quan tâm và thay đổi chính sách mang tính dài hạn, bao gồm:
Thứ nhất, chính sách khấu hao máy bay. Thời gian khấu hao và giá trị còn lại được lựa chọn theo nhà sản xuất và các tổ chức đánh giá độc lập có uy tín về tài sản máy bay trên thế giới. Như vậy, mỗi loại máy bay sẽ có được chính sách khấu hao ổn định và lâu dài. Thời gian khấu hao máy bay nằm trong quy định của Nhà nước, kiến nghị cụ thể thời gian khấu hao với máy bay cánh quạt là 15 năm và các máy bay phản lực là 20 năm. Giá trị khấu hao phải lấy giá nguyên tệ và chuyển sang đồng tiền Việt tại thời điểm khấu hao.
Thứ hai, lãi tiền vay đối với các khoản vay dài hạn để đầu tư các tài sản và đào tạo phi công được vốn hóa và đưa vào giá trị của tài sản ngay từ ban đầu, chi phí này được trích khấu hao theo tài sản.
Thứ ba, đối với kho vật tư phụ tùng quay vòng cho máy bay cần xây dựng chính sách khấu hao như tài sản, phương pháp khấu hao tương tự như khấu hao máy bay.
Thứ tư, chi phí đại tu máy bay và các thiết bị máy bay có giá trị lớn phải được phân bổ theo thời hạn sử dụng giữa hai kỳ đại tu.
Thứ năm, đối với doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực kinh doanh, các chi phí phải được tổ chức và xây dựng nguyên tắc để tách riêng chi phí cho lĩnh vực vận tải hàng không.
Tập hợp và phân bổ chi phí tính giá thành vận tải hàng không 3.4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành 3.4.2.1.
Giá thành vận tải hàng không phục vụ cho việc xây dựng chính sách giá cước là chỉ tiêu tổng hợp được xây dựng và quyết định bởi các nhóm yếu tố chính sau đây:
- Mục tiêu thị trường là để xác định được phạm vi và số lượng chuyến bay được tập hợp và phân bổ chi phí tính giá thành. Mục tiêu thị trường chỉ rõ đường bay và thời điểm nào sẽ được áp dụng các nhóm chi biến đổi tối thiểu hay nhóm chi phí biến đổi gia tăng hay nhóm chi phí gián tiếp phân bổ để tính giá thành.
-
GIÁ THÀNH
Mục tiêu Thị trường
Chi phí
Chỉ tiêu Vận chuyển
Khai thác
CNTT
Phương pháp quản trị
chi phí
Hình 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành vận tải hàng không - Các chỉ tiêu vận tải và khai thác các đường bay bao gồm các chỉ tiêu được lựa chọn làm yếu tố quyết định chi phí (cost driver) với mục đích để xác
định các chi phí biến đổi hoặc là yếu tố sử dụng để phân bổ chi phí cố định tính giá thành. Các chỉ tiêu chính là: số chuyến bay; số ghế mở bán; giờ bay;
doanh thu; lượt khách vận chuyển; tấn hàng hóa, hành lý; tấn nhiêu liệu; sản lượng cung ứng; sản lượng vận chuyển.
- Phương pháp quản trị chi phí được doanh nghiệp lựa chọn theo một trong ba phương pháp quản trị chi phí được nêu ở mục 1.2.2.2 chương 1.
Trong đề xuất tính giá thành vận tải hàng không ở Luận án này, phương pháp quản trị chi phí được lựa chọn là Phương pháp quản trị chi phí theo hoạt động (nguyên tắc ABC) với lý do chính được như đề cập ở mục 1.2.2.2 chương 1 và phù hợp với kinh doanh vận tải hàng không, đặc biệt là phù hợp với yêu cầu về xây dựng chính sách giá cước vận tải hành khách.
- Chi phí phải được tập hợp và phân loại phù hợp với đề xuất ở trên và đồng bộ với các chỉ tiêu vận tải và khai thác về giai đoạn tính giá thành (thông thường là 12 tháng theo năm tài chính của doanh nghiệp) cũng như phạm vi và khối lượng vận chuyển của các đường bay.
- Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp thông tin của doanh nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai và thực hiện công tác tính giá thành vận tải hàng không. Sự thay đổi thường xuyên của thị trường và cạnh tranh dẫn đến các hãng thường xuyên xây dựng các chính sách giá cước phù hợp và thích ứng với từng thị trường. Doanh nghiệp phải có hệ thống kế toán chuẩn mực và các phần mềm quản lý chi phí, tính giá thành tốt thì mới có thể cập nhật thường xuyên và tính toán tự động được giá thành vận tải hàng không kịp thời và chính xác.
Quy trình tính giá thành 3.4.2.2.
Quy trình tính giá thành vận tải hàng không đến từng chuyến bay được xây dựng trên cơ sở Phương pháp quản lý chí phí ABC. Quy trình được mô tả ở Hình 3.4 bao gồm các nội dung chính sau:
- Bước 1: Tập hợp chi phí theo hoạt động
Các đơn vị của doanh nghiệp được giao nhiệm vụ kế toán và quản trị chi phí tiến hành phân loại và tập hợp chi phí nguyên tắc ABC: chi phí phát sinh do hoạt động nào thì được ghi cho hoạt động đó, có nghĩa là mỗi khoản chi phí phải được ghi rõ mục đích chi tiêu (hoạt động nào?) và phạm vi ảnh hưởng (khối lượng của hoạt động bao nhiêu?) đến đối tượng chi phí, cụ thể:
- Chi phí biến đổi theo chuyến bay được tập hợp cho từng chuyến bay theo lĩnh vực, loại hình vận tải: hành khách, hàng hóa hoặc chi phí chung cho cả chuyến bay. Các chi phí để thực hiện khai thác chuyến bay như nhiên liệu,
phí tổ bay, điều hành bay, phục vụ mặt đất, phục vụ kỹ thuật, phục vụ hàng hóa được tập hợp thành nhóm chi phí biến đổi tối thiểu. Các chi phí phục vụ trực tiếp phục vụ hành khách như suất ăn, đồ uống, giả trí, báo chí … được tập hợp thành nhóm chi phí biến đổi gia tăng.
- Chi phí trực tiếp cho một hoạt động được tập hợp cho hoạt động đó bằng cách thông qua các hợp đồng, chính sách tài chính (thuê máy bay, khấu hao trừ dần…), hoặc được tập hợp tại nơi thực hiện hoạt động (chi bán vé hành khách, chi bán sản phẩm hàng hóa…).
- Chi phí cố định phân bổ khác: trước hết tập hợp chi phí theo từng đơn vị, sau đó phân bổ chi phí này cho mỗi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Việc phân bổ các chi phí dựa trên tỷ trọng phần trăm của hoạt động trên tổng chi phí (tỷ trọng này được xây dựng dựa theo ý kiến chuyên gia hoặc quy định của doanh nghiệp) hoặc dựa theo yếu tố quyết định chi phí chung trong đơn vị chẳng hạn như: số lượng nhân công, thời gian sử dụng, diện tích văn phòng, quỹ lương…
Chi phí cố định phân bổ
Giá thành cơ bản
Kỹ thuật
Chi phí biến đổi
Thương mại Khai
thác Dịch vụ
Quản lý
GIÁ THÀNH CHUYẾN
BAY
= +
ASK BH/FLS BH PAX/
FLS REV
Gia tăng Tối
thiểu
Giá thành Dịch vụ gia tăng
Hình 3.4. Quy trình tính giá thành chuyến bay
Các hoạt động vận tải hàng không sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí xác định giá thành vận tải hàng không do tổ chức của doanh nghiệp quyết định. Phân nhóm các hoạt động vận tải hàng không để tính giá thành được đề xuất ở mục 3.4.2.3 chương 3 dưới đây.
- Bước 2: Lựa chọn các yếu tố quyết định chi phí cho hoạt động
Mỗi hoạt động sẽ có 1 đơn vị sản lượng hay còn gọi là yếu tố quyết định chi phí. Việc lựa chọn yếu tố này dựa trên bản chất kinh tế của hoạt động trong quá trình tổ chức thực hiện kinh doanh vận tải hàng không. Thông lệ quốc tế, yếu tố quyết định chi phí của các hoạt động được đề cập ở mục 3.4.2.3 chương 3 dưới đây.
- Bước 3: Phân bổ tính giá thành
Xác định chi phí trực tiếp được mô tả ở mục 3.4.2.4 và phân bổ chi phí gián tiếp được mô tả ở mục 3.4.2.5 chương 3 dưới đây.
Các hoạt động vận tải hàng không sử dụng để tập hợp và phân bổ 3.4.2.3.
chi phí xác định giá thành vận tải hàng không.
Quản lý chi phí và giá thành là một trong mục tiêu chính của doanh nghiệp. Việc tổ chức và tập hợp chi phí theo quy trình vận tải hàng không sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ nhận ra được hiệu quả của từng công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc phân bổ các chi phí gián tiếp sẽ khoa học và hợp lý hơn trên cơ sở chi phí phát sinh theo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quá trình vận tải hàng không có thể chia thành 5 hoạt động chính sau:
CÁC HOẠT ĐỘNG
KỸ THUẬT - Phục vụ kỹ thuật - Sửa chữa máy bay
KHAI THÁC - Phi công - Tiếp viên - Điều hành khai thác
THƯƠNG MẠI - Sản phẩm - Bán - Quảng cáo - Phân phối
DỊCH VỤ - Phục vụ mặt đất - Dịch vụ trên không
- Dịch vụ hành khách khác
QUẢN LÝ -Kế toán -Nhân sự -Văn phòng -Quản lý khác
Hình 3.5. Các hoạt động chính của vận tải hàng không
Thứ nhất, Thương mại. Các hoạt động chính trong quá trình này là nghiên cứu thị trường, xây dựng ban hành sản phẩm lịch bay, tổ chức mạng bán, kênh bán hàng, xây dựng kênh phân phối, xây dựng và ban hành giá
cước, quảng cáo và tiếp thị. Có thể xem mục tiêu của quá trình này là tạo ra doanh thu cho hãng. Do vậy thước đo của quá trình này là doanh thu.
Thứ hai, Khai thác máy bay. Các hoạt động chính là lập kế hoạch bay, phân bay, tiếp viên, phi công, điều hành bay, bay qua, hạ cất cánh. Các hoạt động này lấy chuyến bay hoặc giờ bay theo loại máy làm đơn vị sản lượng.
Thứ ba, Kỹ thuật. Các hoạt động chính là chi thuê/khấu hao mua máy, phục vụ kỹ thuật sân bay, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên máy bay, nạp nhiên liệu, dầu mỡ phụ máy bay. Thước đo cho các hoạt động này là giờ bay theo loại máy bay.
Thứ tư, Dịch vụ. Các hoạt động cung cấp các dịch vụ kèm theo cho khách hàng gồm: nghiên cứu và ban hành chính sách phục vụ hành khách, cung cấp suất ăn, đồ uống, giải trí, vật tư vệ sinh trên máy bay, phục vụ mặt đất, phục vụ hàng hóa, bồi thường, … Thước đo chính là số lượng hành khách theo chuyến bay đối với các dịch vụ trên không, chuyến bay theo loại máy bay đối với phục vụ mặt đất và tấn hàng hóa đối với phục vụ hàng hóa.
Thứ năm, Quản lý. Bao gồm các hoạt động hỗ trợ cho 4 công đoạn chính trên và các hoạt động khác theo yêu cầu tổ chức của doanh nghiệp như:
hoạt động đầu tư, tài chính, kế toán, pháp lý, đào tạo, quản lý nhân lực, ….
Thước đo của các hoạt động này là đơn vị sản lượng cung ứng ghế.km.
Chi tiết các hoạt động vận tải hàng không sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí xác định giá thành được tổng hợp tại Phụ lục 3.5.
Xác định chi phí biến đổi 3.4.2.4.
Các chi phí biến đổi bao gồm chi phí biến đổi tối thiểu và chi phí biến đổi gia tăng được xác định bởi một trong các cách tính sau:
a. Nhóm chi phí biến đổi xác định theo chuyến bay
CTTirx = Frx * Prx*Rvnd (3.2)
Trong đó:
CTTirx – Chi phí biến đổi (i) của đường bay r, máy bay x.
Frx – Số lượng chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Prx – Đơn giá chi phí một chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Rvnd – Tỷ giá quy đổi đồng tiền địa phương ra Việt Nam đồng.
b. Nhóm chi phí biến đổi xác định theo giờ bay CTTirx = BHrx * Srx* Prx*Rvnd (3.3) Trong đó:
CTTirx – Chi phí biến đổi (i) của đường bay r, máy bay x.
BHrx – Số lượng giờ bay các chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Srx – Định mức tiêu thụ 1 giờ bay của đường bay r, máy bay x.
Prx – Đơn giá chi phí 1 giờ bay của đường bay r, máy bay x.
Rvnd – Tỷ giá quy đổi đồng tiền địa phương ra Việt Nam đồng.
c. Nhóm chi phí biến đổi xác định theo số lượng khách CTTirx = Paxrx * Prx*Rvnd (3.4) Trong đó:
CTTirx – Chi phí biến đổi (i) của đường bay r, máy bay x.
Paxrx – Số lượng khách chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Prx – Đơn giá chi phí 1 khách của đường bay r, máy bay x.
Rvnd – Tỷ giá quy đổi đồng tiền địa phương ra Việt Nam đồng.
d. Nhóm chi phí biến đổi xác định theo tấn hàng CTTirx = Cargorx * Prx*Rvnd (3.5) Trong đó:
CTTirx – Chi phí biến đổi (i) của đường bay r, máy bay x.
Cargorx – Số lượng tấn hàng hóa (bao gồm cả hành lý, bưu kiện) vận tải trên chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Prx – Đơn giá chi phí 1 tấn hàng hóa (bao gồm cả hành lý, bưu kiện) vận tải của đường bay r, máy bay x.
Rvnd – Tỷ giá quy đổi đồng tiền địa phương ra Việt Nam đồng.
e. Nhóm chi phí biến đổi xác định theo sản lượng vận tải CTTirx = RPKrx * Prx*Rvnd (3.6)
Trong đó:
CTTirx – Chi phí biến đổi (i) của đường bay r, máy bay x.
RPKrx – Sản lượng vận tải khách.km chuyến bay của đường bay r, máy bay x.
Prx – Đơn giá chi phí 1 khách.km của đường bay r, máy bay x.