Xây dựng giả thuyết về các yếu tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC

Một phần của tài liệu Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 79 - 87)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.2.2. Xây dựng giả thuyết về các yếu tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC

Từ mô hình lý thuyết nghiên cứu được mô tả chương 2, dưới đây luận án xây dựng các giả thuyết nhằm xem xét sự tác động của các yếu tố QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, cụ thể như sau:

3.2.2.1. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT

Thành viên HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc lập giúp nâng cao vai trò giám sát của HĐQT (Fama và Jensen, 1983; Agrawal và Knoeber, 1996). Họ có thể

Tính kịp thời

(K)

(K) Thời gian công bố BCTN

giúp giảm thiểu cơ hội che dấu thông tin của những nhà quản lý (Kelton và Yang, 2008). Theo David B.Farber (2004), Ienciu (2012) tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì tỷ lệ gian lận và phù phép gian lận càng thấp. Mặt khác, Mohamed Akhtaruddin và các cộng sự (2009); Eugene C.M. Cheng, Stephen M.

Courtenay (2006), Chiraz Ben Ali (2009), Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki (2009) Ienciu (2012) cho rằng với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức độ công bố các thông tin tự nguyện cũng như các thông tin phi tài chính càng nhiều (> 50% thì mức độ công bố tự nguyên cao hơn những doanh nghiệp không có thành viên HĐQTĐL). Bên cạnh đó, thành viên HĐQTĐL còn giúp nâng cao chất lượng thông tin công bố. Abdelsalam và El-Masry (2008) phát hiện thành viên HĐQTĐL giúp thông tin doanh nghiệp công bố bên ngoài được kịp thời. FEE ( 2003) cho rằng thành viên HĐQTĐL một khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, họ giúp cân bằng quyền lực của Ban điều hành từ đó đảm bảo sự khách quan quá trình lập và công bố thông tin BCTC.

Tại Việt nam, nhận thức được vấn đề này, trong QCQTCT Việt nam khoản 2 điều 30, quy định “Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên nắm giữ các chức danh điều hành với các thành viên độc lập, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập”.

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng với tỷ lệ cao thành viên HĐQTĐL trong HĐQT giúp cho khối lượng thông tin công bố có chất lượng hơn. Vì vậy giả thiết đưa ra trong luận án là:

H1: Tỷ lệ thành viên HĐQTĐL trong tổng số HĐQT càng cao giúp cho thông tin BCTC có chất lượng hơn.

3.2.2.2. Kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc.

Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra những bằng chứng cho thấy những doanh nghiệp khi kiêm nhiệm hai chức danh thì công bố ít thông tin hơn (Gul và Leung, 2004). Theo lý thuyết ủy nhiệm, việc kết hợp hai chức năng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng kiểm soát của HĐQT. Bên cạnh đó, khối lượng thông tin tự

nguyện sẽ giảm khi một người kiêm nhiệm hai chức năng này. Theo Alzoubi.E.S.S (2012), kiêm nhiệm hai chức danh sẽ dẫn đến khả năng quản trị lợi nhuận nhiều hơn trong doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu của Bader Al Shammari (2010), việc kiêm nhiệm này dẫn đến việc xu hướng che dấu những thông tin bất lợi của công ty đến với cổ đông. Chất lượng kiểm soát và công bố thông tin sẽ gia tăng chỉ khi tách hai chức năng Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT (Jouini Fathi, 2013). Mặc khác, theo nghiên cứu thực nghiệm của David B.Farber (2004) xem xét 87 doanh nghiệp trước và sau thời điểm phát hiện gian lận tại Hoa kỳ, Ông kết luận những công ty có sự kiêm nhiệm hai chức năng thì số lượng gian lận nhiều hơn. Tuy nhiên, theo Cheng và Courtenay (2004) nghiên cứu 104 công ty niêm yết tại Singapore thì việc kiêm nhiệm hai chức danh không có mối tương quan đến mức độ công bố tự nguyện.

Theo khoản 3 điều 10 QCQTCT Việt nam quy định: “Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn hàng năm tại ĐHCĐ thường niên”.

Do đó, luận án đưa ra giả thuyết về nội dung này như sau:

H2: Việc kiêm nhiệm hai chức danh Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng thông tin BCTC.

3.2.2.3. Thành viên HĐQTĐL có kiến thức và đào tạo về tài chính kế toán Người có kiến thức về tài chính kế toán là người thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau: (a) Đã từng làm việc liên quan đến tài chính và kế toán, (b) Có chứng chỉ văn bằng về chuyên môn kế toán, (c) hoặc bấc kỳ kinh nghiệm hoặc quá trình đào tạo mà có liên quan kế toán tài chính như: Tổng giám đốc, Lãnh đạo cao cấp chịu trách nhiệm giám sát về tài chính, có chứng nhận kiểm toán viên hành nghề (CPA)…

Các nghiên cứu trước đây thường xem xét mối tương quan giữa thành viên có kiến thức và hiểu biết về tài chính kế toán trong UBKT thay vì trong HĐQT và chất lượng BCTC. Những thành viên HĐQTĐL có kiến thức về tài chính sẽ có sự

giám sát về BCTC tốt hơn. Andrew J.Felo và cộng sự (2003) cho rằng sự hiện diện chuyên gia tài chính trong HĐQT có mối tương quan thuận chiều với chất lượng BCTC. Sự thiếu chuyên gia tài chính trong HĐQT có thể dẫn đến những vấn đề về BCTC (McMullen và Raghunandan, 1996).

Theo Yan Zhang, Jian Zhou và Nan Zhou (2006), doanh nghiệp mà HĐQT ít những thành viên có kinh nghiệm về tài chính thường tồn tại hệ thống kiểm soát nội bộ yếu, từ đó dẫn đến việc thiếu sự giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ về quy trình lập BCTC và không tuân thủ những yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán.

Theo khoản 1 điều 11 QCQTCT Việt nam quy định: “Cơ cấu HĐQT cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty”

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho thấy sự hiện diện các thành viên HĐQTĐL có kiến thức và kinh nghiệm về kế toán tài chính sẽ nâng cao chất lượng thông tin BCTC, vì vậy giả thuyết của luận án là:

H3: Sự hiện diện thành viên HĐQTĐL có kiến thức và kinh nghiệm về kế toán tài chính có tác động tích cực đến chất lượng thông tin BCTC.

3.2.2.4. Tần suất cuộc họp HĐQT

Một trong những hoạt động các thành viên HĐQT là tham dự và bàn luận những vấn đề của công ty trong cuộc họp HĐQT. Tiến hành cuộc họp HĐQT tập trung và hữu ích cũng như duy trì việc cải tiến nó sẽ giúp cho QTCT hiệu quả. Các thành viên HĐQT độc lập là những người không điều hành và không có mặt thường xuyên tại doanh nghiệp, vì vậy thông qua cuộc họp, họ sẽ có cơ hội thu thập thông tin và bàn luận cũng như đưa ra những ý kiến trong vai trò thực hiện chức năng giám sát của mình.

Theo M. Awais Gulzar (2011), Ebraheem Saleem và Salem Alzoubi (2012) HĐQT tổ chức nhiều cuộc họp sẽ góp phần nâng cao khả năng giám sát mức độ quản trị lợi nhuận. Cuộc họp HĐQT nhiều hơn sẽ làm giảm mức độ quản trị lợi nhuận BCTC.

Cuộc họp HĐQT không thường xuyên là yếu tố dẫn đến hoạt động HĐQT không cẩn trọng. Tại Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp 2005 quy định HĐQT họp tối thiểu 4 lần trong 1 năm và trong đó trách nhiệm HĐQT là xem xét BCTC trước khi công bố ra bên ngoài. Như vậy, tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành nghề của từng doanh nghiệp, số lượng cuộc họp càng nhiều thì các thành viên HĐQT có cơ hội thu thập thông tin và bàn luận cũng như đưa ra các quyết định mang tính chất định hướng và giám sát các hoạt động công ty càng hiệu quả. Theo QCQTCT yêu cầu các thành viên HĐQT có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của HĐQT và có ý kiến rõ ràng về các vấn đề được đưa ra thảo luận.

Từ những nghiên cứu trên, cũng như yêu cầu của quy tắc QTCT Việt Nam, giả thuyết được đặt ra là:

H4: Doanh nghiệp có cuộc họp HĐQT càng nhiều thì chất lượng thông tin BCTC càng cao.

3.2.2.5. Sự độc lập của các thành viên ban kiểm soát

Như trong chương 2 đã trình bày, các nghiên cứu trên thế giới tập trung nghiên cứu UBKT. UBKT là tiểu ban của HĐQT trong mô hình quản trị một cấp. Trong mô hình quản trị hai cấp, theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, ĐHCĐ bầu ra hai cấp: HĐQT và BKS. Giữa UBKT và BKS có vai trò giống nhau liên quan đến quá trình lập và công bố thông tin BCTC. Trách nhiệm chính của UBKT là tư vấn cho HĐQT trong việc thông qua BCTC hằng năm, xem xét tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, xem xét tính hiệu quả chức năng KTNB (Brennan, Niamh, 2008; Fee, 2003; Anup Agrawa và Sahiba Chadha, 2004). Ngoài trách nhiệm chính như trên, theo nghiên cứu Bader Al Shammari (2010), Rusmin (2011) UBKT có liên quan đến tính trung thực BCTC và làm giảm các gian lận và sai sót. Theo Sandeep Nabar (2007), một khi UBKT thiếu những thành viên độc lập sẽ dẫn đến giảm khả năng giám sát quy trình kế toán cũng như ít có khả năng phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai lệch về lợi nhuận. Mặt khác, Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki (2009), Wan Nordin Wan-Hussin (2009) cho rằng sự độc

lập của UBKT đảm bảo thông tin được công bố chính xác, kịp thời và vì vậy gia tăng chất lượng thông tin BCTC.

Theo luật doanh nghiệp Việt nam (2005), BKS có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong tổ chức công tác kế toán và lập BCTC.

Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty. Theo quy chế QTCT chỉ quy định thành viên BKS không phải là người trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty, điều đó có nghĩa là các thành viên BKS có thể là nhân viên của công ty nhưng không thuộc bộ phận trên.

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong UBKT càng cao có liên quan thuận với chất lượng thông tin BCTC, vì vậy luận án đưa ra giả thiết là:

H5: Tỷ lệ thành viên BKS độc lập trong tổng số thành viên BKS càng cao thì chất lượng thông tin BCTC càng cao.

3.2.2.6. Số lượng thành viên BKS có chuyên môn và kinh nghiệm về kế toán tài chính.

Yan Zhang, Jian Zhou, Nan Zhou (2006) cho rằng sự thiếu vắng các chuyên gia tài chính trong UBKT sẽ dẫn đến những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Theo Anup Agrawal và Sahiba Chadha (2004), Sandeep Nabar (2007) phát hiện rằng UBKT có nhiều thành viên có kinh nghiệm và chuyên môn tài chính, kế toán thì doanh nghiệp đó ít xảy ra trường hợp công bố lại BCTC.

Các thành viên UBKT có chuyên môn về kế toán tài chính thể hiện vai trò quan trọng trong việc đối phó với tính phức tạp của BCTC và giảm sự cố công bố lại BCTC (Abbott và các cộng sự, 2004). Hơn nữa, DeZoort và Salterio (2001) phát hiện rằng các thành viên UBKT có kiến thức về BCTC và kiểm toán có khả năng hiểu sự xét đoán và hổ trợ kiểm toán viên trong những tranh luận giữa Ban điều hành và kiểm toán hơn là những thành viên không có kinh nghiệm về vấn đề này.

Mặt khác, những thành viên có kiến thức về tài chính thể hiện vai trò giám sát hiệu quả quy trình lập BCTC và có khả năng phát hiện ra những sai sót trọng yếu. Thật

vậy, Abbott và các cộng sự (2004), Krishnan (2005) phát hiện khi có ít nhất một thành viên có kiến thức kinh nghiệm tài chính kế toán trong UBKT giúp hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn và tình trạng công bố lại BCTC giảm.

Theo khoản 2 điều 121 luật doanh nghiệp và QCQTCT yêu cầu trong BKS có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Vì vậy, luận án đưa ra giả thuyết là:

H6: Tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn kế toán tài chính trong BKS càng cao thì chất lượng thông tin BCTC càng cao.

3.2.2.7. Sự hiện diện bộ phận KTNB.

KTNB với chức năng là dịch vụ đảm bảo và tư vấn của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của KTNB có liên quan đến chất lượng thông tin BCTC đó là : (a) đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc đạt được mục tiêu, (b) xem xét quy trình lập BCTC nhằm đảm bảo chất lượng và tính chính trực để cung cấp thông tin trung thực, thích hợp, hữu ích cho quá trình ra quyết định.

Mặc dù có những ý kiến trái chiều, nhưng hầu hết các nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của KTNB trong doanh nghiệp đưa đến sự kỳ vọng là góp phần nâng cao chất lượng thông tin BCTC. Từ những nghiên cứu đã trình bày ở phần tổng quan cho thấy chức năng KTNB có liên quan làm giảm gian lận, hành vi quản trị lợi nhuận trong doanh nghiệp, do đó giả thiết được đưa ra là:

H7: Sự hiện diện bộ phận KTNB có liên quan tích cực đến chất lượng thông tin BCTC.

3.2.2.8. Các biến điều tiết

Ngoài việc xem xem xét sự tác động của bảy biến độc lập trong QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, luận án sử dụng hai biến điều tiết là quy mô công ty và tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty. Luận án sử dụng mô hình với biến điều tiết hỗn hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 568). Với mô hình này, luận án xem xét sự ảnh hưởng của từng biến điều tiết đến chất lượng thông tin BCTC và mức độ tác động của các đặc tính QTCT đến chất lượng thông tin BCTC.

Quy mô công ty

Hấu hết các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng quy mô của công ty có tác động tích cực đến chất lượng thông tin BCTC. Theo Jouini Fathi (2013), tác giả cho rằng quá trình tạo lập và công bố thông tin cần phải tốn nhiều chi phí, vì vậy những công ty lớn sẽ có nguồn lực tài chính mạnh hơn với những chuyên gia tài chính sẽ cung cấp cấp đầy đủ thông tin hơn. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã phát hiện quy mô công ty càng lớn thì mức độ công bố tự nguyện càng nhiều. Phát hiện này cũng tương tự như nghiên cứu của Anna Watson và cộng sự, (2002). Mặt khác, theo Andrew (2003), quy mô công ty có ảnh ưởng đáng kể đến sự tác động của các đặc tính QTCT như: thành viên độc lập trong HĐQT và UBKT đến chất lượng thông tin BCTC, luận án đưa ra 2 giả thuyết:

H8a: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chất lượng thông tin BCTC càng cao H8b: Tác động của các đặc tính QTCT đến chất lượng thông tin BCTC là mạnh hơn trong công ty có quy mô lớn hơn.

Tỉ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ

Đặc thù các công ty niêm yết tại Việt Nam có nguồn gốc từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong công ty cổ phần, nếu vốn nhà nước càng cao thì chất lượng thông tin BCTC càng giảm và ngược lại. Trong nghiên cứu của Huang Zhizong và cộng sự (2011) khi xem xét 880 báo cáo được công bố lại của 465 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến cho thấy công ty có vốn nhà nước chiếm càng cao thì tình trạng công bố lại BCTC càng nhiều. Mặt khác, cũng theo Huang Zhizong, những công ty có vốn nhà nước cao thì quyền kiểm soát của những người đại diện vốn nhà nước bị giảm sút, từ đó dẫn đến QTCT yếu kém. Điều này tương tự Wan Adibah (2010), khi xem xét 400 công ty niêm yết tại Malaysia, cho thấy những doanh nghiệp có vốn nhà nước nhiều có ảnh hưởng của QTCT đến việc quản trị lợi nhuận trên BCTC. Điều này tương tự Werner (2009) khi thực hiện nghiên cứu 128 công ty niêm yết tại Indonesia trong 3 năm 2005-2007, cho thấy cổ đông kiểm soát

chiếm trên 50% cổ phần thì tình trạng quản trị lợi nhuận cao. Nghiên cứu của Jason Zezong Xiao và cộng sự (2004) cho thấy vốn nhà nước càng cao thì mức độ công bố tự nguyện thông tin trên Internet càng ít. Vì vậy, luận án đưa biến này nhằm xem xét sự tác động của chúng như thế nào tại môi trường Việt Nam, luận án đưa ra 2 giả thuyết:

H9a: Doanh nghiệp có vốn nhà nước càng cao thì chất lượng thông tin BCTC càng giảm.

H9b: Tác động của các đặc tính QTCT đến chất lượng thông tin BCTC là mạnh hơn trong công ty có tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ thấp.

Một phần của tài liệu Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)