CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng các nhóm phương pháp sau:
3.1.1 Phương pháp chung
Phương pháp chung xuyên suốt trong luận án, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp gắn kết và giải thích bao gồm phương pháp định lượng và phương pháp định tính, cụ thể:
Phương pháp định lượng: trên cơ sở xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC dựa trên các đặc tính chất lượng chất lượng IASB, FASB (2010) để đo lường chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Mặc khác, bằng phương pháp này tác giả xây dựng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá sự tác động của các yếu tố QTCT đến chất lượng thông tin BCTC.
Phương pháp định tính: bằng việc phỏng vấn sâu các chuyên gia về các lĩnh vực kế toán, QTCT, các thành viên HĐQT, BKS. Kết quả phương pháp này sẽ giúp luận án khẳng định tính cần thiết các đặc tính chất lượng thông tin BCTC trong môi trường Việt Nam và giải thích sâu hơn về kết quả của phương pháp định lượng, từ đó định hướng những kiến nghị phù hợp.
3.1.2 Phương pháp cụ thể
Phương pháp suy diễn: luận án dựa vào các nghiên cứu trước đây có liên
quan đến các khía cạnh chất lượng thông tin BCTC để xây dựng lý thuyết nghiên cứu. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp này để xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Phương pháp điều tra: tác giả gặp trực tiếp hoặc thông qua thư điện tử với đại diện là các chuyên gia như: cán bộ giảng dạy về kế toán, chuyên gia về QTCT, các thành viên HĐQT và trưởng BKS các công ty niêm yết để xin ý kiến, đánh gía về thực trạng chất lượng thông tin BCTC và QTCT cũng như các ý kiến liên quan đến chất lượng thông tin BCTC và QTCT.
Phương pháp quy nạp: thông qua số liệu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm rút ra những hạn chế của chất lượng thông tin BCTC cũng như QTCT các công ty niêm yết, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp.
3.1.3 Khung nghiên cứu của luận án
Sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu như đã trình bày, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các bước thực hiện của luận án có thể khái quát như hình 5, sau đây luận án trình bày cụ thể như sau:
Hình 5: Khung nghiên cứu của luận án
Vấn đề nghiên cứu
Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố đo lường các đặc tính chất lượng thông tin BCTC - Xác định các nhân tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC - Đánh giá thực trạng sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam
- Tổng quan nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC và QTCT - Cơ sở lý thuyết về chất lượng thông tin BCTC và QTCT
Mô hình nghiên cứu - Đo lường chất lượng thông tin BCTC
- Các nhân tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng Phương pháp thống kê, kiểm định
tương quan, hồi quy
Kết quả
Thực trạng chất lượng thông tin BCTC và sự tác động các yếu tố QTCT đến
chất lượng thông tin BCTC
Phương pháp định tính Phương pháp chuyên gia, quy nạp
Kết quả
Giải thích sâu kết quả phương pháp định lượng, làm cơ sở bàn luận PP định tính
PP chuyên gia
Bước 1: Xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC
Để xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC, luận án dựa vào nghiên cứu của Ferdy Van Beest (2009). Tuy nhiên, thang đo của Ferdy Van Beest được thực hiện ở các quốc gia phát triển. Nhằm đảm bảo xây dựng thang đo sự phù hợp với môi trường Việt Nam, luận án sử dụng phương pháp định tính phỏng vấn các chuyên gia về sự cần thiết các thang đo tạo nên chất lượng thông tin BCTC.
Bước 2: Đo lường chất lượng thông tin BCTC và kiểm định giả thuyết
Bước này, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường chất lượng thông tin BCTC và xem xét mức độ tác động của các biến QTCT vào chất lượng thông tin BCTC, cụ thể:
- Từ thang đo được xây dựng ở bước 1, luận án tiến hành khảo sát BCTN của 195 công ty niêm yết dựa trên thang đo Likert 5 bậc, để xác định tổng số điểm của từng công ty niêm yết. Thang đo ban đầu bao gồm 19 yếu tố tạo nên các đặc tính chất lượng theo FASB (2010) và IASB (2010). Sau khi dữ liệu được thu thập, luận án tiến hành kiểm định đánh giá độ tin cậy (Cronbach alpha) và giá trị thang đo (phân tích EFA). Kết quả sau cùng cho thấy thang đo chính thức bao gồm 16 yếu tố.
- Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, luận án sử dụng mô hình hồi quy đa biến, trong đó biến phụ thuộc là chất lượng thông tin BCTC và biến độc lập bao gồm các biến QTCT. Bên cạnh đó, luận án sử dụng hai biến điều tiết là quy mô công ty và tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC.
Bước 3: Sử dụng phương pháp định tính giải thích kết quả của mô hình hồi quy
Sau khi có kết quả từ mô hình hồi quy của bước 2 về sự tác động của các biến QTCT vào biến chất lượng thông tin BCTC, luận án sử dụng phương pháp
phỏng vấn các chuyên gia về QTCT nhằm giải thích và cho ý kiến từ kết quả của mô hình hồi quy. Đây sẽ là cơ sở để luận án đưa ra kết luận và kiến nghị.