Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
4.2.1. Lãnh đạo đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã
Lãnh đạo đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng. Nhận thức là cơ sở chỉ đạo hành động, có nhận thức đúng thì mới có khả năng hành động đúng. Do vậy, muốn nâng cao nhận thức, thống nhất về tư tưởng, đề cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng NTM thì phải tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, dân vận sâu rộng.
Xây dựng nông thôn mới trong điều kiện thực hiện CNH, HĐH đất nước không chỉ có ý nghĩa đối với việc tạo ra sự thay đổi tích cực trên các phương diện KT-XH nông thôn, mà còn góp phần quan trọng đối với toàn bộ sự phát triển của đất nước. Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng yếu của cả HTCT và toàn xã hội, trên quan điểm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, người dân đóng vai trò chủ thể trong thực hiện chương trình, mọi việc phải được dân biết, dân làm, dân kiểm tra.
Vì vậy, để thực hiện thành công chương trình trước hết phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo ra sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân, trước hết là cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng NTM ở ĐBSCL, qua đó cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn, tăng thêm về lý luận, cung cấp các cơ sở khoa học cho các tỉnh ủy kịp thời điều chỉnh hoàn thiện các chủ trương, chính
sách trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chiến lược phát triển NTM và tìm ra được những phương hướng, giải pháp mới nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết đề ra; phát hiện những nhân tố mới, những điển hình để mở rộng.
Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt chính sách chủ trương, nghị quyết của Đảng để từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan và mọi người dân hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của xây dựng NTM là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn trên cơ sở CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước; coi phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng NTM là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng NTM.
Xây dựng NTM trên cơ sở thực hiện quy hoạch NTM gắn với quy hoạch nông nghiệp, đô thị. Nâng cao vai trò làm chủ của người nông dân; chú trọng xây dựng và phát triển giai cấp nông dân. Quan hệ giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn là phát triển công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị khu vực nông thôn là quan hệ hữu cơ nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản.
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác xây dựng NTM trong thời gian qua là do một số tỉnh uỷ và bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa hiểu rõ ý nghĩa công tác phát triển nông thôn, chưa có nhận thức đúng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng NTM. Tham gia vào phát triển NTM ở vùng ĐBSCL bao gồm nhiều tổ chức, nhiều lực lượng. Mỗi tổ chức,
mỗi lực lượng có vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM. Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng NTM giai đoạn từ đây đến năm 2020 một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức tầm quan trọng về công tác phát triển nông thôn, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng NTM trên cơ sở nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, cán bộ đảng viên về toàn xã hội trong xây dựng NTM giai đoạn hiện nay.
Nội dung tuyên truyền hiện nay cần phải đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về NTM và vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng NTM; về vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng NTM; về các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng NTM; những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng NTM; về yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng NTM và về vai trò, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức và từng cá nhân trong thực hiện chính sách xã hội và phát triển nông thôn; mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các bước xây dựng NTM.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của HTCT cơ sở trong xây dựng NTM, trước hết phải thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân. Chỉ khi nào người dân nông thôn thấy rằng hoạt động của HTCH cơ sở là nhằm phục vụ cho lợi ích của họ, cho cộng đồng, khi đó họ mới tự giác, tự nguyện xây dựng chính quyền, xây dựng HTCT cơ sở, nội lực thực sự được phát huy, từ đó mới tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, trong đó có nhiệm vụ xây dựng NTM.
Công tác tuyên truyền vận động hiện nay phải hướng nhiều về cơ sở, tập trung vào tuyên truyền, giải thích những nội dung còn chưa có sự đồng thuận, vướng mắc; không tuyên truyền dàn trải, chung chung, lặp lại. Vận dụng các hình thức, phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, tránh tuyên truyền theo kiểu triển khai kế hoạch, hình thức, phong trào. Tuyên truyền, vận động trong dân không được theo lối chỉ đạo hành chính một chiều, mà phải hướng tới cho người dân hiểu và chủ động nói lên chính kiến, nhu cầu, nguyện vọng của mình.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của các phương tiện thông tin truyền thông trong việc phổ biến, tuyên truyền về chương trình. Thông qua hệ thống báo chí, đài phát thanh - truyền hình và các phương tiện thông tin truyền thông khác xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về xây dựng NTM, kịp thời đưa tin, bài phản ánh những tấm gương điển hình, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM.
Có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp. Gắn trách nhiệm tuyên truyền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức CT-XH; phát huy tốt vai trò hạt nhân của chi bộ đảng ở nông thôn trong tuyên truyền cho đảng viên, người dân các ấp, phum, sóc... Qua đó phát huy sức mạnh của cả HTCT trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động.
Công tác tuyên truyền, giáo dục trước hết phải làm trong các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể quần chúng, cán bộ, đảng viên... có sự thống nhất cao về các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, chương trình xây dựng NTM từ nay đến năm 2020. Trên cơ sở sự thống nhất về nhận thức phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tổ chức trong tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch xây dựng NTM, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng của vùng và từng địa phương.
Công tác tuyên truyền phải góp phần làm cho mọi người, mọi tổ chức, trước hết là cấp uỷ, chính quyền các cấp nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM, khơi dậy lòng tự tôn, tính tự chủ của mỗi thành phần, kích thích sự sáng tạo, thi đua trong lao độn sản xuất và xây dựng quê hương, khơi dậy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng nông thôn, từ đó đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý; biên những khó khăn, thách thức thành lợi thế, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược xây dựng NTM do Đảng vạch ra là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đây là quan điểm thể hiện rõ tinh thần quyết tâm xây dựng NTM, khẳng định con người chính là chủ thể của quà trình xây dựng NTM. Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản của phát triên bền vững.
Công tác tuyên truyền, giáo dục còn phải làm cho mọi người dân ở vùng nông thôn và toàn xã hội nhận thức đúng và hiểu rõ được những thuận lợi, những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển NTM ở vùng ĐBSCL hiện nay; hiểu rõ được nguyên nhân của sự yếu kém và chậm phát triển của các vùng nông thôn;
làm cho mọi người thấy rõ được sự nghèo đói và kém phát triển là do kiến thức, do điều kiện, phương tiện làm ăn, do tập quán lạc hậu, do thói quen, do phương thức sản xuất cũ không hiệu quả..., vì vậy con người hoàn toàn có thể vượt quá đói nghèo và kém phát triển khi hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Công tác tuyên truyền giáo dục phải làm cho cộng đồng, xã hội thấy rõ mục đích, ý nghĩa thiết thực của việc phát triển nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, qua đó khơi dậy truyền thống đoàn kết, nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng xây dựng NTM. Công tác đó không chỉ đơn thuần là công tác xã hội, mà là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, làm lành mạnh các quan hệ xã hội; phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của nhân dân; truyền thống đoàn kết của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, dân cư nông thôn, doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới; phát động và duy trì các phong trào hoạt động của đoàn, hội và các đoàn thể nhân dân hướng vào thực hiện những mục tiêu cụ thể, phù hợp với thực tiễn từng thời điểm, từng địa phương.
Tăng cường lãnh đạo MTTQ cấp tỉnh tiến hành vận động cán bộ của cơ quan MTTQ các cấp tham gia tích cực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. MTTQ và các tổ chức thành viên cần xây dựng kế họach tuyên truyền vận động cụ thể đối với từng đối tượng và nhóm đối tượng trong thực hiện tiêu chí NTM. Kết hợp tuyên truyền với cam kết thực hiện các tiêu chí NTM phù hợp với khả năng của hộ gia đình và cộng đồng dân cư; coi trọng vận động các nhà tài trợ, tham gia vào xây dựng NTM hướng dẫn các thủ tục để hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn khác để thực hiện các tiêu chí cụ thể về NTM.
Hiệu quả của công tác xây dựng NTM sẽ được nâng lên nhiều lần khi công tác tuyên truyền giáo dục, làm cho các cấp các ngành, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc thấy rõ vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng NTM;
nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng NTM. Đây là một trong những giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu góp phần tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong xây dựng NTM.