Cơ cấu QTCT nhằm kiểm soát chất lượng thông tin BCTC

Một phần của tài liệu Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC

2.2 Tổng quan về chất lượng thông tin BCTC

2.2.3 Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC

2.2.3.2 Cơ cấu QTCT nhằm kiểm soát chất lượng thông tin BCTC

Hình 3: Chức năng kiểm soát trong công ty

Hình 1 cho thấy, thông tin BCTC là quy trình bao gồm 3 hoạt động: lập, trình bày và công bố. Chất lượng thông tin BCTC phụ thuộc vào chất lượng của những hoạt động này. Theo McFie.J.B (2006), để các hoạt động này có chất lượng cần cơ chế kiểm soát. Mục tiêu của QTCT là thiết lập cơ cấu kiểm soát hiệu quả các hoạt động này của quy trình lập, trình bày và công bố thông tin BCTC.

Quan điểm của Martin Hilb (2008) cho rằng chức năng kiểm soát trong QTCT bao gồm 3 hoạt động: theo dõi, giám sát và kiểm tra (Hình 3).

- Hoạt động theo dõi: nhận diện và định hướng. Kiểm soát chất lượng thông tin BCTC là nhận diện các rủi ro và định hướng các giải pháp thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ. Vai trò này thuộc trách nhiệm các thành viên HĐQT.

- Giám sát: phương thức mà Ban điều hành xây dựng và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động lập và công bố. Vai trò này của UBKT.

- Kiểm tra: Đánh giá tính hữu hiệu 3 hoạt động của quy trình lập và công bố thông tin BCTC. Vai trò này của KTNB.

Để chức năng kiểm soát của HĐQT, UBKT và KTNB hiệu quả đến chất lượng thông tin BCTC, theo Cohen (2004), QTCT phải đảm bảo những đặc tính: cơ cấu, sự độc lập, năng lực chuyên môn, quyền hạn, tính cẩn trọng và trách nhiệm của

Kiểm soát công ty

Theo dõi Giám sát Kiểm tra

Giám sát khi thực hiện

Kiểm tra hiệu quả khi đánh giá Có tầm nhìn dự

báo trước khi thực hiện

từng yếu tố của QTCT. Đối với HĐQT, hoạt động định hướng và kiểm soát của các thành viên được thực hiện thông qua các cuộc họp trực tiếp. Do đó, hiệu quả trong việc sử dụng năng lực, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT được đánh giá thông qua ý kiến của từng thành viên trong cuộc họp.

Hội đồng quản trị

Yếu tố quan trọng nhất trong cơ cấu QTCT là HĐQT. Các nghiên cứu trước đây cho thấy HĐQT có ba vai trò chính: (a) chiến lược: quá trình mà các thành viên HĐQT phải thực hiện là định hướng, tương lai, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp; (b) giám sát và kiểm soát Ban điều hành và (c) thực hiện vai trò là cung cấp dịch vụ, đó là hổ trợ Ban điều hành đặc biệt là Tổng giám đốc (CEO). Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào vai trò thứ hai đó là giám sát và kiểm soát. Trách nhiệm HĐQT là giám sát Ban điều hành những nội dung liên quan trong kế hoạch duy trì và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quá trình lập và công bố thông tin BCTC.

Theo Rezaee (2002), vai trò của HĐQT gồm có: (a) giám sát những kế hoạch, điều hành, hành động của Ban điều hành, (b) đảm bảo vốn đầu tư, (c) ngăn ngừa sự tập trung quyền lực vào tay nhóm người trong Ban điều hành cấp cao và (d) xây dựng hệ thống kiểm soát và cân bằng giữa chúng.

HĐQT tồn tại dưới ba dạng: Thành viên HĐQT điều hành là người quản lý điều hành các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Sự hiện diện thành viên HĐQT điều hành nhằm đảm bảo trách nhiệm pháp lý được chia sẻ giữa thành viên điều hành và không điều hành. Một rủi ro cho thành viên không điều hành là Ban điều hành biết rõ về hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, các thành viên không điều hành có được những hiểu biết về công ty phải dựa vào thiện chí của Ban điều hành. Như vậy, Ban điều hành được xem là người gác cổng về việc cung cấp thông tin cho HĐQT. Sự hiện diện các thành viên Ban điều hành cấp cao trong HĐQT được xem là rất hữu ích cho việc trao đổi thông tin giữa HĐQT và Ban điều hành.

Bên cạnh các thành viên HĐQT, trong HĐQT còn có các thành viên bên ngoài không điều hành, họ không làm việc hằng ngày tại doanh nghiệp mà chỉ tham dự vào các cuộc họp của HĐQT hoặc các ủy ban hoặc những hoạt động có liên quan. Nhóm này được chia thành hai dạng: thành viên không điều hành có liên quan và thành viên độc lập không điều hành. Thành viên không điều hành có liên quan là thành viên có thể là nhân viên công ty trước đây, cũng có thể là người nắm giữ khối lượng lớn cổ phiếu của công ty, ngoài tiền thù lao họ còn nhận được những khoản lợi khác từ công ty. Thành viên độc lập không điều hành là thành viên không điều hành đồng thời phải đảm bảo sự độc lập. Khái niệm độc lập được xác định theo quy định của luật pháp của từng quốc gia. Ví dụ, Quy định của Sở giao dịch chứng khoán ở Mỹ, ở Anh theo quy tắc QTCT, ở Việt nam theo Thông tư 121/2012/TT- BTC ngày 26/07/2012 về quy định về QTCT áp dụng cho công ty đại chúng.

Ủy ban kiểm toán

UBKT là tiểu ban chính của HĐQT. Nhiệm vụ của UBKT chủ yếu là tư vấn, kiến nghị cho HĐQT những vấn đề như: thông qua BCTC hằng năm, tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ và những vấn đề liên quan đến kiểm toán độc lập.

Một trong những vai trò quan trọng của UBKT trong vấn đề tư vấn cho HĐQT là xác nhận và thông qua BCTC hằng năm. Sự hiện diện của UBKT nhằm giúp cho HĐQT có cái nhìn chi tiết và sâu hơn những vấn đề về BCTC trong các cuộc họp. Vì vậy, trong cơ cấu của UBKT cần có những thành viên có kinh nghiệm về chuyên môn kế toán tài chính. Mặt khác, nhằm tăng cường tính độc lập của UBKT, trong cơ cấu UBKT cần phải có những thành viên HĐQT độc lập và một số quốc gia yêu cầu các thành viên Ban điều hành không được tham gia trong UBKT.

Kiểm toán nội bộ

Chức năng KTNB là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu QTCT. Với chuyên môn của họ về kiểm soát nội bộ là sở trường hàng đầu trong việc đảm bảo sự đầy đủ và trung thực của BCTC. KTNB được xem là yếu tố góp phần quan trọng để đạt được sự hiệu lực và hiệu quả về hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của KTNB bao gồm: (a) đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả về vấn đề thực thi các hoạt động, (b) đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc đạt được mục tiêu, (c) xem xét quy trình lập BCTC nhằm đảm bảo chất lượng và tính chính trực để cung cấp thông tin trung thực, thích hợp, hữu ích cho quá trình ra quyết định; (d) đảm bảo QTCT với tinh thần đầy đủ trách nhiệm và (e) ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các gian lận được phát hiện trong doanh nghiệp, đặc biệt gian lận BCTC mà có ảnh hưởng đến tính chính trực và chất lượng BCTC (Rezaee, 2002).

Một phần của tài liệu Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)