Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

Một phần của tài liệu Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC

2.1.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

Có nhiều nghiên cứu liên quan đến lý thuyết thông tin bất cân xứng.

G.A. Akerlof là người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng vào những năm 1970. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch.

Hai hệ quả phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại.

Lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trước khi ký kết hợp đồng trong kinh doanh hay tham gia vào quan hệ pháp luật nào đó bên có nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn. Đối với nhà đầu tư, sự quan tâm của họ là lợi

nhuận. Trên thị trường chứng khoán lợi nhuận trong đầu tư cổ phiếu biểu hiện qua việc mua cổ phiếu giá thấp, bán giá cao hoặc lợi nhuận do cổ tức mang lại. Trong hoạt động mua bán, thông thường người bán là người nắm rõ về sản phẩm của mình và vì vậy chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do người mua gánh chịu. Trong thị trường chứng khoán, công ty niêm yết với tư cách là người cung cấp hàng hóa chứng khoán có nhiều thông tin hơn là nhà đầu tư với tư cách là người mua, nên các công ty này sẽ biết chắc chắn giá bán trên mỗi cổ phiếu đó bao nhiêu là hợp lý. Vì vậy, nếu nhà đầu tư không xác định chính xác cổ tức kỳ vọng của công ty niêm yết thì sẽ định giá cổ phiếu không chính xác và nếu định giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu thì sự bất lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư.

Tâm lý ỷ lại là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký kết hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn.

Với các hợp đồng vay ngân hàng hay bảo hiểm thì tâm lý ỷ lại phát sinh từ phía người đi vay hay đi mua bảo hiểm. Họ sử dụng tiền vay không đúng mục đích hay do đã được bảo hiểm nên họ sẽ bất cẩn hơn so với trước khi mua bảo hiểm. Ở thị trường chứng khoán, tâm lý ỷ lại phát sinh nếu như những người đại diện điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua một số người đại diện để điều hành công ty. Tâm lý ỷ lại sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của những người đại diện thấp. Vì vậy, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ không cao và sự thiệt hại trên phần vốn góp là thấp.

Michael Spence (1973): Phát tín hiệu

Tiếp tục phát triển lý thuyết của G.A. Akerlof, Michael Spence đã nghiên cứu trên thị trường Lao động (Auronen, 2003). M. Spence xem việc thuê lao động là một quyết định đầu tư không chắc chắn. Tính không chắc chắn ở đây là việc thuê lao động mà người chủ không biết được khả năng đóng góp, khả năng tạo ra năng suất của người lao động là bao nhiêu. Vì thế, việc thuê lao động có thể thuê được

lao động có chất lượng hoặc không. Một trong những phương cách giúp người chủ thuê được lao động có năng lực đó là ông chủ có thể xem qua chất lượng bằng cấp, kinh nghiệm làm việc,… của người lao động hoặc có thời gian thử việc. Đó được gọi là những tín hiệu được phát ra của người lao động. Như vậy, việc phát tín hiệu này đã làm giảm thông tin bất cân xứng giữa những người lao động và ông chủ.

Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc

Cơ chế sàng lọc của J. Stiglitz cũng là lý thuyết phát triển lý thuyết của M.

Spence (Auronen, 2003). Theo M. Spence, bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như: chất lượng, mẫu mã, thời gian sử dụng…, nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy, không thể trả lương theo một mức lương cân bằng. Để khuyến khích người có khả năng cao, tạo ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lương cao để khuyến khích họ. Đối với người có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được một mức năng suất sản xuất để nhận được lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội. Ở thị trường chứng khoán, cơ chế sàn lọc biểu hiện sự lựa chọn của nhà đầu tư trong việc quyết định mua cổ phiếu của công ty nào hoặc định giá cổ phiếu khác nhau của các công ty khác nhau.

Theo Yang Jing (2008), trong thị trường chứng khoán, thông tin bất cân xứng biểu hiện dưới ba hình thức: (a) bất cân xứng về thời gian thông tin, (b) bất cân xứng khối lượng thông tin và (c) bất cân xứng về chất lượng thông tin.

Lý thuyết này cũng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng, chủ yếu tập trung vào ba nội dung: cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàn lọc và cơ chế giám sát.

2.1.2.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án

Thông qua lý thuyết thông tin bất cân xứng, cho thấy thông tin bất cân xứng là hệ quả của các bên giao dịch trên thị trường chứng khoán có thông tin với mức độ

khác nhau giữa một bên cung cấp và một bên tiếp nhận thông tin. Trong thị trường chứng khoán, công ty cổ phần mà đại diện là Ban điều hành là người cung cấp thông tin, nhà đầu tư và các bên liên quan là những người tiếp nhận thông tin. Phần lựa chọn bất lợi thuộc về các nhà đầu tư khi tiếp nhận thông tin ít hơn bên cung cấp thông tin là Ban điều hành. Thông tin bất cân xứng bao gồm bất cân xứng về khối lượng thông tin, bất cân xứng về chất lượng thông tin (tính trung thực của thông tin) và bất cân xứng về tính kịp thời của thông tin. Để giảm tình trạng thông tin bất cân xứng trong công ty cổ phần, một mặt Ban điều hành công ty niêm yết phải cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, mặt khác cần thiết lập cơ chế giám sát thông qua người đại diện của cổ đông là HĐQT và BKS. Lý thuyết này cũng đưa ra những giải pháp nhằm giảm tình trạng bất cân xứng thông qua cơ chế phát tín hiệu và cơ chế giám sát. Như vậy, các công ty niêm yết cần công cố thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, ngoài các thông tin tài chính công ty niêm yết cần công bố những thông tin phi tài chính. Bên cạnh các thông bắt buộc cần phải công bố những thông tin tự nguyện bao gồm các diễn giải để thông tin thật sự hữu ích cho người sử dụng thông tin mà phần lớn các nhà đầu tư. Mặt khác, để đạt được điều này, Công ty niêm yết cần xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả thông qua các yếu tố bên trong bao gồm HĐQT, BKS và KTNB.

Một phần của tài liệu Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)