CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN TẠI PHÕNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THỊ XÃ TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương
2.2.2 Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương
2.2.2.5 Về hoạt động giám sát
(Nguồn: Nghiên cứu của Tác giả, 2016) Bảng 2.8 Thống kê kết quả khảo sát về giám sát
- Về câu hỏi “Hệ thống KSNB tạo điều kiện cho CBCC và các bộ phận giám sát lẫn nhau trong công việc kiểm soát chi hàng ngày”. Theo kết quả khảo sát, có 60% ý kiến đồng ý, 25% ý kiến hoàn toàn đồng ý, 5% ý kiến không đồng ý, 10%
không ý kiến khi đƣợc hỏi về câu hỏi này. Thực tế, qua khảo sát và tìm hiểu, hệ thống KSNB tạo điều kiện cho các nhân viên và các bộ phận giám sát lẫn nhau trong các quy trình kiểm soát chi ngân sách.
- Về câu hỏi “Trưởng phòng thực hiện các giám sát thường xuyên việc quản trị rủi ro kiểm soát chi tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên (sự tuân thủ các thủ tục, chính sách của nhân viên)”. Theo kết quả khảo sát, có 75% ý kiến đồng ý, 10% ý kiến hoàn toàn đồng ý, 5% ý kiến không đồng ý, 10% không ý kiến khi đƣợc hỏi về câu hỏi này. Thực tế, qua khảo sát và tìm hiểu, trưởng phòng có thực hiện các giám sát thường xuyên việc quản trị rủi ro trong các quy trình kiểm soát chi ngân sách tại Phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên (sự tuân thủ các thủ tục, chính sách của nhân viên).
- Về câu hỏi “Phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên có các chương trình
V. GIÁM SÁT 1 2 3 4 5
22. Hệ thống KSNB tạo điều kiện cho CBCC và các bộ phận giám sát lẫn nhau trong công việc kiểm soát chi hàng ngày.
5% 10% 60% 25%
23. Trưởng phòng thực hiện các giám sát thường xuyên việc quản trị rủi ro kiểm soát chi tại Phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên (sự tuân thủ các thủ tục, chính sách của CBCC).
5% 10% 75% 10%
24. Phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên có các chương trình đánh giá định kỳ về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với kiểm soát chi.
5% 85% 10%
25. Sau đợt giám sát, Phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên có lập báo cáo và đƣa ra những hạn chế của hệ thống KSNB đối với kiểm soát chi và đƣa ra các giải pháp khắc phục.
5% 90% 5%
đánh giá định kỳ về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với kiểm soát chi”. Theo kết quả khảo sát, có 85% ý kiến không đồng ý, 5% hoàn toàn không đồng ý, 10%
không có ý kiến khi đƣợc hỏi về câu hỏi này. Thực tế, qua khảo sát và tìm hiểu, Phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên chưa có các chương trình đánh giá định kỳ về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với quy trình kiểm soát chi ngân sách.
- Về câu hỏi “Sau đợt giám sát, phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên có lập báo cáo và đƣa ra những hạn chế của hệ thống KSNB đối với kiểm soát chi và đƣa ra các giải pháp khắc phục”. Theo kết quả khảo sát, có 90% ý kiến không đồng ý, và 5% hoàn toàn không đồng ý, 5% không có ý kiến. Thực tế, qua khảo sát và tìm hiểu, sau đợt giám sát, phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên chƣa lập báo cáo và đƣa ra những yếu k m của hệ thống KSNB đối với quy trình kiểm soát chi ngân sách và đƣa ra các giải pháp khắc phục.
2.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN tại phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và đặc điểm hoạt động của phòng Tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên, việc phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách thực hiện nhƣ sau:
Tổ ngân sách thị xã: Theo dõi, quản lý chung các nguồn ngân sách thuộc cấp thị xã quản lý; các tài khoản tiền gửi; hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách; việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính ngân sách và thẩm định, thông báo quyết toán các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng kinh phí từ ngân sách. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách; Phối hợp với các bộ phận có liên quan theo dõi, kiểm soát quá trình xây dựng dự toán, sử dụng, quyết toán các nguồn ngân sách cấp thị xã; tổng hợp tình hình thu, chi và lập tổng quyết toán ngân sách thị xã hàng năm (bao gồm kinh phí ngân sách các xã - phường); hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách Nhà nước theo quy định; tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo UBND thị xã.
Tổ ngân sách xã - phường: Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra dự toán; thẩm định và thông báo quyết toán ngân sách các xã - phường; kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách; việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính ngân sách của các xã - phường trên địa bàn thị xã.
Tổ kế hoạch và đầu tƣ: Xây dựng và phân bổ dự toán chi đầu tƣ phát triển hàng năm, bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tƣ, xây dựng kế hoạch trung và dài hạn trình UBND thị xã; kế hoạch điều chỉnh, điều hòa và phân bổ vốn đầu tƣ
trong trường hợp cần thiết; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn, tình hình quản lý, sử dụng, quyết toán vốn đầu tƣ của các cơ quan, đơn vị và UBND các xã - phường trên địa bàn thị xã làm chủ đầu tư; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ của KBNN thị xã; tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành, các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ xây dựng cơ bản; tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng và quyết toán vốn đầu tƣ.
Tổ giá, công sản; đăng ký kinh doanh, kinh tế tập thể, cụ thể nhƣ sau:
* Giá, công sản: Hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương; trình UBND thị xã hoặc quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước; trình UBND thị xã hoặc quyết định theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định đƣợc chủ sở hữu, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy, tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước. Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
* Đăng ký kinh doanh: Đƣợc UBND thị xã ủy quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã theo cơ chế 01 cửa và 01 cửa liên thông; chịu trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung đăng ký kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện đặt trên địa bàn. Định kỳ báo cáo UBND thị xã, Sở Kế hoạch - đầu tƣ và các ngành có liên quan.
* Kinh tế tập thể: Hướng dẫn thủ tục thành lập cho các tổ chức kinh tế tập thể, đăng ký kinh doanh hoặc giải thể theo quy định của pháp luật. Tổng hợp, theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân trên địa bàn thị xã và định kỳ lập báo cáo gửi UBND thị xã, Liên minh Hợp tác xã tỉnh theo quy định.
Công tác kiểm soát nội bộ các khoản chi ngân sách của cơ quan tài chính cấp thị xã:
* Kiểm soát chi đầu tƣ phát triển - Kiểm soát nội dung chi :
Nội dung chi đầu tư phát triển là cả quá trình từ lúc có chủ trương đến khi công trình hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng. Việc kiểm soát nhằm đảm bảo vốn đầu tƣ phát triển đƣợc xây dựng kế hoạch cho đúng đối tƣợng, đúng mục đích và
đúng địa chỉ đầu tƣ đã đƣợc xác định trong dự toán ngân sách hàng năm (theo luật ngân sách và luật đầu tƣ công), gồm các nội dung: Kiểm soát quá trình lập kế hoạch, kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch .
- Kiểm soát quy trình, thủ tục và phương pháp chi : + Kiểm soát quá trình lập kế hoạch:
Hàng năm trước ngày 31/10 năm kế hoạch các Chủ đầu tư phải gởi cho phòng Tài chính kế hoạch báo cáo đánh giá kết quả tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tƣ phát triển năm trước và đề xuất kế hoạch đầu tư phát triển năm sau. Đính kèm báo cáo của các chủ đầu tƣ phải có các tài liệu cơ sở của dự án để kiểm tra, cụ thể: Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Quyết định phê duyệt Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tƣ hoặc chuẩn bị thực hiện dự án; Quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ, Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công, báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng mức đầu tƣ của công trình, dự án đề nghị ghi kế hoạch từ nguồn vốn đầu tƣ phát triển.
Sau khi nhận đƣợc báo cáo và hồ sơ của các chủ đầu tƣ gửi đến, Phó trưởng và chuyên viên phụ trách công tác đầu tư phát triển của Phòng tài chính kế hoạch tổng hợp nhu cầu chi đầu tƣ phát triển vào dự toán chi ngân sách năm toàn thị xã giúp việc cho trưởng phòng tham mưu UBND thị xã lập báo cáo đánh giá kết quả tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm trước trình Ban thường vụ thị ủy, thành viên UBND thị xã góp ý để thống nhất số liệu trong báo cáo. Sau đó phòng Tài chính kế hoạch tham mưu UBND thị xã báo cáo và tờ trình đề xuất kế hoạch đầu tư phát triển năm sau gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tƣ, UBND tỉnh để xem x t phân bổ nguồn vốn đầu tƣ phát triển cho thị xã (kể cả nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh giao thị xã làm chủ đầu tƣ và nguồn vốn thị xã đƣợc tỉnh giao thị xã quyết định đầu tƣ).
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tƣ sẽ triệu tập cuộc họp để cho thị xã trình bày, thuyết minh, bảo vệ số liệu xây dựng kế hoạch đầu tƣ phát triển làm cơ sở để Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh lập tờ trình trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết và làm cơ sở cho UBND tỉnh ban hành Quyết định giao chỉ tiêu pháp lệnh dự toán chi đầu tƣ phát triển về cho thị xã tại kỳ họp giao chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh về phát triển KTXH cuối năm của UBND tỉnh.
Sau khi dự toán chi NSNN đƣợc UBND tỉnh và Sở Tài chính giao, phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với các chủ đầu tƣ thống nhất số liệu kế hoạch đầu tư phát triển năm sau và tham mưu UBND thị xã lập tờ trình trình HĐND
ban hành Nghị quyết làm cơ sở cho UBND thị xã ký Quyết định phân bổ vốn đầu tƣ cho từng dự án.
Sau khi UBND thị xã ký Quyết định phân bổ vốn đầu tƣ cho từng dự án, phòng Tài chính kế hoạch thị xã thông báo kế hoạch vốn đầu tƣ cho các chủ đầu tư, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước thị xã để làm căn cứ kiểm soát, giải ngân thanh toán vốn cho các dự án trong năm sau.
+ Kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tƣ phát triển:
Như trên đã nêu trước ngày 31/10 các Chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục tài liệu cơ sở của dự án để lập kế hoạch đầu tƣ phát triển nghĩa là các Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Quyết định phê duyệt Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tƣ hoặc chuẩn bị thực hiện dự án; Quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ, Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công, báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng mức đầu tư của công trình, dự án phải được UBND thị xã phê duyệt trước ngày 31/10 năm trước đó là cơ sở để công trình được ghi vốn và triển khai thi công trong năm sau.
Sau khi đƣợc ghi kế hoạch vốn chủ đầu tƣ lập kế hoạch đấu thầu gửi phòng Tài chính kế hoạch để thẩm định. Phó trưởng phòng Tài chính kế hoạch và chuyên viên phụ trách đầu tƣ phát triển sẽ tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư gửi đến và giúp việc trưởng phòng tham mưu UBND thị xã ban hành Quyết định phê kế hoạch đấu thầu.
Sau đó chủ đầu tƣ lập hồ sơ mời thầu, thuê đơn vị tƣ vấn thẩm định hồ sơ mời thầu để làm cơ sở đăng kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu trên trang thông tin đấu thầu của ngành để mời các đơn vị tham gia đấu thầu thi công, tƣ vấn giám sát… tham gia dự thầu và bán hồ sơ mời thầu, tổ chức đóng thầu, mở thầu, chấm thầu, thuê đơn vị tƣ vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, tiến hành thương thảo hợp đồng và lập hợp đồng với các đơn vị trúng thầu thi công, tƣ vấn giám sát kỹ thuật, kiểm định chất lƣợng… thông báo ngày khời công công trình để bắt đầu thi công công trình (thực hiện dự án).
Trong quá trình thi công hoặc khi hoàn thành bàn giao công trình, hạng mục công trình (có khối lƣợng hoàn thành theo giai đọan, điểm dừng kỹ thuật hợp lý) chủ đầu tƣ cùng đơn vị thi công, thiết kế, tƣ vấn giám sát lập biên bản biên bản nghiệm thu, phiếu giá công trình làm cơ sở cho kế toán chủ đầu tƣ lập giấy rút vốn thanh toán khối lƣợng hoàn thành và thanh lý hợp đồng (nếu kết thúc công trình), gửi Kho bạc nhà nước thị xã để kiểm soát chi và giải ngân cho đơn vị thụ hưởng qua đó đảm bảo việc cấp phát vốn đầu tƣ đƣợc sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
Kiểm soát nội bộ thông qua kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước thị xã gồm hai khâu gồm: giải ngân tạm ứng (theo đề nghị của chủ đầu tư ứng trước vốn cho đơn vị trúng thầu) nhằm đảm bảo ứng trước vốn cho các đơn vị thực hiện các công việc thi công xây lắp, mua sắm thiết bị, thuê tƣ vấn, đền bù giải phóng mặt bằng… Do vậy cấp tạm ứng nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành dự án đúng kỳ hạn, tuy nhiên trước khi tạm ứng phải có chứng thư bảo lãnh số tiền tạm ứng của đơn vị đƣợc tạm ứng. Để thực hiện tạm ứng kế toán chủ đầu tƣ lập giấy rút vốn tạm ứng khối lượng, gửi Kho bạc nhà nước thị xã để kiểm soát chi và giải ngân cho đơn vị thụ hưởng; Giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành: căn cứ biên bản biên bản nghiệm thu, và phiếu giá công trình làm kế toán chủ đầu tƣ lập giấy rút vốn thanh toán khối lượng hoàn thành, gửi Kho bạc nhà nước thị xã để kiểm soát chi và giải ngân cho đơn vị thụ hưởng. Nội dung cấp phát theo khối lượng công trình hoàn thành bao gồm: khối lƣợng công tác chuẩn bị đầu tƣ hoàn thành, khối lƣợng thực hiện dự án đầu tƣ hoàn thành, các chi phí kiến thiết cơ bản khác của dự án. Đây là nội dung chính của cấp phát vốn đầu tƣ XDCB và là khâu quyết định nhằm đảm bảo cấp phát đúng kế hoạch và dự toán đƣợc duyệt, ngoài ra khi cấp phát khối lượng hoàn thành Kho bạc nhà nước thị xã phải thu hồi khoản tạm ứng của đơn vị thụ hưởng.
+ KSNB quá trình quyết toán nguồn vốn đầu tƣ, công trình hoàn thành:
Sau khi công trình đƣợc nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng Chủ đầu tƣ phải lập báo cáo quyết toán (theo mẫu do Bộ Tài chính quy định) vốn đầu tƣ cho công trình hoàn thành gửi phòng Tài chính kế hoạch để thẩm định quyết toán. Vốn đầu tƣ đƣợc quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã đƣợc thực hiện trong quá trình đầu tƣ đến khi hoàn thành dự án, công trình. Chi phí hợp pháp là chi phí thực hiện đúng với thiết kế, tổng dự toán, dự toán chi tiết đƣợc duyệt, đảm bảo đúng định mức, đơn giá, khối lƣợng thực tế đã thực hiện theo hợp đồng kinh tế đƣợc ký kết giữa chủ đầu tƣ và đơn vị đƣợc chỉ định thầu hoặc trúng thầu tƣ vấn, cung cấp thiết bị, thi công xây lắp… khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ, chủ đầu tƣ phải xác định đầy đủ, chính xác, phân định rõ nguồn vốn đầu tƣ; chi phí đầu tƣ đƣợc ph p không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tƣ dự án; giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tƣ dự án; đồng thời phải bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, nộp phòng Tài chính kế hoạch để thẩm tra. Sau khi thẩm tra phòng Tài chính kế hoạch lập báo cáo thẩm định quyết toán công trình đầu tƣ phát triển hoàn thành và tham mưu UBND thị xã ban hành Quyết định phê duyệt quyết toán công trình theo quy định.