VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.3.5. Tổ chức hoạt động dạy học bài "Thấu kính”
Đặt vấn đề vào bài: Cuộc sống xung quanh chúng ta thì muôn màu muôn vẻ, khả năng con người thì có hạn. Do vậy, con người đôi lúc rất cần được sự hỗ trợ từ nhiều công cụ khác nhau do chính con người tạo ra. Chẳng hạn, trong thực tế con người khó hoặc không có thể nhìn thấy được các chi tiết nhỏ, hay các vật tuy lớn nhưng lại ở rất xa,…Những lúc này thông thường con người phải nhờ đến các dụng cụ gì? Các dụng cụ đó có cấu tạo cơ bản từ cái gì?
▼ HS liên hệ thực tế bằng cách dựa vào những hiểu biết từ cuộc sống xung quanh: Để nhìn những vật nhỏ có thể sử dụng kính lúp, những vật nhỏ hơn đã có kính hiển vi, với những vật ở xa thì có thể dùng ống nhòm, xa hơn nữa thì dùng kính thiên văn. Bộ phận cơ bản trong các dụng cụ này là những khối thuỷ tinh trong suốt.
Những khối thuỷ tinh trong suốt mà chúng ta thường thấy trong các dụng cụ nói trên được gọi là"thấu kính”. Và"Thấu kính mỏng” là tên bài học mới của chúng ta. Thật ra thấu kính không xa lạ lắm với chúng ta, bởi vì chúng ta đã được học ở lớp 9, nhưng bài học mới sẽ giúp chúng ta có thêm những hiểu biết hơn nữa về nó.
Thấu kính là gì? Có cấu tạo thế nào? Gồm những loại gì? Sự tạo ảnh ra sao?... sẽ lần lượt được chúng ta tìm hiểu.
► Tổ chức cho học sinh tích cực trong việc chuẩn bị bài ở nhà thông qua việc đọc sách giáo khoa và tài liệu khác rồi tự lực xây dựng nội dung kiến thức mới. Nhóm 1: sẽ thực hiện nhiệm vụ đã được giao trước đó là: trình bày phần 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1. Thấu kính. Phân loại thấu kính
HS nhóm 1: giới thiệu đến các em mô hình một số thấu kính, và yêu cầu các bạn nhóm khác nêu cấu tạo của thấu kính.
HS nhóm 1: các em hãy quan sát mô hình một số thấu kính và hãy xếp chúng thành hai nhóm khác nhau dựa vào hình dạng bên ngoài của chúng.
HS nhóm khác: 1 số thấu kính có phần mép ngoài mỏng hơn phần ở giữa và một số thấu kính có phần mép ngoài dày hơn phần ở giữa.
HS nhóm 1: đó chính là hai loại thấu kính: thấu kính có rìa mỏng (thấu kính lồi) và thấu kính có rìa dày (thấu kính lõm).
HS nhóm 1: Ngoài ra các bạn còn có thể biết được một đặc điểm khác của hai loại thấu kính này khi chúng đặt trong không khí, thông qua việc khảo sát một thí nghiệm nhỏ: chiếu chùm sáng song song qua cả hai loại thấu kính và nhận xét chùm tia ló ra khỏi thấu kính.
HS nhóm khác: thực hiện và nêu nhận xét: chùm tia ló ra khỏi thấu kính lồi thì hội tụ, chùm tia ló ra khỏi thấu kính lõm thì phân kỳ.
HS nhóm 1: phân loại thấu kính khi đặt trong không khí, đồng thời qui ước cách biểu diễn một thấu kính hội tụ và phân kỳ.
Nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 1, điểu chỉnh những sai sót và bổ sung những thiếu sót nếu có.
Nhóm 2: sẽ thực hiện nhiệm vụ đã được giao trước đó là: trình bày phần 2 và 3.
2. Khảo sát thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ
HS nhóm 2: trình bày phần này trên máy chiếu, nhằm giới thiệu quang tâm, trục chính, tiêu điểm cùng với những đặc điểm của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
HS các nhóm khác có thể kiểm tra nhanh lại các đặc điểm này bằng thí nghiệm.
HS nhóm 2: tiếp tục giới thiệu về tiêu cự và độ tụ của một thấu kính. Nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 2 và nói thêm về độ tụ của một kính đeo mắt. Sau đó khẳng định những kết luận tương tự cho thấu kính phân kỳ. Nhóm 3: sẽ thực hiện nhiệm vụ đã được giao trước đó là: trình bày phần 4.
3. Sự tạo ảnh bởi thấu kính
HS nhóm 3: nhắc lại các tia đặc biệt, định nghĩa ảnh thật, ảnh ảo, và trình bày cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính bằng máy chiếu rồi tiếp tục xác định bằng hình vẽ ảnh của một vật qua thấu kính khi vật đặt ở các vị trí khác nhau.
Nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 3 đồng thời cho học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng một cách đầy đủ về các trường hợp tạo ảnh của một vật qua thấu kính và cuối cùng tổng kết lại những kết quả đó qua một bảng tóm tắt.
Dựa vào những kết quả đó mà con người đã chủ động dùng thấu kính để tạo ra ảnh của vật cần quan sát theo ý muốn.
Nhóm 4: sẽ thực hiện nhiệm vụ đã được giao trước đó là: trình bày phần 5
4. Các công thức về thấu kính
HS nhóm 4: sẽ trình bày bằng máy chiếu, thông qua việc vẽ ảnh của vật cần quan sát trước thấu kính và vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để hình thành công thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
►Có cách nào kiểm tra tính đúng đắn của các công thức vừa hình thành không? Nếu có hãy đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng.
HS: dựa vào bảng tóm tắt, ta có: khi d = 2f thì ảnh là ảnh thật, ngược chiều, bằng vật và ảnh cách thấu kính d’ = d = 2f. Có thể đề xuất phương án đo f như sau: đặt vật và một màn ảnh ở khá gần thấu kính và cách thấu kính những khoảng bằng nhau. Xê dịch đồng thời vật và màn ra xa dần thấu kính nhưng phải đảm bảo 2 khoảng cách trên bằng nhau, cho đến khi thu được một ảnh rõ nét cao bằng vật. Đo khoảng cách giữa vật và ảnh và xác định tiêu cự của kính theo công thức '
4
d d
f . Đây là thí nghiệm đã được thực hiện ở lớp 9. HS các nhóm khác: thực hiện kiểm chứng.
▼ Phần ứng dụng của thấu kính: cho học sinh tự do nêu những hiểu biết của mình về những ứng dụng đó. Giáo viên nhận xét, giải thích cho rõ, đồng thời cho các em quan sát kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm,…để học sinh thấy rõ hơn vai trò của thấu kính trong những dụng cụ này. Phần rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế này ở mức độ thấp, nên hầu hết học sinh được yêu cầu sẽ trả lời khá tốt phần này.
► Củng cố và vận dụng
Tổ chức cho các nhóm thi đua lên bảng vẽ ảnh của một vật qua thấu kính (hội tụ lẫn phân kỳ), trong tất cả các trường hợp.
Dặn dò
▼ Có thể dùng một thấu kính hội tụ để soi mặt được không? So với gương phẳng thì sự "soi" này có gì khác biệt không?
HS cũng không mấy khó khăn khi gặp câu hỏi này, và đây cũng là cách nhằm rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh ở mức độ 2.
- Làm bài tập 8,10,11 trang189-190 SGK - Phát phiếu học tập ở nhà bài "Kính lúp”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn