Đổi mới quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại phòng tài chính kế hoạch thị xã tân uyên tỉnh bình dương (Trang 104 - 110)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương

3.4.2 Đổi mới quản lý chi thường xuyên

* Đối với UBND thị xã

- Cần thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành trong quản lý chi tiêu ngân sách trên địa bàn. Các cấp uỷ đảng, chính quyền và các đơn vị có trách nhiệm quản lý ngân sách đảm bảo đúng định mức, thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chế độ. Chỉ đạo Thanh tra nhà nước thị xã thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm tiền của ngân sách.

- Chú trọng chỉ đạo công tác công khai tài chính theo hướng minh bạch, rõ ràng nhằm phát huy quyền làm chủ của CBCC Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN.

* Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp

- Kiên quyết chuyển từ phương thức giao kế hoạch hoặc đặt hàng sang hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh nhằm tiết kiệm ngân sách và huy động mọi khả năng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác này.

- Tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng do UBND thị xã ban hành. Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng kinh phí thường xuyên của Ngân sách, nếu vi phạm phải xử lý một cách đúng mức từ xử phạt hành chính đến truy tố trước pháp luật,

* Đối với UBND các xã, phường

- Xây dựng chiến lƣợc quy hoạch cán bộ quản lý chi ngân sách qua đào tạo nâng cao và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác, kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước, gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của công chức cấp xã, phường. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm cho họ yên tâm công tác.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính tại các xã, phường để nâng cao hiệu quả tham mưu Chủ tịch UBND xã, phường điều hành ngân sách địa phương thông qua hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc(tabmis), phần mềm quản lý công sản và phần mềm kế toán ngân sách xã.

* Đối với Kho bạc Nhà nước :

Trong xu hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính ngân sách hiện nay, vai trò kiểm soát chi của KBNN giữ một vị trí hết sức quan trọng, là người “gác cửa”

các khoản chi ngân sách. Để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi của KBNN cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách, đảm bảo chặt chẽ nhƣng không cứng nhắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong giao dịch với KBNN.

- Xây dựng và ban hành các quy trình công tác về kiểm soát chi ngân sách trong đó cần quy định rõ về hồ sơ thủ tục cần phải có khi giao dịch, đồng thời quy định rõ thời hạn giải quyết các thủ tục này, niêm yết công khai các thủ tục này tại nơi giao dịch và phải tuân thủ đúng.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm soát chi của cán bộ KBNN thông qua chiến lƣợc của ngành trong việc đào tạo nâng cao và đào tạo lại cán bộ.

- Phối hợp chặt chẽ với phòng Tài chính kế hoạch trong quản lý chi ngân sách, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo đối với cơ quan tài chính và các cơ quan hữu quan.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Thị ủy, UBND thị xã. Điều này xuất phát từ thực trạng KBNN là đơn vị ngành dọc, trong thực tế hiện nay việc phối hợp song trùng trong lãnh đạo quản lý chƣa đƣợc thực hiện tốt.

* Đối với thanh tra Sở Tài chính và Thanh tra nhà nước thị xã

Tăng cường công tác thanh tra tài chính nhằm giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan, khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị đƣợc thanh tra, để đơn vị nhận thức được hành vi sai trái có hướng khắc phục sửa chữa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chi ngân sách, Quy trình chi NSNN tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên ở chương 2, thì ở chương 3 Luận văn muốn đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại.

Qua đó hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên nhằm nâng cao tính hữu hiệu, hiệu quả và công khai trong công tác kiểm soát chi NSNN trên địa bàn thị xã.

Những giải pháp Luận văn đƣa ra chƣa thể giải quyết hết các tồn tại trong hệ thống kiểm soát chi ngân sách của phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên, tuy nhiên tác giả mong muốn có thể giúp đơn vị mình khắc phục và giảm bớt những hạn chế nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát chi ngân sách, góp phần làm cho hoạt động của đơn vị mình ngày càng hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN căn cứ vào chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên những cơ sở nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ. Do yêu cầu công cuộc đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, khi khả năng của NSNN còn hạn hẹp mà nhu cầu chi phục vụ phát triển KTXH ngày càng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước, của các ngành, các cấp. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển KTXH của thị xã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; đồng thời cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ phát huy đƣợc vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác điều hành và quản lý NSNN. Hệ thống kiểm soát nội bộ với chức năng và vai trò của mình sẽ làm cho hoạt động của phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên đảm bảo hợp lý việc thực hiện mục tiêu kiểm soát chi ngân sách của mình. Luận văn gồm 3 chương cung cấp các lý luận về kiểm soát nội bộ, kiểm soát chi ngân sách, áp dụng nghiên cứu thực trạng tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên. Mục đích của luận văn là từ kiến thức về kiểm soát nội bộ đã đƣợc học tại Trường Đại học Lạc Hồng, qua khảo sát thực tế tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ giúp cơ quan mình có biện pháp quản lý tốt hơn để góp phần đƣa hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách ngày càng hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đồng Thị Mỹ Lợi (2015), “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu - chi ngân sách thị xã Dĩ An - Bình Dương”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Lạc Hồng.

2. Huỳnh Quang Minh (2015), “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách tại thị xã Trảng Bom”. Luận văn thạc sĩ kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng.

3. Nghị định 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Chính phủ ban hành ngày 06/06/2013.

4. Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Chính phủ ban hành ngày 26/06/2014.

5. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, Chính phủ ngày 12/02/2009; Số 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều NĐ 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, Chính phủ ngày 15/9/2009; Nghị định 59/2015/NĐ-CP Quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, Chính phủ ban hành ngày 18/06/2015;

6. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Chính phủ ngày 07/5/2010; Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hoạt động xây dựng, Chính phủ ban hành ngày 22/4/2015

7. Nguyễn Lương Hoà (2015), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại Sở Tài chính Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Lạc Hồng.

8. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015), “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.

9. Phạm Ngọc Cương (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Tài chính Đồng Nai”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Lạc Hồng.

10. Số 01/2002/QH11 Luật Ngân sách Nhà nước, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 16/12/2002 có hiệu lực từ năm 2004; Số 83/2015/QH13 Luật Ngân sách Nhà nước, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/5/2015 có hiệu lực từ năm 2017.

11. Số 43/2013/QH13 Luật đấu thầu, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/03/2013.

12. Thông tư 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Bộ Tài chính ban

hành ngày 10/01/2013 ;

13. Thông tƣ 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 02/10/2012 .

14. Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành ngày 26/06/2003.

15. Thông tư số 108/2008/TT-BTC Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm, Bộ Tài chính ngày 18/11/2008

16. Thông tƣ số 19/2011/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, Bộ Tài chính 14/02/2011; Thông tư số 04/2014/TT-BTC quy định quy trình thẩm tra quyết oán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn NSNN, Bộ Tài chính ngày 02/01/2014

17. Vũ Thị Tường Vi (2013), “Tăng cường kiểm soát chi NSNN qua Kho Bạc nhà nước tỉnh Đăk Lăk”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

Tiếng Anh

1. Guidance for Reporting on the Effectiveness of Intếrnal Controls (1997), SAI Experiences In Implementing and Evaluating Intếrnal Controls - The Internal Control Standards Committee

2. Guidelines for Internal Control Standards (June 1992, 2013), Internal Control Standards Committee of the Intếrnational Organization of Supreme Audit Institutions - INTOSAI.

3. Internal Control (August 2001), Management and Evaluation Tool, Internal Control Standards – GAO.

4. Internal Control (Septemper 1992, 2013), Integrated Framework, Framework – COSO.

5. Internal Control (Septemper 1992, 2013): Integrated Framework, Evaluation Tools - COSO.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại phòng tài chính kế hoạch thị xã tân uyên tỉnh bình dương (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)