Những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 90)

Chương 3 NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY

3.2.2. Những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân

* Về nội dung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới

Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM còn chậm so với yêu cầu, chất lượng quy hoạch thấp, còn thiếu lực lượng tư vấn có kinh nghiệm về xây dựng quy hoạch, nhất là trong quy hoạch sản xuất. Một số xã chưa tích cực, chủ động rà soát đánh giá hiện trạng, xây dựng định hướng phát triển KT- XH, xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương mình làm cơ sở cho việc tư vấn lập quy hoạch xây dựng NTM.

Năng lực quản lý của một số cán bộ ở cấp xã chưa đáp ứng nhu cầu công tác quản lý thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là, định hướng quy hoạch, quản lý dự án, quản lý vốn đầu tư. Có đến 37% công trình đầu tư xây dựng cơ bản không hoàn thành đúng kế hoạch [Xem Phụ lục 10].

Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành về xây dựng NTM còn nhiều lúng túng trong quá trình triển khai công việc; sự phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ

đạo chưa chặt chẽ, một số ngành chưa thực sự tâm huyết và tham gia tích cực vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý xây dựng NTM của các cấp ủy, chính quyền địa phương.

Nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM còn hạn chế, một số nơi chưa thực sự coi trọng phát triển sản xuất, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để học tập, khi đã có mô hình tốt việc nhân rộng điển hình tiên tiến còn chậm và lúng túng. Cơ chế, thủ tục về giải ngân, thanh quyết toán công trình (có sử dụng vốn ngân sách nhà nước); cơ chế quản lý xây dựng cơ bản chưa có hướng dẫn rõ ràng và giá trị pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã gây khó khăn không nhỏ cho các xã trong tiến hành công việc. Chưa huy động được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được tập trung lãnh đạo xây dựng và phát triển, song còn chậm, chất lượng thấp, gây khó khăn cho xây dựng hạ tầng theo tiêu chí NTM [Xem Phụ lục 10].

Sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn chưa chuyển biến rõ nét. Việc tổ chức lại sản xuất ở nông thôn chưa tốt: kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân là các thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân;

song, phát triển chậm, chưa thể hiện rõ vai trò trong cơ chế mới; chưa thúc đẩy mạnh kinh tế hộ phát triển cũng như liên kết, tác động đến các thành phần kinh tế khác để cùng nhau phát triển.

Trong phát triển sản xuất các tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nhưng các địa phương vẫn còn lúng túng trong triển khai thực hiện bởi tính khả thi của các cơ chế chính sách này chưa cao, thiếu những giải pháp đọt phá, đặc biệt là tìm đầu ra cho nông sản. Một số mô hình thành nhưng hoạt động thiếu bền vững, khó nhân rộng. Việc kêu gọi đầu tư, liên kết từ các nhà khoa học, doanh nghiệp chưa hiệu quả. Theo công bố mới nhất về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 thì hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL có chỉ số về tiếp cận đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp, đàoo tạo lao động đều ở mức trung bình và thấp [100].

Công tác lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, môi trường nông thôn còn nhiều nội dung chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn còn thấp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập. Chất lượng khám chữa bệnh tuyến xã còn hạn chế. Đời sống người dân nông thôn còn khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Vẫn còn tình trạng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trừơng chưa đảm bảo.

An ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, nhất là các tệ nạn như cờ bạc, số đề, nghiện hút, chấp hành quy định an toàn giao thông, bạo lực gia đình, rượu chè bê tha, vượt biên trái phép... [Xem Phụ lục 10]. Những kết quả đạt được ở các xã điểm và các xã nói chung còn rất thấp so với mục tiêu và yêu cầu của chương trình. Đã xuất hiện một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, nóng vội và hình thức trong đánh giá kết quả thực hiện

Việc lãnh đạo nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể cơ sở vẫn còn những hạn chế. Đội ngũ cán bộ của các ngành, các cấp còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm về xây dựng NTM; còn thiếu cán bộ chuyên trách, cán bộ lãnh đạo, quản lý xây dựng NTM chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm [Xem Phụ lục 10]. Một số cấp ủy chưa thể hiện rõ vai trò hạt nhân chính trị; năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị còn yếu; hạn chế trong công tác tuyên tryền vận động; lúng túng trong cụ thể hóa chương trình xây dựng NTM ở địa phương.

Trong chỉ đạo thực hiện của các cơ quan nhà nước đối với xây dựng NTM, còn tồn tại nhiều yếu kém, nhất là ở các cơ sở. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển lực lượng sản xuất, nông nghiệp và xây dựng NTM. Do vậy, phát huy vai trò của HTCT cấp cơ sở ở nông thôn là việc làm có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy KT-XH phát triển. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng NTM mà Chính phủ đã ban hành.

Sức mạnh tổng hợp của các cơ quan trong HTCT trong việc bảo đảm an ninh, trật tự; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc

chưa được huy động tốt; việc củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng làm công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở cần đẩy mạnh hơn nữa. Thực hiện chưa tốt kế hoạch, đề án trên lĩnh vực an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn. Kết hợp thiếu chặt chẽ hoạt động của các đoàn thể trong việc vận động người dân tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, bài trừ hủ tục.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưa có sự đổi mới mạnh mẽ về phương thức hoạt động, nhất là về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập; thực hiện chức năng phản biện xã hội, giám sát thực hiện chính sách còn hạn chế. Việc triển khai tuyên truyền về NTM còn chậm, mang tính phong trào, chưa phát huy hiệu quả bền vững [Xem Phụ lục 10].

* Về phương thức lãnh đạo xây dựng nông thôn mới

Các tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng NTM và đã đạt được kết quả nhất định, song trong quá trình tổ chức thực hiện, có những nội dung một số cấp ủy đảng ở cơ sở chưa nhận thức sâu sắc, nên một số nơi chỉ tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, chưa thấy rõ việc xây dựng NTM bao gồm nhiều nội dung khác; chưa phát huy tốt tiềm năng sẵn có ở nông thôn vào xây dựng NTM. Hầu hết các xã thuần nông vẫn còn lúng túng khi xác định phương hướng và cách làm có hiệu quả.

Việc triển khai một số nghị quyết còn triển khai chung chung, thiếu các chương trình hành động cụ thể thiết thực với tình hình thực tiễn, nhiều nghị quyết chưa chú ý vận dụng vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm liên quan đến xây dựng NTM để thảo luận và ban hành các nghị quyết chuyên đề có hiệu quả, đồng thời thiếu các biện pháp cụ thể để tổ chức triển khai trong đó, có nội dung về nhận thức ngay cả trong cán bộ chủ chốt và trong cơ quan làm công tác tuyên truyền, đặc biệt nhiều đồng chí còn xem nhẹ các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Một số nghị quyết được cụ thể hoá nhưng một cách máy móc, xơ cứng, thiếu nghiên cứu thực tiễn nên hiệu quả lãnh đạo thực hiện không cao, như chủ trương liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà kinh doanh) trong xây dựng NTM còn nhiêu khê, bất cập, gây bức xúc.

Một số nghị quyết đã được nghiên cứu sát tình hình thực tiễn và triển khai học tập bài bản, nhưng các ngành, các cấp thiếu xây dựng các đề án cụ thể, các chương trình hành động còn chung chung, dẫn đến thiếu các các nguồn lực để thực hiện, đặc biệt là nguồn nhân lực và nguồn vốn để tổ chức thực hiện, do đó nghị quyết không đi vào cuộc sống.

Công tác tuyên truyền để cán bộ và người dân hiểu sâu về xây dựng NTM dựa vào nội lực vẫn còn hạn chế. Việc tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ và người dân chưa được quan tâm thường xuyên và thỏa đáng, mới chủ yếu giành cho cán bộ chuyên môn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức chưa đúng về chương trình xây dựng NTM, xem nhẹ công tác tổ chức sản xuất, an ninh chính trị và đời sống văn hóa tinh thần.... Việc nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho cán bộ về chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức.

Chưa có chiến lược xây dựng chương trình giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt cho cư dân nông thôn về xây dựng NTM một cách tổng thể.

Còn có địa phương chưa thật sự ưu tiên và khuyến khích cán bộ giỏi, cán bộ tốt về công tác tại cơ sở để đáp ứng yêu cầu trước mắt và trong những năm tiếp theo về xây dựng NTM.

Việc cụ thể hóa các nghị quyết của các cấp ủy đảng về xây dựng NTM thành nội dung cụ thể để thực hiện, có nơi chưa đồng bộ, nhất là những chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào nông thôn. Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách và các cuộc vận động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; mỗi chính sách và chương trình đã tác động đến một hoặc một số mặt KT - XH nông thôn, tuy nhiên những chính sách và chương trình chưa được chính quyền huyện cụ thể hóa để tạo sự đồng bộ, có mục tiêu phát triển nông thôn toàn diện.

Các tổ chức ở cơ sở đảng dù được cấp ủy cấp trên quan tâm chỉ đạo, củng cố, nhưng so với đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới nói chung và nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng NTM nói riêng, có nơi chưa đáp ứng. Một số chi bộ đảng ở các ấp chưa coi trọng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo

xây dựng NTM, nên còn chủ quan, duy ý chí; phương thức lãnh đạo chưa được đổi mới, khoa học, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình và kết quả xây dựng NTM.

Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số việc chưa đáp ứng được yêu cầu; bộ máy và công tác cán bộ quản lý, điều hành ở nông thôn, nhìn chung hoạt động còn chưa năng động, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng và xói mòn niềm tin của cư dân nông thôn.

Do hạn chế về nhận thức và trình độ của không ít cán bộ, đảng viên về đường lối đổi mới của Đảng và vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên trong học tập nghị quyết cũng như đi đầu trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nhận thức về kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến thiếu vai trò tiên phong trong lãnh đạo xây dựng NTM trên địa bàn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay số cán bộ chủ chốt ở cơ sở đạt 70% chuẩn hoá theo qui định, nhưng cán bộ có trình độ chuyên môn về kinh tế, về nông nghiệp còn hạn chế.

Nhiều cán bộ chậm đổi mới tư duy kinh tế, phong cách và lề lối làm việc chưa khoa học làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với lãnh đạo xây dựng NTM.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng, của các tỉnh uỷ về xây dựng NTM có nơi, có lúc chưa nghiêm minh. Nhiều tổ chức Đảng, đảng viên chưa chấp hành nghiêm túc, một số cán bộ chủ chốt, người đứng đầu đơn vị trong lãnh đạo xây dựng NTM chưa đạt yêu cầu, nhưng chưa được kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý nghiêm minh. Việc xây dựng tổ chức Đảng thực sự trong sạch vững mạnh đủ sức lãnh đạo xây dựng NTM ở mỗi địa phương và trên địa bàn các tỉnh còn nhiều khuyết điểm, yếu kém.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong HTCT, chưa làm tốt chức năng phản biện xã hội cũng như công tác tập hợp, động viên, tuyên truyền đến toàn

thể đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; không ít tổ chức hoạt động hình thức, hành chính, chung chung; chưa khơi dậy, tạo ra nhiều phong trào hành động cách mạng trong quần chúng nhân dân thi đua hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Đảng, của các tỉnh ủy đề ra.

Công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của Tỉnh ủy và các cấp ủy vẫn còn hạn chế; chưa có cơ chế giám sát thường xuyên để có kế hoạch kiểm tra đúng thời điểm, hạn chế thiệt hại, thất thoát kinh phí, tài sản trong xây dựng NTM. Một số cấp ủy viên và thành viên Ban chỉ đạo các cấp tuy được phân công phụ trách địa bàn nhưng chưa quan tâm công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tại cơ sở.

3.2.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với xây dựng NTM trong thời gian qua là do:

Một là, xuất phát điểm của nông thôn ĐBSCL thấp; đầu tư, quản lý của nhà nước cho nông nghiệp lại chưa thỏa đáng; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập chưa phục vụ sát thực cho xây dựng NTM. Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL khó khăn, có khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống KT-XH nói chung và xây dựng NTM nói riêng.

Hai là, các tỉnh uỷ chậm sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, nhất là quy chế về phối hợp làm việc và mối quan hệ giữa Ban Thường vụ tỉnh uỷ với Đảng đoàn HĐND, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh với các ngành, các cấp trong tỉnh.

Việc thực hiện quy chế còn hình thức; trong quá trình tổ chức thực hiện nhiều cấp uỷ không theo quy chế đã ban hành. Các quy chế phối hợp và mối liên hệ làm việc của ban thường vụ tỉnh uỷ với Đảng đoàn HĐND, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh không được thể hiện rõ, có biểu hiện hình thức, tổ chức thực hiện theo kiểu gia đình, thoả hiệp và có khi biểu hiện Đảng lấn sân, làm thay chính quyền.

Quy chế phối hợp công tác dân vận của chính quyền, Hội Nông dân với chính quyền trong công tác vận động nông dân... còn chưa thật cụ thể; ở một số nơi, tuy quy chế được ban hành nhưng hầu như không tổ chức thực hiện. Vì vậy, nhiều vấn đề trong lãnh đạo, chỉ đạo còn vướng mắc, chưa thông suốt, thậm chí còn chồng chéo hoặc bỏ trống công việc.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh uỷ có lúc, có nơi còn chưa thông suốt, nhất là từ cấp huyện đến cơ sở; có địa phương, Bí thư làm thay công việc của Chủ tịch UBND. Các Ban xây dựng Đảng ở một số tỉnh thực hiện nhiệm vụ của mình đạt kết quả thấp, cá biệt có nơi có biểu hiện mất đoàn kết trong ban thường vụ tỉnh uỷ.

Ba là, tư duy kinh tế nông nghiệp của các tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ còn một số hạn chế chưa đáp ứng thật tốt yêu cầu công cuộc đổi mới phát triển và hội nhập.

Một số đồng chí trong cấp uỷ vẫn còn hạn chế về trình độ, nhất là về kinh tế nông nghiệp và năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành; việc cụ thể hoá một số chủ trương của Tỉnh uỷ còn chậm, chỉ đạo điều hành có lúc còn thiếu kiên quyết nên đạt kết quả thấp. Không ít nghị quyết, chủ trương đúng đắn về xây dựng NTM của các Tỉnh uỷ chưa được thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn; một số nơi còn hạn chế về cụ thể hoá nghị quyết bằng các chủ trương, chính sách. Chỉ đạo thực hiện nghị quyết mang tính mệnh lệnh, giao chỉ tiêu sản xuất buộc cấp dưới phải thực hiện, không tuân thủ quy luật giá trị trong sản xuất hàng hoá của cơ chế thị trường; đối với cấp uỷ huyện và cơ sở vấn đề đó còn nặng nề hơn.

Một số cấp uỷ cơ sở đảng còn thể hiện tư tưởng bảo thủ, tư duy thiếu nhanh nhạy trong thời kỳ đổi mới, Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ xây dựng NTM trong từng cán bộ, đảng viên và nhân dân ở nhiều địa phương còn lớn.

Một số không chịu khó nghiên cứu thực tiễn, không tìm tòi học tập để nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)