VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.3.2. Thiết kế các loại phiếu học tập
a. Phiếu học tập ở nhà
Nội dung phiếu học tập ở nhà có thể là hệ thống các câu hỏi, yêu cầu học sinh phải ôn tập lại kiến thức của những bài trước, những năm trước, thậm chí là ở những môn học khác; cũng có thể là yêu cầu học sinh tự nghiên cứu nội dung bài mới để cùng tham gia xây dựng bài trên lóp.
Mục tiêu của phiếu học tập ở nhà là chuyển giao nhiệm vụ học tập đến từng học sinh, giúp mỗi cá nhân có ý thức và trách nhiệm cao hơn (việc giao nhiệm vụ bằng lời không làm học sinh ý thức được trách nhiệm của mình),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thường thì không học sinh nào dám mang một phiếu học tập còn trống rỗng đến lớp. Tuy nhiên, không yêu cầu học sinh phải hiểu biết hết tất cả những nội dung trong đó. Khi tự nghiên cứu, học sinh có thể gặp nhiều vấn đề khó khăn hoặc chưa hiểu, lúc đó học sinh có thể mang đến lớp để cùng các bạn thảo luận.
b. Phiếu học tập trên lớp
Các phiếu học tập trên lớp nhằm hướng tới mục tiêu chính của bài học, được thực hiện bằng hình thức hợp tác, thảo luận để thống nhất ý kiến. Vì thế, phiếu học tập trên lớp phải được thiết kế sao cho nhiệm vụ học tập phải được sắp xếp một cách có lôgic theo sự phát triển của bài học; học sinh từng bước mở rộng vốn hiểu biết, rèn luyện được kỹ năng; đồng thời phải phát huy cao nhất tính tích cực, tự lực trong học tập vật lý của học sinh.
Ngoài ra, khi thiết kế phiếu học tập trên lớp cần đan xen việc thực hiện nhiệm vụ học tập lĩnh hội kiến thức mới với nhiệm vụ liên hệ lý thuyết với thực tế. Có như thế, học sinh sẽ rất hứng thú và tích cực tham gia.