CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ KHU VỰC CÔNG VÀ KIỂM SOÁT CHI NSNN
1.2 Tổng quan về kiểm soát chi ngân sách cấp thị xã
1.2.3 Quy trình kiểm soát chi ngân sách cấp thị xã
* Lập kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển hàng năm.
Các dự án đầu tƣ từ NSNN chỉ đƣợc ghi vốn kế hoạch khi đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Trong thời gian lập dự toán ngân sách hàng năm, căn cứ vào tiến độ của dự án, chủ đầu tƣ lập kế hoạch vốn đầu tƣ của dự án gởi phòng tài chính kế hoạch để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách theo quy định của luật NSNN.
Sau khi dự toán chi NSNN đƣợc UBND tỉnh và Sở Tài chính giao, phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của thị xã tham mưu cho UBND cấp thị xã phân bổ vốn đầu tƣ cho từng dự án do thị xã quản lý. Sau khi phân bổ UBND thị xã gởi kế hoạch vốn đầu tƣ cho Sở Tài chính.
* Thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tƣ phát triển hàng năm:
Đối với các dự án do thị xã quản lý, phòng Tài chính kế hoạch thị xã thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tƣ cho KBNN cùng cấp để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án đồng thời gửi cho các ngành để phối hợp theo dõi quản lý.
Chủ đầu tƣ phải gởi cho cơ quan tài chính các cấp các tài liệu cơ sở của dự án để kiểm tra, thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tƣ cho dự án, cụ thể:
Văn bản phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch; văn bản cho ph p tiến hành chuẩn bị đầu tƣ.
Dự toán chi phí cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tƣ hoặc chuẩn bị thực hiện dự án.
Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
* Cấp phát vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN.
Để đƣợc cấp phát vốn đầu tƣ, các dự án đầu tƣ phải đảm bảo các điều kiện:
Phải có đủ thủ tục đầu tƣ theo quy định.
Đã đƣợc ghi vào kế hoạch đầu tƣ phát triển của năm.
Đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn đƣợc đơn vị tƣ vấn mua sắm vật tƣ, thiết bị và xây lắp theo quy định
Có Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh toán khối lƣợng hoàn thành và thanh lý hợp đồng
* Phương pháp cấp phát vốn đầu tư phát triển gồm hai khâu:
Cấp phát tạm ứng: nhằm đảm bảo ứng trước vốn cho các đơn vị thực hiện các công việc thi công xây lắp, mua sắm thiết bị, thuê tƣ vấn, đền bù giải phóng mặt bằng. Do vậy cấp tạm ứng nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành dự án đúng kỳ hạn.
Cấp phát khối lƣợng hoàn thành: đây là nội dung chính của cấp phát vốn đầu tƣ phát triển và là khâu quyết định nhằm đảm bảo cấp phát đúng thiết kế, đúng kế hoạch và dự toán đƣợc duyệt. Nội dung cấp phát theo khối lƣợng công trình hoàn thành bao gồm: khối lƣợng công tác quy hoạch hoàn thành, khối lƣợng công tác chuẩn bị đầu tƣ hoàn thành, khối lƣợng thực hiện dự án đầu tƣ hoàn thành, các chi phí khác của dự án.
* Quyết toán vốn đầu tƣ phát triển:
Tất cả các dự án đầu tƣ sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành bàn giao đƣa vào khai thác, sử dụng. Vốn đầu tƣ đƣợc quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã
đƣợc thực hiện trong quá trình đầu tƣ để đƣa dự án vào khai thác sử dụng. Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tƣ đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tƣ; chi phí đầu tƣ đƣợc ph p không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tƣ dự án; giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tƣ dự án; đồng thời phải bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định.
1.2.3.2 Kiểm soát chi thường xuyên
* Thứ nhất: Xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách. Đây là công cụ rất quan trọng để phòng tài chính kế hoạch có căn cứ lập phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách và thẩm tra x t duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó định mức chi cũng là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự toán ngân sách đƣợc giao theo đúng chế độ quy định. Định mức chi bao gồm hai loại: định mức phân bổ và định mức sử dụng ngân sách.
- Định mức phân bổ ngân sách: Đây là định mức mang tính chất tổng hợp.
Định mức này có thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ ổn định ngân sách có tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trƣợt giá.
- Định mức sử dụng ngân sách: loại định mức này biểu hiện nhƣ chế độ tiền lương, phụ cấp lương, chế độ công tác phí, thanh toán cước phí điện thọai…
Theo quy định hiện hành phần lớn các định mức này do Bộ Tài chính ban hành. Đối với địa phương thì HĐND Tỉnh được ban hành một số định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với đặc thù địa phương. Đây là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành khi chi tiêu ngân sách đƣợc cấp và cũng là cơ sở để KBNN thực hiện kiểm soát chi.
* Thứ hai: Lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:
- Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP v.v… liên quan đến chi thường xuyên.
- Chính sách của Nhà nước về hoạt động của bộ máy QLNN, các hoạt động sự nghiệp, ANQP và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định.
- Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;
định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tướng chính phủ, HĐND Tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ƣơng ban hành theo phân cấp.
- Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN; thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bõ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp.
- Số kiểm tra về dự toán ngân sách đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liên kề.
* Thứ ba: Chấp hành dự toán chi thường xuyên. Đây là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình kiểm soát nội bộ chi ngân sách cấp thị xã trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí đƣợc phân bổ của các phòng, ban, UBND các xã thuộc thị xã sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Muốn vậy trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cở sở dự toán chi đã xác định; đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc; tuân thủ đúng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN.
Trong khâu này cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của phòng tài chính – kế hoạch, công tác kiểm soát chi của KBNN và hơn hết là nâng cao ý thức chấp hành dự toán, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí đƣợc cấp của các đơn vị sử dụng ngân sách.
* Thứ tư: quyết toán chi thường xuyên. Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi thường xuyên của ngân sách. Quyết toán chi thường xuyên cũng được lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên theo hệ thống từ cấp xã lên cấp thị xã, từ các cơ quan thuộc thị xã có sử dụng ngân sách thị xã. Quá trình quyết toán chi thường xuyên phải lập đầy đủ các loại báo cáo quyết toán và gởi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, x t duyệt hoặc phê chuẩn theo quy định của luật NSNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Luận văn đã trình bày một số vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công, tổng quan về kiểm soát chi NSNN cấp thị xã nhƣ: đặc điểm, nội dung, quy trình kiểm soát chi NSNN và yêu cầu kiểm soát chi NSNN. Qua đó phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát chi ngân sách và kiểm soát theo 2 quy trình cụ thể là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Với cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiếm soát chi ngân sách sẽ làm căn cứ luận cho các chương tiếp theo của luận văn trong việc mô tả, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách nói chung tại phòng tài chính kế hoạch thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương và nói riêng trong kiểm soát chi cụ thể ở hai quy trình là kiểm soát chi đầu tư phát triển và kiểm soát chi thường xuyên.
CHƯƠNG 2