Hướng dẫn cách xây dựng câu trả lời

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 42 - 43)

VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3.11.Hướng dẫn cách xây dựng câu trả lời

Một thực tế cho thấy, sự phát triển về trí tuệ, năng lực, khả năng nhận thức, kỹ năng thực hành, liên hệ thực tế của học sinh được phản ánh qua câu trả lời khi được giáo viên yêu cầu (dù là trả lời miệng hay trình bày trên giấy). Mặt khác thành công của một tiết dạy hay tiến trình dạy một kiến thức nào đó phụ thuộc không ít vào nội dung cũng như cách trình bày một câu trả lời của học sinh khi được yêu cầu. Do vậy cần phải thường xuyên yêu cầu các em trả lời các câu hỏi thậm chí là lặp lại câu trả lời đã được bạn khác thực hiện, phải tập cho học sinh cách diễn đạt trước đám đông nếu đó là những câu trả lời bằng miệng trực tiếp. Nếu là những câu trả lời phải trình bày trên giấy, thì phải hướng dẫn học sinh sao cho có được một câu trả lời rõ ràng và đầy đủ nhất về nội dụng, phù hợp về thứ nguyên của các đại lượng vật lý trong câu hỏi đó.

Muốn vậy:

Nội dung câu hỏi phải có mục đích cụ thể: câu hỏi làm sáng tỏ, câu hỏi làm tăng nhận thức, câu hỏi tạo sự tập trung hay câu hỏi gợi ý; phải rõ ràng, dễ hiểu: phải dùng những từ ngữ thông dụng (nếu có những từ ngữ khoa học thì phải được giải thích cặn kẽ), phải nêu rõ thứ nguyên của những đại lượng cho trước; phải có câu trả lời xác định; phải nhấn mạnh từng ý của vấn đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải làm nổi bật được trọng tâm bài học để từ đó học sinh tự rút ra được đâu là cái chính, cái chủ yếu trong một khối kiến thức lớn lao được lĩnh hội, sau đó học sinh sẽ đầu tư và gia công thêm để có được một hiểu biết thật chắc chắn về nội dung kiến thức đó. Ngoài ra, giáo viên cần cung cấp và giới thiệu thêm cho học sinh những thuật ngữ vật lý hay sử dụng trong đời sống hằng ngày hay trong khoa học kỹ thuật khác với sách giáo khoa, nhằm giúp học sinh hạn chế những khó khăn về mặt từ ngữ khi phải đối diện với một câu hỏi hay bài tập vật lý.

Khi đứng trước một câu hỏi giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định tất cả các dữ kiện có mặt, rồi từng bước liên kết các dữ kiện đó lại thông qua một cơ sở lý thuyết hay một biểu thức vật lý nào đó. Cuối cùng bằng việc vận dụng những nội dung kiến thức được biết cộng thêm kinh nghiệm học sinh sẽ có được câu trả lời của mình. Tuy nhiên câu trả lời của học sinh có lúc đúng có lúc sai, vì vậy sau những câu trả lời của học sinh phải luôn là sự phân tích tính đúng sai của nó: phải chỉ ra để học sinh thấy chỗ còn sai hay thiếu chính xác; những mâu thuẩn, nghịch lý trong câu trả lời; rồi hướng dẫn để học sinh sửa chữa, bổ sung và hòan chỉnh câu trả lời sao cho thật thuyết phục.

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 42 - 43)