Khái quát về chi ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại phòng tài chính kế hoạch thị xã tân uyên tỉnh bình dương (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ KHU VỰC CÔNG VÀ KIỂM SOÁT CHI NSNN

1.2 Tổng quan về kiểm soát chi ngân sách cấp thị xã

1.2.1 Khái quát về chi ngân sách

1.2.1.1 Khái niệm

Theo Luật Ngân sách Nhà nước Luật số: 83/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính:

Chi ngân sách là thể hiện chức năng quản lý của nhà nước ở khâu phân bổ ngân sách phải công khai, minh bạch còn hiệu quả sử dụng ngân sách nhƣ thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý để đạt hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

Chi NSNN là quá trình nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước. Chi NSNN có quy mô rộng và mức độ rộng lớn bao trùm nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, nhiều cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Như vậy, Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp tính toán, phân phối và sử dụng nguồn tiền của ngân sách nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy để thực hiện các chức năng của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sử dụng ngân sách nhà nước, là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập dự toán phân bổ ngân sách đến khâu sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quá trình của chi ngân sách nhà nước:

- Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng;

- Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

1.2.1.2 Đặc điểm chi ngân sách ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN

Đặc điểm thứ nhất: chính quyền cấp thị xã là một cấp hành chính trực thuộc chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống hành chính ở nước ta hiện nay với những chức năng nhiệm vụ đƣợc quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh.

Đặc điểm thứ hai: theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp thị xã thuộc tỉnh là một cấp ngân sách chƣa hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi đƣợc quy

định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cấp mình. Tuy nhiên do luật ngân sách cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ƣơng và địa phương, còn HĐND tỉnh thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố với thị xã và ngân sách xã. Do đó có thể thấy rằng quy mô ngân sách, khả năng tự cân đối của ngân sách cấp thị xã hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân cấp nguồn thu, phân bổ dự toán chi của tỉnh đối với thị xã cũng nhƣ tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa ngân sách tỉnh và ngân sách thị xã.

Đặc điểm thứ ba: do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi của ngân sách cấp thị xã do HĐND và UBND tỉnh quyết định, do đó trong thực tiễn phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương với nhiệm vụ chi được giao trên cơ sở cân đối ngân sách đã đƣợc ổn định (thời gian từ 3-5 năm theo luật ngân sách quy định). Điều này đặt ra yêu cầu là các cơ quan xây dựng chính sách, chế độ thu, chi ngân sách (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính, Ban Kinh tế ngân sách thuộc HĐND tỉnh) tham mưu việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp thị xã phải xuất phát từ thực tiễn để tham mưu cơ quan có thẩm quyền của tỉnh quyết định, tránh yếu tố cảm tính, thiếu cơ sở khoa học.

Đồng thời phân cấp phải trên quan điểm tăng quyền chủ động của ngân sách cấp thị xã, cấp xã để tạo điều kiện cho thị xã và xã hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.

Đặc điểm thứ tư: Đối với chi ngân sách thường xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa nhiệm vụ chi đƣợc giao và nguồn để trang trải nhiệm vụ chi (thể hiện qua công tác giao dự toán hàng năm), đôi khi tạo ra cảm giác không bình đẳng, có sự ấn định chƣa hợp lý từ cấp tỉnh.

Từ các đặc điểm chi ngân sách ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách:

- Chi NSNN phải gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi: nếu vi phạm nguyên tắc này dẫn đến bội chi NSNN, gây lạm phát mất cân bằng cho sự phát triển xã hội nên cần kiểm soát chi chặt chẽ để đảm bảo cân đối nguồn thu, chi NSNN các cấp.

- Chi NSNN phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN, ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi chặt chẽ, nhận diện rủi ro và tuân thủ các quy định về hoạt động kiểm soát chi.

- Chi NSNN phải theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội, ảnh hưởng đến kiểm soát chi, thông tin truyền thông do các cấp cùng hiểu và thực hiện thống nhất.

- Chi NSNN phải tập trung có trọng điểm:đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn từ NSNN phải tập trung vào các chương trình trọng điểm, các ngành mũi nhọn của NN và phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo quy định của luật. Ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát chi NSNN phải tuân thủ các quy định của các cơ quan cấp trên.

1.2.1.3 Nội dung chi NSNN

* Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:

- Chi tích lũy: Chi cho tăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội

- Chi tiêu dùng: Không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lại (chi bảo đảm xã hội), bao gồm: Giáo dục; y tế; công tác dân số; khoa học và công nghệ; văn hóa; thông tin đại chúng; thể thao; lương hưu và trợ cấp xã hội;

Các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế; Quản lý hành chính; an ninh, quốc phòng; các khoản chi khác; dự trữ tài chính; Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài.

* Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý:

- Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước;

- Nhóm chi đầu tƣ phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

- Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế;

- Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại phòng tài chính kế hoạch thị xã tân uyên tỉnh bình dương (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)