CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết ở Việt nam
4.1.1. Thống kê mô tả nhằm đánh giá chất lượng thông tin BCTC
4.1.1.2 Đánh giá về đặc tính thích hợp
Thang đo thích hợp bao gồm 5 thuộc tính.Từ bảng 4.1, phần đặc tính thích hợp đạt mức trung bình 9,759, doanh nghiệp thấp nhất đạt 5 điểm, cao nhất là 22 điểm. Trong khi mức trung bình chuẩn là 15, điểm thấp nhất là 5 và cao nhất là 25.
Mức trung bình đặc tính này thấp hơn mức trung bình chuẩn hơn 5 điểm. Cụ thể từng thuộc tính như sau:
- Thuộc tính P1: thông tin về định hướng tương lai
Bảng 4.1 cho thấy mức trung bình thuộc tính này là 1,9026 nhỏ hơn mức trung bình chuẩn là 3 điểm. Mức thấp nhất là 1 và cao nhất là 4 điểm. Bảng 4.3 cho thấy có 157 doanh nghiệp đạt điểm 1 và 2 chiếm 80,5% mẫu nghiên cứu và 38 doanh nghiệp đạt điểm 3 và 4, chiếm 19,5% mẫu. Không có điểm cao nhất.
Bảng 4.3: Tổng hợp đặc tính thích hợp
Điểm
P1 P2 P3 P4 P5
Số DN
% Số
DN
% Số
DN
% Số
DN
% Số
DN
%
1 72 36,9 85 43,6 76 39,0 43 22,1 100 51,3
2 85 43,6 61 31,3 104 53,3 70 35,9 51 26,2
3 23 11,8 28 14,4 14 7,2 56 28,7 25 12,8
4 15 7,7 10 5,1 1 0,5 22 11,3 15 7,7
5 11 5,6 4 2,0 4 2,1
195 100 195 100 195 100 195 100 195 100
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ phụ lục 11)
Qua số liệu trên cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp khi trình bày thông tin này chỉ mang tính chất chung chung không có số liệu hoặc có số liệu định hướng, nhưng không giải thích (điểm 1 và 2) và nó không giúp cho người sử dụng thông tin xác lập được dự báo hay kỳ vọng để ra quyết định. Những doanh nghiệp đạt điểm 3 và 4, là các doanh nghiệp có công bố về thông tin định hướng, nhưng không trình bày về những nguồn lực để thực hiện cũng như cơ hội và rủi ro có ảnh hưởng đến quá trình đạt được kế hoạch đề ra. Tần số điểm xuất hiện nhiều nhất là 2 chiếm 43,6% mẫu, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp trình bày nhưng không giải thích các thông tin định hướng tương lai.
- Thuộc tính P2: thông tin liên quan đến cơ hội và rủi ro của những thông tin phi tài chính.
Thông tin này giúp cho người sử dụng đánh giá được khả năng phát triển bền vững của công ty. Bảng 4.1 cho thấy điểm trung bình của P2 là 1,9795, điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5. Bảng 4.3 cho thấy có 146 doanh nghiệp đạt điểm 1 và 2 chiếm 74,% mẫu nghiên cứu, 38 doanh nghiệp đạt điểm 3 và 4, chiếm 19,5% mẫu và 11 doanh nghiệp đạt điểm 5, chiếm 5,6% mẫu. Tần suất điểm số 1 xuất hiện nhiều nhất chiếm 43,6% mẫu nghiên cứu.
Qua thống kê trên nhận thấy, đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề công bố thông tin phi tài chính liên quan đến sự phát triển bền vững của công ty như: xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực; hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm; đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất để giảm khí thải; bảo vệ môi trường, thực hiện nhiều hoạt động vì môi trường và xã hội; tuân thủ luật pháp…. Tuy nhiên, có 21 doanh nghiệp chiếm 10,7% mẫu (đạt điểm 4 và 5) đã nhận thức và trình bày rất tốt nội dung này.
- Thuộc tính P3: Sử dụng giá trị hợp lý
Bảng 4.1 cho thấy mức trung bình thuộc tính này là 1,6923 nhỏ nhất so với các thuộc tính khác. Mức thấp nhất là 1 và cao nhất là 4 điểm. Bảng 4.3 cho thấy có 104 doanh nghiệp đạt điểm 2 chiếm 53,3% mẫu nghiên cứu và 15 doanh nghiệp đạt
điểm 3 và 4, chiếm 7,7% mẫu. Không có điểm cao nhất. Tần số điểm 2 xuất hiện nhiều nhất.
Chế độ kế toán Việt nam quy định việc ghi nhận tài sản, nợ phải trả theo giá gốc. Tuy nhiên, một số khoản mục như dự phòng, chênh lệch tỷ giá… phần nào thể hiện nội dung sử dụng giá trị hợp lý, vì vậy, qua số liệu thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đạt được số điểm là 2: hầu hết là giá gốc, chỉ có một doanh nghiệp đạt điểm 4.
- Thuộc tính P4: thông tin phản hồi
Bảng 4.1 cho thấy mức trung bình thuộc tính này là 2,3538 đạt mức trung bình lớn nhất của đặc tính này, mức thấp nhất là 1 và cao nhất là 5 điểm. Bảng 4.3 cho thấy có 113 doanh nghiệp đạt điểm 1 và 2 chiếm 58% mẫu nghiên cứu và 82 doanh nghiệp đạt điểm 3 trở lên, chiếm 42% mẫu, trong đó tần suất điểm 2 xuất hiện nhiều nhất.
Thông tin phản hồi là những thông tin mà doanh nghiệp đánh giá quá trình thực hiện những kế hoạch, dự án đã đặt ra trước đây. Với mức điểm 2 xuất hiện nhiều, cho thấy các doanh nghiệp khi đánh giá kết quả thực hiện, nguyên nhân được đưa ra chỉ mang tính chất định tính, không có số liệu để cho thấy mức độ ảnh hưởng như thế nào, vì vậy không giúp cho người sử dụng thông tin xác lập lại kỳ vọng trước đây.
- Thuộc tính P5: Thông tin về bộ phận
Bảng 4.1 cho thấy mức trung bình thuộc tính này là 1,8308. Mức thấp nhất là 1 và cao nhất là 5 điểm. Bảng 4.3 cho thấy có 151 doanh nghiệp đạt điểm 1 và 2 chiếm 77,5% mẫu nghiên cứu và 38 doanh nghiệp đạt điểm 3 trở lên, chiếm 22,5%
mẫu.
Thông tin về bộ phận giúp cho người sử dụng thông tin có cái nhìn toàn diện hơn về doanh nghiệp. Hoạt động của từng bộ phận đều có ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin bộ phận giúp người sử dụng có thêm
thông tin nhằm xác nhận cũng như dự báo giúp quá trình ra quyết định được hiệu quả hơn. Qua số liệu phân tích, cho thấy mức độ báo cáo về tình hình hoạt động các bộ phận là thấp hoặc có báo cáo nhưng sơ sài.