Lựa chọn phương pháp và thủ thuật giảng giải

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 30 - 31)

VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3.5. Lựa chọn phương pháp và thủ thuật giảng giải

Với học sinh, khi đứng trước một kiến thức hay một bài tập vật lý cho dù các em đã được giáo viên giảng giải cặn kẽ và các em cũng đã thực sự hiểu hết những lời giảng này nhưng học sinh cũng khó có thể khắc sâu được chúng nếu như học sinh không tích cực, tự lực khám phá ra nó dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Việc làm này của học sinh ngoài việc thỏa mãn tính tò mò hay tìm hiểu của lứa tuổi nó còn có tác dụng lâu dài và tích cực hơn là làm tăng hứng thú để tiếp tục tìm hiểu những kiến thức khác, qua đó còn rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy độc lập - một kỹ năng cần thiết cho việc nghiên cứu cũng như làm việc sau này, đồng thời rèn luyện được các giác quan và bộ óc của học sinh trong việc phát hiện những liên hệ và các quy luật vật lý. Để giúp học sinh trong việc này, ngoài việc thực hiện mục tiêu chung, mỗi giáo viên cần phải lựa chọn một phương pháp và thủ thuật giảng dạy tốt nhất phù hợp với nội dung kiến thức và điều kiện.

Một phương pháp và thủ thuật giảng giải được xem là hiệu quả nhất khi với thời gian ngắn nhất, điều kiện tối thiểu nhất mà vẫn đảm bảo cho học sinh đồng thời vừa nắm sâu các kiến thức vật lý vừa phát triển được khả năng nhận thức của mình lại vừa biết liên hệ thực tế từ các kiến thức đã biết. Chính vì thế mà việc lựa chọn phương pháp và thủ thuật giảng giải là một nghệ thuật, là nét riêng của mỗi giáo viên.

Với mỗi giáo viên, việc làm này đòi hỏi phải có một sự đầu tư tìm hiểu từ nội dung bài giảng đến những kiến thức vật lý và khoa học khác có liên quan, phải có những hiểu biết nhất định về cuộc sống về những hiện tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xảy ra trong tự nhiên, phải có một kế hoạch ngay từ đầu: từ việc sắp xếp thời gian hợp lý đôi khi phải có chút mạo hiểm (do không đủ thời gian), thêm vào đó là một ít khôi hài nhằm tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt của giờ học và nhất định là phải có một trình độ nhất định.

Cùng với những sự chuẩn bị trên, ở lớp cần tránh để tình trạng giáo viên cố dùng lời lẽ để giảng giải còn học sinh thì thụ động nghe và tiếp thu. Mà hãy khơi gợi cho học sinh con đường đi đến kiến thức đó. Chẳng hạn hãy đặt học sinh trước một tình huống có vấn đề cần được giải quyết, hoặc đặt ra những câu hỏi có tính khơi gợi bộ óc tò mò nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tư duy lôgic ở học sinh. Công việc này dễ dàng được giải quyết nếu như biết áp dụng một cách linh hoạt, cách tổ chức hoạt động theo nhóm, thí nghiệm biểu diễn, chứng minh,… nhưng hay hơn cả vẫn là cách đặt học sinh trước nhiều dụng cụ thí nghiệm cần thiết và định hướng để học sinh suy nghĩ, tìm tòi phương án thí nghiệm nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc nhiều vào mức độ khó hay dễ của kiến thức, trình độ học sinh, phương tiện phục vụ giảng dạy,…

Qua đó cho thấy không có phương pháp dạy học nào là duy nhất là vạn năng mà phải có sự phối hợp cùng lúc nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức môt giờ dạy. Cũng như không nhất định phải trình bày theo thứ tự của sách giáo khoa hay tài liệu học tập nhưng lại cần chú ý không nên phá vỡ trật tự lôgic của kiến thức đó.

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)