Kiểm soát chi NSNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại phòng tài chính kế hoạch thị xã tân uyên tỉnh bình dương (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ KHU VỰC CÔNG VÀ KIỂM SOÁT CHI NSNN

1.2 Tổng quan về kiểm soát chi ngân sách cấp thị xã

1.2.2 Kiểm soát chi NSNN

1.2.2.1 Khái niệm, nội dung kiểm soát chi NSNN

Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN các chính sách, chế độ,

tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên những cơ sở nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ.

Kiểm soát chi NSNN là việc tổ chức quản lý giám sát các khoản chi sao cho đúng định mức, tiết kiệm và có hiệu quả cao, muốn vậy cần phải quan tâm các mặt:

- Phải gắn chặt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát.

- Bảo đảm yêu cầu sử dụng đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

- Kiểm soát chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi chi.

- Việc giao dự toán cho các phòng ban thuộc thị xã, phân cấp quản lý các khoản chi cho UBND các xã phải phân biệt rõ nhiệm vụ chính trị đƣợc giao cho từng cơ quan, đơn vị, UBND các xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp thị xã để bố trí các khoản chi cho thích hợp đúng với luật ngân sách.

- Kiểm soát chi ngân sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộc ngân sách nhà nước với các khoản chi của các thành phần kinh tế (kết hợp tất cả các nguồn xã hội hóa) để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi.

- Kiểm soát chi thường xuyên bao gồm các nội dung sau:

+ Xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách: Đây là công cụ rất quan trọng để cơ quan tài chính các cấp có căn cứ để lập phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách và thẩm tra x t duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó định mức chi cũng là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự toán ngân sách đƣợc giao theo đúng chế độ quy định. Định mức chi bao gồm hai loại: định mức phân bổ và định mức sử dụng ngân sách.

+ Định mức phân bổ ngân sách: Đây là định mức mang tính chất tổng hợp. Lọai định mức này biểu hiện nhƣ: định mức kinh phí hành chính trên một biên chế, định mức chi tổng hợp cho một học sinh thuộc các cấp học, một giường bệnh;

định mức cho sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tính trên một người dân… Định mức này có thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ ổn định ngân sách có tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trƣợt giá. Trên cơ sở tổng chi ngân sách thị xã đƣợc Sở Tài chính giao và định mức phân bổ ngân sách của UBND Tỉnh, thị xã phân bổ cho các ngành, các đơn vị thụ

hưởng ngân sách phù hợp với điều kiện KT-XH và khả năng ngân sách của địa phương mình.

+ Định mức sử dụng ngân sách: Loại định mức này biểu hiện nhƣ chế độ tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chế độ công tác phí,… Theo quy định hiện hành phần lớn các định mức này do Bộ Tài chính ban hành. Đối với địa phương thì HĐND Tỉnh được ban hành một số định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với đặc thù địa phương. Đây là cơ sở pháp lý để các thị xã chấp hành khi chi tiêu ngân sách đƣợc cấp và cũng là cơ sở để KBNN thực hiện kiểm soát chi.

- Do tầm quan trọng của định mức đối với công tác quản lý chi thường xuyên nên khi xây dựng định mức cần chú ý các yêu cầu sau:

+ Định mức chi phải đƣợc xây dựng một cách khoa học, không mang tính áp đặt chủ quan từ cấp trên xuống, phải phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng địa phương, đơn vị và với từng nội dung chi.

+ Định mức chi phải mang tính thực tiễn cao, phản ảnh đƣợc mức độ phù hợp của các định mức chi với nhu cầu kinh phí cho hoạt động. Phải tổ chức theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện định mức, từ đó điểu chỉnh kịp thời cho phù hợp với biến động của thực tiễn.

+ Định mức phải mang tính ổn định nhằm đảm bảo ổn định chi thường xuyên trong cân đối ngân sách cũng nhƣ thực hiện hiện chính sách khoán chi hành chính, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu.

- Lập dự toán chi thường xuyên: Khi lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:

+ Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh.

+ Chính sách của Nhà nước về hoạt động của bộ máy QLNN, các hoạt động sự nghiệp, ANQP và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định.

+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;

định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tướng chính phủ, HĐND Tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ƣơng ban hành theo phân cấp.

+ Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, Chỉ thị của UBND tỉnh, Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN, văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp (Sở Tài chính, Tổng Cục thuế, Sở kế hoạch và đầu ƣ)

+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liên kề.

- Chấp hành dự toán chi thường xuyên: Đây là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí đƣợc phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn vậy trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cở sở dự toán chi đã xác định; đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc; tuân thủ đúng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN.

Trong khâu này cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính các cấp, công tác kiểm soát chi của KBNN và hơn hết là nâng cao ý thức chấp hành dự toán, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí đƣợc cấp của các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Quyết toán chi thường xuyên: Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi thường xuyên của ngân sách. Quyết toán chi thường xuyên cũng được lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên theo hệ thống các cấp dự toán và các cấp ngân sách. Quá trình quyết toán chi thường xuyên phải chú ý các nội dung sau:

+ Phải lập đầy đủ các loại báo cáo quyết toán và gởi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, x t duyệt hoặc phê chuẩn theo quy định của luật NSNN.

+ Số liệu trong báo cáo quyết toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, theo đúng mục lục ngân sách quy định.

+ Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán và của ngân sách các cấp phải được KBNN đồng cấp xác nhận về tổng số và chi tiết trước khi trình cấp có thẩm quyền xem x t phê duyệt.

Qua công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức nhà nước đã quy định của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như của các cấp ngân sách, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách;

làm cơ sở cho việc xây dựng cũng nhƣ điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau.

Do yêu cầu công cuộc đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải

đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ phát huy đƣợc vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác điều hành và quản lý NSNN.

1.2.2.2 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi NSNN

Công tác kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Công tác quản lý chi NSNN là một quy trình phức tạp từ khâu lập dự toán, giao dự toán, thanh toán, hạch toán và quyết toán kinh phí ngân sách, có liên quan đến tất cả các ngành, địa phương. Do đó, yêu cầu công tác quản lý tài chính và kiểm soát chi NSNN phải tiến hành một cách chặt chẽ, thận trọng nhƣng không nên máy móc gây phiền hà cho các cơ quan sử dụng kinh phí NSNN cấp.

- Tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, cải cách thủ tục cải cách hành chính. Đồng thời phải phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý tài chính ngân sách, các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách ở tất cả các khâu trong quá trình thực hiện chi NSNN để tránh những trùng lắp, chồng ch o trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai, minh bạch và kiểm tra, giám sát lẫn nhau của các cơ quan, đơn vị trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

- Kiểm soát chi NSNN cần đƣợc thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán ngân sách. Đồng thời phải thống nhất với việc thực hiện với các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác nhƣ chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách ổn định phát triển kinh tế….

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại phòng tài chính kế hoạch thị xã tân uyên tỉnh bình dương (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)