Thiết kế tiến trình dạy học một bài học vật lý

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 51 - 55)

VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4. Thiết kế tiến trình dạy học một bài học vật lý

Thiết kế tiến trình dạy học một bài học, được xem như là bước soạn giáo án của một người giáo viên. Đây là một việc làm đòi hỏi tính nghiêm túc cao đồng thời bộc lộ khả năng sáng tạo riêng của mỗi thầy (cô) giáo.

Thiết kế tiến trình dạy học một bài học phải đáp ứng yêu cầu: thực hiện tốt chức năng của người giáo viên trong việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động của học sinh đồng thời hợp lý hoá kiến thức mới, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức mới vào thực tế cuộc sống và khoa học kỹ thuật của học sinh trong học tập.

Tiến trình dạy học một bài học bao gồm các bước sau: 1. Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức cụ thể

Cở sở để lập sơ đồ này là nội dung cụ thể của từng kiến thức và những yêu cầu về kỹ năng khi tìm hiểu về kiến thức đó.

Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức cụ thể nhằm trả lời các câu hỏi sau: kiến thức cần xây dựng là gì? Lựa chọn giải pháp nào cho bài toán? Kết luận nào được rút ra từ những câu hỏi tương ứng ở trên? Kiến thức được xây dựng có những vận dụng cụ thể nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Xác định mục tiêu dạy học một kiến thức cụ thể

Xuất phát từ tiến trình xây dựng một kiến thức cụ thể mà chúng ta xây dựng mục tiêu dạy học cho kiến thức đó. Ngoài ra việc xây dựng mục tiêu dạy học kiến thức cụ thể còn phải dựa trên chương trình, trình tự lôgic của kiến thức đó với các kiến thức khác có liên quan.

Mục tiêu dạy học một kiến thức cụ thể bao gồm:

+ Mục tiêu cần đạt được trong giờ học (mục tiêu thao tác): đó là những hành vi, thao tác hay những hành động của học sinh trong giờ học, thể hiện qua tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong quá trình xây dựng kiến thức mới.

+ Mục tiêu cần đạt được sau giờ học (mục tiêu nhận thức): là những kiến thức, kỹ năng, kỹ xão, khả năng vận dụng và liên hệ thực tế.

3. Xác định các công việc cần chuẩn bị nhằm hỗ trợ việc dạy học một kiến thức cụ thể

Công việc cần chuẩn bị, bao gồm: tổ chức lớp (khi cần), chọn địa điểm học, phát phiếu chuẩn bị bài ở nhà đến cho học sinh, chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ.

Phương tiện hỗ trợ việc dạy học có thể là: các thí nghiệm thực, ảo, máy ví tính,…

Thí nghiệm thực được xem là phương tiện hỗ trợ việc dạy học một cách hiệu quả nhất, bởi nó là một minh chứng rõ ràng cho những kiến thức lý thuyết (hợp lý hoá kiến thức), nó vừa tạo ra những tình huống bất ngờ buộc học sinh phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm và hình thành một kiến thức mới vừa gợi mở giúp học sinh suy đoán giải pháp giải quyết vấn đề,…

Máy vi tính và những thí nghiệm ảo được tạo ra từ các phần mềm hỗ trợ, sẽ cải thiện được thời gian và những hoạt động của giáo viên, học sinh trong giờ học mà hiệu quả thì không thua kém gì so với việc sử dụng thí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm thật. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế việc sử dụng thí nghiệm ảo trừ khi thí nghiệm thật không thể thực hiện được mà nội dung kiến thức thì khó hình dung qua lời diễn giải. Bởi vì, dẫu thế nào thì thí nghiệm ảo cũng do chúng ta tạo ra nên nó luôn tuân theo sự sắp đặt chủ quan của chúng ta, do vậy hạn chế khả năng sáng tạo, tìm tòi của học sinh.

4. Xây dựng các tình huống cho việc dạy một kiến thức cụ thể

Xây dựng các tình huống vật lý phù hợp nhằm đưa học sinh vào những hoạt động học tập xác định theo mục tiêu học tập đã đề ra. Những tình huống vật lý thường sử dụng là:

- Tình huống có vấn đề như tình huống bế tắc, tình huống lựa chọn, tình huống bất ngờ, tình huống không phù hợp, tình huống đối lập.

- Tình huống vấn đề cơ bản: là tình huống mà ở đó xuất hiện câu hỏi có tác dụng định hướng tư duy tìm tòi của học sinh.

- Tình huống và vấn đề kiểm chứng: là loại tình huống nhằm hợp thức hoá kiến thức xây dựng.

- Xây dựng bài tập vận dụng, có thể xem đây là những tình huống nhằm kiểm chứng một nội dung kiến thức nào đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu, tổng hợp những lí luận về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của dạy học hướng vào học sinh; Lý luận về phát huy TTC, tự lực của HS trong học tập và cơ sở của dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, việc thiết kế tiến trình một bài học cụ thể nhằm phát huy TTC, tự lực của HS trong học tập.

Chúng tôi, khẳng định: Trong học tập, TTC, tự lực của HS đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Để phát huy TTC, tự lực của HS, GV cần quan tâm đến việc dạy HS phương pháp tự học các kiến thức như: PP thực nghiệm, PP mô hình, PP qui nạp và diễn dịch, thực hiện các thao tác trí tuệ; cần tổ chức cho HS chủ động tham gia các hoạt động học tập. Các hoạt động học tập phải được điều khiển bởi GV, HS không thụ động mà cần tự lực lĩnh hội nội dung học tập và phát triển tính tự lực, sáng tạo. Đồng thời khẳng định,"PPDH tích cực” không phải là một PPDH cụ thể mà bao gồm hệ thống những PP và thủ thuật nhằm kích thích TTC học tập. Chúng ta phải vận dụng tinh thần này trong các PPDH truyền thống như: Vấn đáp, nêu vấn đề, TN, thảo luận nhóm v.v… Thiết kế tiến trình dạy học bài học là viết kịch bản chi tiết cho việc tổ chức dạy học. Kịch bản này phải thể hiện rõ ý định của GV trong việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động của HStrong quá trình dạy học và phải thể hiện được tính linh hoạt của kịch bản với từng điều kiện môi trường và đối tượng HS cụ thể, cũng như phải dự đoán được nhiều tình huống khác có thể xảy ra. Thiết kế tiến trình một bài học cụ thể nhằm phát huy TTC, tự lực trong học tập của HS phải thể hiện được quan điểm dạy học hướng vào người học và vận dụng hợp lí các biện pháp phát huy TTC, tự lực của HS trong dạy học vật lí đã phân tích ở trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)