Kích thích hứng thú và sự chú ý của học sinh đối với kiến thức

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 28 - 30)

VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3.4.Kích thích hứng thú và sự chú ý của học sinh đối với kiến thức

Tính tích cực của học sinh sẽ được kích thích khi họ tin rằng nhiệm vụ mà họ đang thực hiện liên quan đến mục tiêu cá nhân của họ[18, tr 4]. Do vậy giáo viên cần phải biết tạo mối liên hệ giữa mục tiêu chung của quá trình giảng dạy với mục tiêu riêng của học sinh để thực hiện việc xây dựng nhiệm vụ học tập cho các em.

Mặt khác học sinh thường chỉ hứng thú với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng. với trình độ, với bản chất của mình và chỉ với những nhiệm vụ đó các em mới cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách xuất sắc. Nhưng nói như thế không có nghĩa là chỉ giao cho các em những nhiệm vụ quen thuộc mà hãy xen vào đó từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp những nhiệm vụ khác và nhớ là hãy đặt niềm tin vào học sinh, có như thế thì thái độ và mục tiêu học tập của họ mới được nuôi dưỡng và phát triển.

Trong vật lý học, có những kiến thức khi mới chỉ trình bày trong sách giáo khoa hay tài liệu học tập đã bộc lộ ra được tính hấp dẫn của nó và tự nó đã có thể kích thích hứng thú cũng như sự chú ý của học sinh mà giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không cần thiết phải gia công thêm hay tìm kiếm cách thức trình bày nào gây tác dụng tích cực đến học sinh. Ngược lại, có những kiến thức mà sự mới mẻ của nó không hề gây ra một cảm giác thích thú nào đối với học sinh, khi đó giáo viên cần phân tích rõ nội dung kiến thức mới để học sinh thấy được mối liên hệ của nó với thực tế. Đôi lúc lại có trường hợp những kiến thức đó học sinh đã thấy, biết và hiểu nó thông qua thực tế cuộc sống hay từ các nguồn thông tin khác, vì thế mà những kiến thức này không cuốn hút được sự tập trung chú ý của học sinh. Trong những trường hợp này bắt đầu cần đến thủ thuật riêng của mỗi giáo viên, phải làm thế nào vạch ra cho học sinh thấy sự khác biệt giữa những nội dung kiến thức đã biết với những nội dung kiến thức mới nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào kiến thức mới đó.

Nhưng vấn đề lại là ở chỗ, hầu hết các kiến thức vật lý mới lại nằm giữa hai thái cực này. Do vậy để có thể kích thích hứng thú và sự chú ý của học sinh đối với kiến thức vật lý mới có thể bắt đầu với các công việc sau:

+ Lựa chọn từ ngữ để chuyển ý từ đề tài này sang đề tài khác dựa trên mối liên hệ giữa các đề tài với nhau; phải đánh bật lợi ích, tính mới lạ, sự cần thiết phải bổ sung và phát triển đề tài mới so với cũ.

+ Tạo tình huống có vấn đề, nghĩa là phải đưa ra cho học sinh thấy được những lợi ích và sự cần thiết khi vấn đề đặt ra được giải quyết nhưng đồng thời cũng cho thấy sự bế tắc và cần phải được bổ sung thêm những hiểu biết của học sinh về vấn đề này bằng những nỗ lực cá nhân. Tình huống có vấn đề thường xuất hiện dưới dạng những hiện tượng, sự kiện vật lý bất thường, những điều có vẽ nghịch lý và có thể không thể xảy ra được.

+ Đưa ra mục tiêu và tìm cách đạt được mục tiêu đó. Nhờ đó hình thành phương hướng cho hoạt động học tập đồng thời rèn luyện thói quen làm việc hết mình của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cần kết hợp nội dung giảng dạy với các phương tiện dạy học hiện đại (các dụng cụ thí nghiệm, âm thanh, hình ảnh tĩnh hay động, các phầm mềm hỗ trợ…).

+ Phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của học sinh (bao gồm việc tiếp nhận kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức mới).

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 28 - 30)