Quan niệm về xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Một phần của tài liệu Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 43)

Chương 2 CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO

2.2.1. Quan niệm về xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

* Quan niệm về xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL

Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định nghĩa: “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi Ủy ban nhân dân xã”; “thôn là tên gọi chung của thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc… là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một xã” [22, tr.1].

Nông thôn là khu vực khác với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm cộng đồng và sinh thái. Nông thôn gắn liền với đời sống, tập tục và bản sắc văn hóa của một cộng đồng. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế, công nghệ và kết cấu hạ tầng. Vì thế, phát triển nông thôn phải bao gồm phát triển kinh tế, xã hội, tổ chức và môi trường.

Nông thôn dùng chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế... vừa có những đặc điểm riêng gắn liền nông nghiệp nông thôn.

Như vậy, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. Tuy hiện nay, chưa có khái niệm kinh điển phân biệt nông thôn với thành thị nhưng có thể hiểu những đặc trưng cơ bản của nông thôn so với thành thị ở những tiêu chí sau:

Thứ nhất, về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với công nghiệp, dịch vụ

Thứ hai, về cơ cấu dân cư, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số

Thứ ba, thiết chế, quy chế, quy ước, hương ước gắn liền với từng làng, từng dân tộc, từng vùng kinh tế sinh thái.

Tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM đã đề cập đến NTM gồm các tiêu chí cơ bản sau:

1. Quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư

mới và chỉnh trang các khu dân cý hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp [117].

2. Phát triển hạ tầng

Hoàn thiện đường trục đường giao thông xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn. Có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường ấp, xóm cơ bản cứng hóa); 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa(cứng hóa 30%);

50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98%.

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; 45% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98%.

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 70%.

Cơ sở vật chất văn hóa: nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn; 100% ấp có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định.

Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Có internet đến thôn.

Có chợ nông thôn đạt chuẩn. Không còn nhà tạm, dột nát; 70% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn [117].

3. Kinh tế và tổ chức sản xuất

Tỷ lệ hộ nghèo 7%. 50% số xã đạt thu nhập bình quân đầu người /năm gấp 1,3 lần so với mức bình quân chung của cả nước, 35% lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu quả [117].

4. Văn hóa - xã hội - môi trường

Xã đạt phổ cập giáo dục trung học. 80% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Trên 20% tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Xã đạt chuẩn quốc gia, 20% người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Xã có từ 70% số ấp trở lên đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định

75% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.

Các cơ sởsản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi. Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định [117].

5. Hệ thống chính trị

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, trong đó:

- Cán bộ xã đạt chuẩn.

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.

- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”.

- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

- An ninh, trật tự xã hội được giữ vững [117].

Từ những dẫn giải trên, có thể hiểu: Nông thôn vùng ĐBSCL là phần lớn lãnh thổ ở miền Tây Nam bộ Việt Nam, bao quanh các thành phố, thị xã, thị trấn trong vùng ĐBSCL, bao gồm những cư dân nông thôn sinh sống chủ yếu bằng các nghề liên quan đến nông nghiệp.

Nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống hiện nay. Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Nông thôn mới hiện nay được hiểu là nông thôn được cải tạo, xây dựng, phát triển lên trình độ mới cao hơn hẳn về chất so với nông thôn cũ. NTM là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc

được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

Như vậy, NTM là nông thôn được quy hoạch lại, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; sản xuất, dịch vụ, giáo dục phát triển; đời sống vật chất của nhân dân no ấm, đời sống văn hóa, tinh thần phát triển phong phú giàu bản sắc dân tộc; an ninh trật tự ổn định; môi trường trong sạch, tươi đẹp.

Từ quan niệm về xây dựng, nông thôn và về NTM; từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng; từ thực tiễn xây dựng nông thôn có thể quan niệm: Xây dựng NTM ở ĐBSCL là tổng thể các hoạt động, các mặt công tác của cả HTCT và toàn thể nhân dân, trước hết là các tầng lớp nhân dân ở nông thôn, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy địa phương ở ĐBSCL để cải tạo, đổi mới toàn diện nông thôn; từ khâu quy hoạch, xây dựng, phát triển, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, HTCT cơ sở nông thôn;

thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, an ninh, quốc phòng; nâng cao thu nhập, đời sống mọi mặt cho cư dân nông thôn, làm thay đổi nông thôn hiện nay thành nông thôn XHCN năng động, phát triển, văn minh, hiện đại.

Xây dựng NTM là trách nhiệm của cả HTCT, của toàn thể nhân dân, của các tầng lớp nhân dân ở nông thôn ĐBSCL, trong đó các tỉnh ủy ở ĐBSCL chịu trách nhiệm chính trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng vào xây dựng NTM, từng bước CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, tạo tiền đề để giải quyết có hiệu quả và vững chắc những vấn đề chính trị và xã hội, đưa nông thôn ĐBSCL tiến lên văn minh, hiện đại.

Xây dựng NTM đòi hỏi phải xây dựng quy hoạch sản xuất, tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại, có đường giao thông đi lại thuận tiện, có điều kiện tiếp cận các dịch vụ nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe, làm cho nhân dân biết làm nhiệm vụ bảo vệ và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp, sống đoàn kết thương yêu và tương trợ lẫn nhau. Xây dựng nông thôn được như vậy mới góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, vừa làm cho bộ mặt nông thôn

có sự đổi mới, làm cho sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị từng bước giảm bớt; động viên nông dân tích cực xây dựng quyền làm chủ đất nước.

Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng đại trong tiến trình hiện đại hoá đất nước; xây dựng toàn diện xã hội khá giả thì nhiệm vụ nặng nề nhất, gian khổ nhất là ở nông thôn. Tăng cường hiện đại hoá phải giải quyết thoả đáng quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ theo định hướng XHCN hài hoà phải thúc đẩy KT-XH nông thôn tiến bộ toàn diện. Do số dân nông thôn trong vùng đông nên chỉ có phát triển kinh tế nông thôn, làm cho nông dân được sống sung túc, mới có thể đảm bảo toàn thể nông dân được hưởng thành quả phát triển KT-XH.

Một phần của tài liệu Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)