Sử dụng thí nghiệm vật lý

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 33 - 35)

VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3.7.Sử dụng thí nghiệm vật lý

Trong dạy học vật lý, thí nghiệm vật lý không chỉ để minh họa bài giảng mà còn được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, dưới mọi hình thức đa dạng và phong phú như: đặt vấn đề bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề bằng thí nghiệm; hình thành kiến thức mới thông qua khảo sát, minh họa hay kiểm tra các giả thuyết đã đưa ra; củng cố và vận dụng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến thức đã học mà cụ thể là đề cập đến những ứng dụng của kiến thức vật lý đó vào trong sản xuất và đời sống; hay là dùng để kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội về kiến thức, kỹ năng của học sinh;…

+ Sử dụng thí nghiệm vật lý tạo tình huống có vấn đề:

Vật lý vốn là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy cần khai thác triệt để các thí nghiệm vật lý nhằm tạo ra những tình huống có vấn đề hoặc lựa chọn sự khởi đầu phù hợp. Nhờ đó kích thích hứng thú muốn tìm hiểu, khám phá, khởi đầu cho những dự đoán, sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức.

+ Sử dụng thí nghiệm vật lý nhằm khảo sát, minh hoạ, hay kiểm tra giả thuyết:

Việc sự dụng lọai thí nghiệm này phải phù hợp với hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Thí nghiệm này thường được dùng để đưa ra những mô hình hay giả thuyết, hoặc dùng để kiểm tra những mô hình hay giả thuyết được học sinh hoặc giáo viên gợi ý đưa ra. Nhờ những thí nghiệm này mà học sinh có thể thu thập được những thông tin cần thiết và liên quan với đối tượng cần nghiên cứu, nhất là có thể kiểm tra được những dự đoán của học sinh. Nếu kết quả thí nghiệm trùng khớp với dự đoán ban đầu sẽ làm cho học sinh phấn khởi, tự tin hơn đồng thời khắc phục tâm lý tự ti thường gặp ở học sinh khi học vật lý, từ đó học sinh trở nên thích thú và tích cực hơn trong học tập vật lý.

+ Sử dụng thí nghiệm vật lý để kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội về kiến thức, kỹ năng của học sinh:

Từ thí nghiệm chứng minh, giáo viên có thể mở rộng bằng cách thay đổi điều kiện, đặt tình huống mới, và yêu cầu học sinh dùng suy luận logic hay thực hiện lại các thí nghiệm theo những điều kiện và tình huống này… qua đó có thể kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội kiến thức cũng như các thao tác, kỹ năng thí nghiệm của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua đó thấy rằng việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý góp phần vào việc phát triển toàn diện, giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. Nhờ thí nghiệm vật lý mà học sinh hiểu sâu hơn bản chất vật lý của các hiện tượng, quá trình, định luật,… Do vậy khả năng liên hệ kiến thức vật lý với thực tế của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.

Mặt khác, đây còn là cơ hội rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh, tránh những bỡ ngỡ khi tiếp xúc hay sử dụng những dụng cụ tương tự ngoài thực tế cuộc sống hay trong công việc sau khi rời khỏi ghế nhà trường.

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập (Trang 33 - 35)