Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 80)

Chương 3 NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY

3.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân

* Về nội dung lãnh đạo

- Về lãnh đạo quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Trên tinh thần nghị quyết chung của Trung ương, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng địa phương các tỉnh uỷ đã cụ thể hoá thành các nghị quyết chuyên đề phù hợp với địa phương mình để HĐND và UBND tỉnh xây dựng các đề án, các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM.

Xác định công tác quy hoạch trong xây dựng NTM là khâu đột phá, các tỉnh ủy lãnh đạo UBND các tỉnh, các sở, ngành chức năng lập quy hoạch và yêu cầu công tác quy hoạch phải đi trước một bước trong xây dựng NTM. Hiện nay các tỉnh đã điều chỉnh bổ sung và công bố các loại quy hoạch ngành nghề phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch, dịch vụ.

Trong lãnh đạo công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng NTM các tỉnh ủy đã chủ trương cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lọi thế của địa phương, xây dựng và tổ chức sản xuất theo quy hoạch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Nhiều quy họach liên quan đến nông nghiệp đã được xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện như: rà soát quy

hoạch các loại rừng; thủy sản; thủy lợi; chăn nuôi; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; phát triển vùng nguyên liệu gắn chế biến xuất khẩu; hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; bố trí, ổn định dân cư; sử dụng đất; kế cấu hạ tầng, thương mại, dịch vụ nông thôn.

Các tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo các cấp chính quyền thực hiện công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch ở địa phương, đồng thời yêu cầu việc lập quy hoạch NTM phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH từng tỉnh, huyện; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch sử dụng đất.

- Về lãnh đạo phát huy các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới

Các tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền phát huy các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn. Chính quyền các cấp sử dụng nguồn vốn của Trung ương, địa phương và vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho các xã điểm để xây dựng kết cấu hạ tầng KH-XH.

Chương trình xây dựng NTM là sự nghiệp lâu dài, cần phải có nguồn vốn lớn để thực hiện. Qua thực tiễn triển khai thấy hiện nay các chính sách phục vụ cho chương trình xây dựng NTM còn thiếu hoặc nếu có thì cũng chưa hoàn thiện. Vì vậy trên cơ sở chủ trương, quy định của Trung ương các tỉnh ủy đã chỉ đạo chính quyền có nhiều biện pháp để phát huy các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM như:

Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xây dựng NTM, như: tích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá; công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp... Đồng thời thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu Quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; phát huy hiệu quả nguồn lực địa phương; huy động tối đa vốn đầu tư doanh nghiệp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân; các khoản viện trợ không hoàn lại; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng... [Xem Phụ lục 10].

Cấp huyện, xã khẩn trương xây dựng chính sách hỗ trợ xây dựng NTM của cấp mình, chủ động xây dựng kế hoạch vốn hợp lý và triển khai huy động tổng hợp

các nguồn lực cho xây dựng NTM; đồng thời phải tăng cường quản lý đầu tư xây dựng và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, trong đó tập trung hoàn thành những công trình đang thi công dang dỡ, công trình thiết yếu.

Các tỉnh uỷ đã xác định để phát triển kinh tế nông nghiệp phải phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế trang trại, kinh tế HTX và các tập đoàn kinh tế lớn và trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cần phải có sự liên kết “4 nhà”

đề phát triển nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn. Thực hiện được điều này, các tỉnh uỷ đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tỉnh bạn, nước bạn; thể hiện rất rõ nhất đó là: mối quan quan hệ để xây dựng các vùng kinh tế nông nghiệp hàng hoá lớn gắn kết chặt chẽ với tỉnh để quản lý bảo vệ phát triển rừng tốt hơn. Đón đầu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là tiến bộ về giống, công nghệ sinh học.

Ngoài ra, trong kế hoạch phân bổ vốn hằng năm, các tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tập trung ưu tiên vốn đầu tư, tăng cường vốn lồng ghép về xây dựng NTM; phải bố trí nguồn kinh phí riêng hỗ trợ cho các xã làm “vốn mồi” trong việc đầu tư xây dựng NTM. Công trình xây dựng NTM nào đã có danh mục và ghi vốn đầu tư thì phải tập trung triển khai thực hiện, tránh trường hợp điều chuyển danh mục và vốn sang công trình xây dựng cơ bản khác. Trong công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM, đã quán triệt phương châm “huy động nguồn lực từ cộng đồng tại chỗ là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”. Các địa phương chủ động, sáng tạo trong huy động nguồn lực; tránh được tư tưởng trông chờ vào nguồn ngân sách đầu tư từ cấp trên.

- Về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu, kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập Các tỉnh ủy đã lãnh đạo UBND các tỉnh chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều cách làm hiệu quả trong qua trình hướng dẫn triển khai các huyện chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Hiện tại, nhiều xã đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, gắn với giải quyết việc làm cho nông dân; phát triển nhanh các HTX

kiểu mới, hiệu quả cao; phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh việc tập trung ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các tỉnh ủy còn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Qua đó đã có những chuyển biến trong tư duy người dân về sản xuất, chuyển dần từ nhỏ lẽ sang sản xuất hàng hóa. Bước đầu hình thành được một số vùng sản xuất quy mô lớn như lúa, tôm sú, cá da trơn, cây ăn quả... Kinh tế tập thể, trang trại và các hình thức liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và người dân bước đầu có sự phát triển, lĩnh vực ngành nghề được mở rộng, tạo tiền đề cho sản xuất nông nghiệp hành hóa và phát triển công nghiệp chế biến. Nhiều ngành nghề truyền thống nông thôn được quan tâm bảo tồn. Mạng lưới dịch vụ nông nghiệp được phát triển rộng khắp, cung ứng đầy đủ kịp thời nguyên liệu phục vụ sản xuất trên địa bàn. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ gới hóa sản xuất nông nghiệp được quan tâm khuyến khích, đẩy mạnh.

- Về lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn.

Thực hiện đường lối của Đảng, về giáo dục, đào tạo, các tỉnh ủy đã lãnh đạo triển khai chương trình về nâng cao chất lượng giáo dục; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cho các trường học; bồi dưỡng nghiệp vụ, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, các địa phương đã quan tâm tới bậc học mầm non, nhà trẻ cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đã thu hút nhiều học sinh, sinh viên có thành tích học tập tốt, có trình độ cao về địa phương công tác.

Các cấp ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế cho cư dân; các công trình y tế xã được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.

Hiện tại, đã có nhiều các bác sỹ về công tác ở cơ sở, tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Trên cơ sở nghị quyết của Tỉnh ủy, chương trình kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về vấn đề này, các cấp ủy đã cụ thể hóa và lãnh đạo thực hiện. Nhờ đó, thiết chế văn hóa ở nông thôn từng bước được xây dựng và hoàn thiện; làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tập trung

lãnh đạo nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong đó, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Các ngành trong tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn; tăng cường đầu tư chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm xảy ra;

quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên đất; xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, các khu xử lý rác thải và tổ chức tốt việc thu gom, xử lý rác thải, nước thải phù hợp; tiến hành xây dựng và ban hành quy chế quản lý các nghĩa trang theo quy hoạch.

- Về lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở nông thôn vững mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.

Các cấp ủy đã lãnh đạo việc kết hợp chương trình cải cách hành chính với xây dựng và củng cố HTCT ở khu vực nông thôn đạt kết quả. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là nguồn cán bộ trẻ tại chỗ; hiệu lực quản lý của chính quyền được nâng lên; MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã phát huy tốt vai trò trong mọi hoạt động của địa phương. Đã thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, có tiến bộ trong công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân ngay tại cơ sở. Đồng thời, từng bước bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong HTCT các cấp phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM.

Các tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự khu vực nông thôn. Chính quyền các cấp đã ban hành quy ước, hương ước ở các ấp, khóm về đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; nâng cao cảnh giác cách mạng cho nhân dân trước hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bọn phản động. Giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh nông thôn. Các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng ở nhiều nơi đã giảm; điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, ấp, khóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng NTM.

* Về phương thức lãnh đạo xây dựng nông thôn mới

- Về lãnh đạo xây dựng nông thôn mới bằng việc xây dựng và ban hành các nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp xây dựng nông thôn mới.

Sau khi Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương VII, khóa X của Đảng về

“nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, các tỉnh ủy đã triển khai thực hiện bằng việc ban hành nghị quyết và chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là văn bản cơ bản và là tiền đề cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM.

Các cấp ủy trong tỉnh đã ra nghị quyết về cụ thể hóa nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh ủy về xây dựng NTM, phù hợp với địa phương và chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM, các tỉnh ủy đã ban hành các chỉ thị, kết luận về từng mặt, nội dung xây dựng NTM và chỉ đạo thực hiện.

Các chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến NTM đã được các tỉnh ủy tập trung lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh cụ thể hoá thành các chương trình hành động của cấp ủy và các đề án, kế hoạch thực hiện của các tỉnh trong vùng.

- Về lãnh đạo bằng công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục của tổ chức đảng và các tổ chức khác trong HTCT.

Từ giáo dục chính trị, tư tưởng trong đảng đến hệ thống truyền thông của Nhà nước, các tỉnh ủy đã thường xuyên tiến hành tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM, nhờ đó đã hướng dẫn, động viên nhiều cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái đi đầu tham gia. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, thi đua phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn cũng được quan tâm.

Ủy ban nhân dân các tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 để giới thiệu những nội dung cơ bản của Chương trình, triển khai hướng dẫn công tác lập quy hoạch xây dựng NTM và các nội dung có liên quan đến xây dựng NTM. Đài Phát thanh - Truyền hình, báo Đảng, cổng thông tin điện tử các tỉnh đã tăng trang, thời lượng đưa tin về việc triển khai Chương trình xây dựng NTM. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình và báo đảng các tỉnh xây dựng chuyên mục NTM.

Văn phòng Điều phối các tỉnh đã in ấn và phân phối tài liệu tuyên truyền xây dựng NTM để tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân. Đến nay, 100% huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức triển khai những văn bản, hướng dẫn xây dựng NTM cho các phòng, ban huyện và các xã trên địa bàn. Đồng thời, cấp huyện đã chỉ đạo bộ phận truyền thanh cập nhật, đưa tin về Chương trình xây dựng NTM [4].

Ngoài ra, Uỷ ban MTTQ các tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn xây dựng NTM để phổ biến ý nghĩa, mục đích chương trình và hướng dẫn các địa phương thu thập thông tin về các hộ gia đình tham gia xây dựng NTM của các xã điểm. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết các kế hoạch liên tịch với Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động các tỉnh trong tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

- Về lãnh đạo thông qua hệ thống tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên Các tỉnh ủy ở ĐBSCL đã thường xuyên quan tâm xây dựng, phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên ở nông thôn để xây dựng NTM. Trong những năm qua, Đảng uỷ các cấp đã quan tâm chỉ đạo việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng, nhất là việc củng cố và xây dựng chi bộ đảng vững mạnh, xóa dần ấp “trắng”. Cho đến hết năm 2015 cả vùng có 11.784 chi bộ đảng ấp. Số chi bộ đảng yếu đã được củng cố và từng bước giảm. Số chi bộ trong sạch, vững mạnh hằng năm đạt 50% [4].

Các tỉnh ủy thường xuyên quan đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở nông thôn. Đã coi trọng và lãnh đạo

nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng định kỳ, có nội dung sinh hoạt đảm bảo lãnh đạo quần chúng nhân dân ở cơ sở nông thôn hoạt động có hiệu quả.

Coi trọng việc quản lý, bảo vệ cán bộ, đảng viên do tổ chức đảng phụ trách;

theo dõi chỉ đạo, phân công, trách nhiệm cho đảng viên của từng chi bộ đúng theo trình độ hiểu biết, khả năng của từng người và tạo điều kiện cho mọi cán bộ, đảng viên được nghiên cứu học hành nâng cao trình độ về mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo cấp ủy các xã thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội do cấp trên đề ra, phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng xã để tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, trường học, trạm y tế, chợ, nước sạch, đường giao thông, thuỷ lợi và các công trình công cộng khác.

- Về lãnh đạo thông qua xây dựng các mô hình thí điểm, các điển hình NTM, sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Các tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng NTM thông qua tuyên truyền về nội dung và kết quả triển khai thực hiện chương trình gắn với phổ biến các điển hình tiến tiến, các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Nông thôn mới là một chương trình lớn, phương án tiếp cận mới. Lần đầu tiên xây dựng nông thôn được làm theo tiêu chí, có quy chuẩn; lấy người dân làm chủ, nội lực là chính; Nhà nước hướng dẫn bằng chính sách, quy chuẩn chứ không phải chỉ cấp tiền… Đây là chương trình với mục tiêu chuyển đổi sâu sắc và toàn diện nông thôn, cách làm, cách tiếp cận khác các lần trước, bài bản và sâu sắc hơn.

Do đó, càng không thể làm nhanh được. Mỗi năm, từ thực tiễn đã phát sinh những nhân tố mới, yêu cầu các tỉnh ủy đã tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn và có những điều chỉnh để lãnh đạo đẩy nhanh tiên độ thực hiện chương trình.

Có rất nhiều cách xây dựng NTM khác nhau như việc huy động nguồn lực, tại tỉnh An Giang, với người có tâm huyết đóng góp xây dựng các công trình ở nông thôn (như 1 trường học, 1 cây cầu, đoạn đường có giá trị lớn…), để người đó được mang tên công trình ấy. Ngoài ra, nhiều địa phương đã có cách làm, cách hiểu rất

Một phần của tài liệu Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)