CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo chất lượng thông tin BCTC
3.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha
Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo
Trong mô hình lý thuyết nghiên cứu được đề xuất ở mục 2.3, để nghiên cứu những thuộc tính tạo nên chất lượng thông tin BCTC, tác giả đã đề xuất 19 biến
quan sát để đo lường. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong bước nghiên cứu này. Ứng dụng hệ số Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo dùng để đo lường các khái niệm có trong mô hình nghiên cứu.
Thang đo chất lượng thông tin BCTC là thang đo khái niệm đa hướng, vì vậy việc đo lường độ tin cậy thang đo cần phải thực hiện cho từng khái niệm. Mặt khác, theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Cronbach alpha là hệ số được ứng dụng phổ biến nhất khi đánh giá độ tin cậy thang đo đa biến (bao gồm 3 biến quan sát trở lên). Nó đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo để đo lường cùng một khái niệm.
Trong phân tích nhân tố, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên gần đến 1 thì thang đo tốt. Từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan biến tổng được diễn giải dưới đây:
Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo sự thích hợp.
Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến
.892 5
Thống kê tương quan biến tổng Thang
đo sự thích
hợp
Trung bình thang đo nếu loại biến
tổng
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
P1 7.8564 10.526 .830 .849
P2 7.7795 9.379 .777 .862
P3 8.0667 13.063 .587 .902
P4 7.4051 10.026 .789 .856
P5 7.9282 9.923 .763 .863
Bảng 3.3 cho thấy, thang đo sự thích hợp được cấu thành bởi 5 biến quan sát.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0.587 đến 0.830, đều lớn hơn 0.3 và hệ số cronbach alpha = 0.892 >0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 3.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự trình bày trung thực
Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến
.657 6
Thống kê tương quan biến tổng Thang
đo trình bày trung
thực
Trung bình thang đo nếu loại biến
tổng
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
T1 14.3487 9.311 .422 .623
T2 14.1385 8.965 .453 .610
T3 14.4564 8.105 .576 .565
T4 12.5179 7.158 .162 .809
T5 12.7128 8.391 .576 .574
T6 14.2359 6.697 .623 .514
Bảng 3.4 cho thấy, thang đo sự trình bày trung thực cấu thành bởi 6 biến quan sát, mặc dù hệ số cronbach alpha = 0.657 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết.
Tuy nhiên, biến T4 “chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán” có hệ số tương quan biến tổng 0.162 nhỏ hơn rất nhiều so với 0.3. Nếu loại biến này, hệ số cronbach alpha = 0.809 sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo. Mặt khác, xem xét về nội dung của biến T4, thấy rằng nội dung của biến này khi loại bỏ cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa đo lường của khái niệm này, bởi nội dung của biến T3 “Nhấn mạnh các sự kiện tích cực cũng như tiêu cực” đã bao hàm ý nghĩa tương tự với nội dung của biến T4. Vậy trong trường hợp này khi loại biến T4 không có tổn hại đáng kể đến khái niệm đo lường.
Bảng 3.5: Chạy lại thang đo Sự trình bày trung thực
Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến
.809 5
Thống kê tương quan biến tổng Thang
đo trình bày trung
thực
Trung bình thang đo nếu loại biến
tổng
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
T1 10.3846 5.630 .509 .799
T2 10.1744 5.433 .498 .799
T3 10.4923 4.695 .641 .758
T5 8.7487 4.952 .636 .762
T6 10.2718 3.292 .789 .715
Sau khi chạy lại, thang đo sự trình bày trung thực còn lại 5 biến quan sát.
Bảng 3.5 cho thấy hệ số cronbach alpha = 0.809 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo đáp ứng được độ tin cậy cần thiết.
Bảng 3.6 cho thấy, thang đo có thể hiểu được cấu thành bởi 3 biến quan sát.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho sư tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0.714 đến 0.797, đều lớn hơn 0.3 và hệ số cronbach alpha = 0.887 > 0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 3.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo có thể hiểu được
Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến
.870 3
Thống kê tương quan biến tổng
Thang đo dễ hiểu
Trung bình thang đo nếu loại biến
tổng
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
H1 3.3333 3.687 .797 .774
H2 4.0154 4.077 .714 .852
H3 3.9641 4.385 .752 .821
Bảng 3.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo Có thể so sánh
Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến
.373 4
Thống kê tương quan biến tổng
Thang đo có thể
so sánh
Trung bình thang đo nếu loại biến
tổng
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
S1 8.2205 2.503 -.003 .455
S2 10.1538 2.450 .105 .389
S3 10.8513 .973 .354 .076
S4 10.1897 1.412 .376 .068
Thang đo có thể so sánh cấu thành bởi 4 biến quan sát. Bảng 3.7 cho thấy, hệ số cronbach alpha = 0.373 < 0.6 và hệ số tương quan biến S1 và S2 có tương quan biến tổng lần lượt là – 0.03 và 0.105 nhỏ hơn rất nhiều so với yêu cầu là 0.3. Vì vậy cần phải loại 2 biến S1 “Những thay đổi về chính sách kế toán” và S2 “Những thay đổi về ước tính kế toán”. Hai biến này không có giá trị trong thang đo vì hầu hết các công ty niêm yết đều không có sự thay đổi về chính sách kế toán và ước tính kế toán, do đó các doanh nghiệp đều đạt được số điểm như nhau về thang đo này.
Bảng 3.8: Chạy lại thang đo có thể so sánh
Reliability Statistics Cronbach's Alpha Số biến
.604 2
Thống kê tương quan biến tổng
Thang đo dễ hiểu
Trung bình thang đo nếu loại biến
tổng
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
S3 2.9487 .595 .449 .
S4 2.2872 1.020 .449 .
Sau khi loại 2 biến S1 và S2, thang đo còn lại 2 biến và thang đo có hệ số cronbach alpha = 0.604 > 0.6 và hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3.
Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Như vậy, số lượng thuộc tính cuối cùng của thang đo chính thức chất lượng thông tin BCTC là 16. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc, do đó, số điểm thấp nhất doanh nghiệp đạt được là 16 và cao nhất là 80. Từ cách cho điểm này, luận án đề xuất mức độ chất lượng thông tin BCTC theo bảng 3.9 dưới đây:
Bảng 3.9: Mức độ chất lượng thông tin BCTC Mức độ chất lượng Số điểm
Kém 16 – 28
Yếu 29 – 41
Trung bình 42 – 54
Khá 55 – 67
Tốt 68 – 80