CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Đo lường chất lượng thông tin BCTC
Để có thể cung cấp những thông tin hữu ích, BCTC cần thỏa mãn các đặc điểm chất lượng. Chất lượng thông tin BCTC dựa theo quan điểm về hai đặc tính chất lượng của FASB và IASB bao gồm: cơ bản và bổ sung. Phương pháp đo lường chất lượng thông tin BCTC, được Ferdy van Beest và các công sự (2009) dựa trên quan điểm của FASB và IASB và nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000);
Davood Khodadady; Dr.M.Kumaraswamy (2012), Stergios Tasios (2012). Phương pháp này đánh giá chất lượng thông tin BCTC phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, vì vậy luận án chọn phương pháp này để đo lường chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết Việt nam. Phương pháp của Ferdy van Beest bao gồm 21 thuộc tính, tuy nhiên có 3 thuộc tính (thuyết minh số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; điều chỉnh số liệu các kỳ kế toán trước; số liệu so sánh với đơn vị khác), tại Việt Nam không thu thập được dữ liệu hoặc không có ảnh hưởng đến thang đo, nên luận án loại các thuộc tính này. Bên cạnh đó, luận án bổ sung 1 thuộc tính là “chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán”, như vậy thang đo ban đầu của luận án là 19 thuộc tính.
Tổng hợp bản liệt kê gồm 19 khoản mục để đo lường. Trong đó, 5 khoản mục liên quan đến đặc tính sự thích hợp (P1 –P5), 6 khoản mục liên quan đến đặc tính trình bày trung thực (T1-T6), 3 khoản mục liên quan đến đặc tính có thể hiểu được (H1-H3), 4 khoản mục liên quan đến đặc tính có thể so sánh (S1-S4) và 1 đặc tính kịp thời (K). Luận án sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá từng khoản mục, các khoản mục này được hoạt động hóa từng đặc tính tạo nên chất lượng, trong đó điểm 1 dành cho khoản mục đạt mức độ yếu nhất và điểm 5 cho khoản mục đạt mức hoàn hảo của tiêu chuẩn đặt ra. Phụ lục 3 cung cấp tổng thể các thuộc tính đo lường
các đặc tính chất lượng nâng cao và bổ sung. Dưới đây, tác giả phân tích những đặc tính nêu trên.
3.2.1.1. Thang đo đặc tính thích hợp
Thông tin được cho là thích hợp khi nó có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng thông tin với tư cách là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này thông tin thích hợp cần phải có giá trị dự báo, giá trị xác nhận hoặc cả hai (IASB, 2010: 17). Một số nghiên cứu trước đây, có khuynh hướng tập trung vào chất lượng lợi nhuận để nói đến chất lượng BCTC. Tuy nhiên, theo quan điểm này nó chỉ giới hạn trong thông tin tài chính mà không đề cập đến thông tin phi tài chính, ví dụ các giao dịch trong tương lai ( Jonas và Blanchet, 2000; Davood Khodadady et al, 2012). Có 5 thuộc tính tạo nên sự thích hợp của thông tin:
- Thuộc tính thứ nhất nhằm đo lường giá trị dự báo là báo cáo doanh nghiệp cung cấp những thông tin định hướng về tương lai. Những thông tin này thường biểu hiện những kỳ vọng của Lãnh đạo công ty về tương lai của công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Chi tiết những thông tin định hướng tương lai được đo lường dựa vào hướng dẫn của PriceWaterhouseCoopers (Phụ lục 4) [P1].
- Thuộc tính thứ hai là những thông tin trong báo cáo doanh nghiệp công bố đến mức độ nào về những cơ hội cũng như rủi ro kinh doanh. Theo Jonas và Blanchet (2000), để tạo ra giá trị dự báo ngoài những thông tin tài chính, BCTC thường niên cần được bổ sung những thông tin phi tài chính. Điều này giúp người sử dụng thông tin biết được những cơ hội và rủi ro trong kinh doanh, từ đó họ có cái nhìn rõ ràng hơn viễn cảnh về sự bền vững của công ty. Chi tiết về thông tin liên quan đến khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp được đo lường dựa vào 37 công bố theo nghiên cứu của Phan Văn Đàn (2012) (Phụ lục 5) [P2].
- Thuộc tính thứ ba là công ty sử dụng giá trị hợp lý để đánh giá. Các nghiên cứu trước đây thường sử dụng giá trị hợp lý thay cho giá gốc khi bàn về giá trị dự báo của thông tin BCTC (Barth et al, 2001; Hirst et al, 2004; Mc Daniel, 2002). Họ
cho rằng giá trị hợp lý cung cấp thông tin thích hợp hơn giá gốc. Bên cạnh đó, cả FASB và IASB, tính đến hiện tại cũng cho rằng kế toán theo giá trị hợp lý làm tăng tính thích hợp của thông tin BCTC. Và vì vậy, giá trị hợp lý được xem là thuộc tính quan trọng làm cho thông tin trở nên thích hợp hơn. [P3].
- Thuộc tính thứ tư, bên cạnh giá trị dự báo, giá trị xác nhận cũng góp phần làm cho thông tin trở nên thích hợp hơn. Thông tin có giá trị xác nhận khi nó làm thay đổi những kỳ vọng quá khứ hay hiện tại từ những tiên đoán trước đó (IASB, 2010: 17). Jonas và Blanchet, (2000) cho rằng trong BCTN cần phải cung cấp thông tin phản hồi đến người sử dụng về những giao dịch, sự kiện trước đây mà có thể giúp họ xác nhận hoặc thay đổi những tiên đoán. Những thông tin này thường được cung cấp từ những tài liệu “ Báo cáo phân tích của Ban Giám đốc” (MD&A) [P4].
Hình 6: Thang đo các thuộc tính tạo nên sự thích hợp
- Thuộc tính thứ năm, báo cáo bộ phận vừa cung cấp giá trị dự báo vừa cung cấp giá trị xác nhận (phản hồi). Báo cáo này cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh trong đơn vị. Thông tin bộ phận một mặt giúp người đọc dự đoán tương lai tốt hơn khi có những biến động liên quan đến một bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình chung của doanh nghiệp như thế nào, ví dụ một thị trường nào đó suy giảm vì khủng hoảng, thiên tai…liệu sẽ làm mất bao nhiêu doanh thu hay lợi nhuận của đơn vị. Mặt khác, thông tin này giúp người đọc
Sự thích
hợp (P)
(P1) Định hướng tương lai
(P2) Thông tin bền vững
(P3) Giá trị hợp lý
(P4) Thông tin phản hồi
(P5) Thông tin bộ phận
đánh giá lại các nhận định của mình trong quá khứ về các hoạt động của đơn vị (Vũ Hữu Đức, 2010; Ferdy van Beest, 2013). [P5]
Các thuộc tính tạo nên đặc tính thích hợp của thông tin được khái quát theo hình 6.
3.2.1.2. Thang đo đặc tính trình bày trung thực
Để hữu ích, thông tin BCTC không chỉ trình bày thích hợp mà nó còn phải trình bày trung thực hiện tượng mà muốn trình bày. Để trình bày trung thực, thông tin phải đầy đủ, trung lập và không có sai sót trọng yếu (IASB, 2010: 18). Điều này phù hợp các nghiên cứu trước đây, trình bày trung thực được đo lường bằng việc sử dụng 6 thuộc tính nhằm vào các đặc tính: trung lập, đầy đủ, không sai sót trọng yếu và có thể kiểm chứng (Cohen et al., 2004; Rezaee, 2003; Jonas và Blanchet, 2000;
Kim et al., 2009). Sáu thuộc tính đó là:
- Thuộc tính thứ nhất, để thông tin được xem trình bày trung thực khi thông tin đó không thiên lệch. Mặc dù để đạt được sự không thiên lệch hoàn toàn là rất khó trong thực tế. Nhưng ở một mức độ nào đó thì thông tin tài chính cũng hữu ích để ra quyết định (IASB, 2010). Thông tin có thể kiểm chứng khi một bên thứ ba có đủ kiến thức xem xét dữ liệu cơ bản sẽ cho ra một kết quả tương tự. Điều này có nghĩa là các ước tính kế toán được công ty giải thích khi lựa chọn không thiên lệch như thế nào đến người sử dụng (Jonas và Blanchet, 2000) [T1].
- Thuộc tính thứ hai: việc lựa chọn các nguyên tắc, chính sách kế toán phải được lý giải một cách rõ ràng và có cơ sở , điều này giúp cho người sử dụng BCTC cũng như kiểm toán viên có sự đồng nhất và phát hiện những sai sót [T2].
- Thuộc tính thứ ba và thứ tư : góp phần vào đặc tính trình bày trung thực đó là tính trung lập, tính này được hiểu là thông tin BCTC không bị thiên lệch nhằm đạt được kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một thái độ cá biệt. Theo Jonas và Blanchet (2000): trung lập là khách quan và cân bằng, nghĩa là thông tin trình bày không nhằm mục đích hướng ý kiến cũng như hành vi nhà đầu tư vào một hướng đã định nào đó. Thay vì trình bày khách quan, doanh nghiệp chỉ trình bày
những sự kiện tích cực mà không nói đến những tiêu cực của doanh nghiệp hoặc ngược lại. Ví dụ khác, đứng góc độ là người thực hiện, việc thể hiện thông tin theo hướng làm cho lợi nhuận cao lên hay thấp hơn cho mục đích nào đó, như nhằm nâng giá cổ phần hay chuyển lợi nhuận sang năm sau, cũng không được chấp nhận ( Vũ Hữu Đức, 2010), [T3] [T4].
- Thuộc tính thứ năm để đo lường đặc tính trình bày trung thực đó là ý kiến của kiểm toán viên độc lập. Các nghiên cứu trước đây đều kết luận rằng báo cáo kiểm toán làm tăng giá trị thông tin BCTC. Theo Maines (2003), báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần là điều kiện cần thiết để thông tin BCTC trình bày trung thực.
Mặt khác, theo nghiên cứu Leila Hussein Amer ( 2012), Huang Zhizhong (2011) cho rằng những doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc nhóm big4, thì chất lượng TTBCTC của doanh nghiệp sẽ tốt hơn,. [T5].
Hình 7: Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính trình bày trung thực
- Thuộc tính cuối cùng cũng góp phần gia tăng đáng kể về tính trình bày trung thực trong BCTC thường niên đó là báo cáo về thông tin QTCT. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy mối tương quan giữa chất lượng thông tin BCTC với QTCT và kiểm soát nội bộ. Quản trị và kiểm soát yếu kém làm giảm chất lượng thông tin
Trình bày trung
thực (T)
(T1) Lựa chọn ước tính KT (T2) Lựa chọn chính sách KT (T3) Trình bày không thiên lệch
(T4) Chênh lệch lợi nhuận (T5) Ý kiến KTV độc lập (T6) Thông tin quản trị
BCTC (ReZaee, 2003; Chung-Hue Shen, 2007; Qiao Liu, 2007; Supawadee, 2013).
Đặc biệt hơn, thông tin QTCT góp phần làm tăng khả năng trình bày trung thực của thông tin (Sloan, 2001) [T6].
Các thuộc tính tạo nên đặc tính trình bày trung thực của thông tin được khái quát theo hình 7.
3.2.1.3. Thang đo đặc tính có thể hiểu được
Có thể hiểu được là đặc tích chất lượng bổ sung đầu tiên, nó thật sự hữu ích khi thông tin trình bày được phân loại, diễn giải và trình bày một cách rõ ràng và súc tích. Để đo lường đặc tính có thể hiểu được, luận án sử dụng 3 thuộc tính để nhấn mạnh đến sự minh bạch, rõ ràng của thông tin trong BCTN.
- Thuộc tính thứ nhất: thông tin được phân loại, diễn giải và có mục lục, BCTN phải có bố cục rõ ràng. Điều này giúp cho người sử dụng dễ dàng hiểu được những thông tin chi tiết [H1].
- Thuộc tính thứ hai: BCTN trình bày bằng các bảng biểu hay sơ đồ để gia tăng tính dễ hiểu (IASB, 2006) [H2].
- Thuộc tính thứ ba: liên quan đến ngôn ngữ được sử dụng, các từ chuyên ngành và các từ viết tắt cần phải được giải thích rõ ràng. [H3].
Các thuộc tính tạo nên đặc tính dễ hiểu của thông tin được khái quát theo hình 8.
Hình 8: Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính có thể hiểu được
Có thể hiểu được
(H)
(H1) Diễn giải, bố cục rõ ràng
(H2) Bảng biểu, sơ đồ
(H3) Giải thích thuật ngữ
3.2.1.4. Thang đo đặc tính có thể so sánh
Đặc tính có thể so sánh được của thông tin có nghĩa thông tin giúp cho người sử dụng xác định được sự giống hoặc khác nhau giữa hai hiện tượng kinh tế. Để đảm bảo khả năng có thể so sánh, các thông tin phải nhất quán. Mặc dù có liên quan, nhưng nhất quán không như đặc tính so sánh được. Nhất quán yêu cầu các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC. Đặc tính có thể so sánh được là mục tiêu, còn tính nhất quán là phương tiện giúp đạt được mục tiêu này (IASB 2010: 20). Vì vậy, các nghiên cứu trước đây khi đo lường đặc tính có thể so sánh nhằm vào bốn thuộc tính tập trung vào tính nhất quán của thông tin. Trong đó, ba thuộc tính nhằm vào tính nhất quán khi đề cập đến chính sách và thủ tục kế toán được sử dụng giữa các giai đoạn trong cùng một công ty (Jonas và Blanchet, 2000), một thuộc tính đo lường đặc tính có thể so sánh giữa các công ty trong một kỳ nào đó. Cụ thể như sau:
- Thuộc tính 1 và 2: tính nhất quán nhằm vào những chính sách và thủ tục kế toán là như nhau giữa các kỳ trong một doanh nghiệp hoặc trong cùng kỳ giữa các doanh nghiệp. Nghĩa là trong trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về chính sách và ước tính kế toán, doanh nghiệp cần có giải thích ý nghĩa và ảnh hưởng của chúng đến việc thay đổi này (Jonas và Blanchet, 2000) [S1], [S2].
Hình 9: Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính có thể so sánh
Có thể
so sánh
(S)
(S1) Thay đổi ước tính KT
(S2) Thay đổi chính sách KT
(S3) Số lượng các năm so sánh
(S4) Số lượng các tỷ số
- Thuộc tính 3: ngay cả trong trường hợp không có sự thay đổi các chính sách và ước tính kế toán, doanh nghiệp có cung cấp sự so sánh giữa số liệu năm hiện tại với các năm trước không? [S3].
- Thuộc tính 4: số lượng các chỉ số và tỷ số tài chính được công bố để so sánh với các doanh nghiệp khác. [S4].
Các thuộc tính tạo nên đặc tính có thể so sánh được khái quát ở hình 9.
3.2.1.5. Thang đo đặc tính kịp thời
Tính kịp thời có nghĩa thông tin đáp ứng cho việc ra quyết định trước khi nó mất khả năng ảnh hưởng đến quyết định. Tính kịp thời được đo lường từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày công bố BCTN [K].
Hình 10: Thang đo các thuộc tính tạo nên đặc tính kịp thời